45
- 54, CHÍN NĂM KHÓI LỬA
tôvũ
Bài số 10, bài cuối cùng và hết
Phần tài liệu
Nội dung Hiệp ước Genève
về Việt Nam (Bản dịch)
1.- Ðường phân ranh
và khu giải giới
Ðiều 1.- Một đường phân
ranh quân sự tạm thời sẽ được ấn định. Quân đội hai bên sẽ theo đường phân ranh
đó mà tập hợp sau khi rút quân : quân đội Việt minh đóng ở phiá bắc đường phân
ranh, quân đội Liên hiệp Pháp đóng ở phía nam.
Theo các điều khoản ghi trong Bản Phụ Lục kèm theo
Hiệp ước, đường phân ranh quân sự tạm thời được ấn định rõ rệt như sau :
Ðường phân ranh quân sự tạm thời : từ phía đông
sang phía tây, lấy vàm sông Bến Hải làm đường phân ranh. Sông Bến Hải tức là
sông Cửa Tùng. Giòng sông này mang tên là sông Bao Thanh khi chảy qua vùng núi,
đến tận làng Bo-ho-Su, kế đó đi song song với làng Bo-ho-su cho đến biên giới
Lào Việt.
Khu giải giới : hai bên đương sự sẽ thiết lập một
khu giải giới.
Khu trái độn : Hai bên đường phân ranh, một
khoảng tối đa là 5 cây số, dùng làm khu trái độn, tránh mọi vụ đụng chạm có thể
gây ra tái chiến.
Ðiều 2- Thời hạn cần thiết để thực
hiện việc chuyển quân của hai bên tới các khu vực tập hợp ở hai bên đường phân
ranh quân sự tạm thời sẽ không quá ba trăm ngày kể từ ngày Hiệp ước bắt đầu thi
hành.
Ðiều 3 - Trong
trường hợp mà đường phân ranh quân sự tạm thời trùng với một con sông thì ngành
hàng giang dân sự của hai bên đều được đi lại trên đường sông đó.
Ðiều 4 - Làn phân
ranh quân sự tạm thời giữa hai khu vực tập hợp được kéo dài ra hải phận bằng
một đường thẳng từ bờ biển tới ngoài khơi.
Quân đội Liên hiệp Pháp hiện đang đóng trên tất cả các
đảo dọc bờ biển ở phía bắc đường phân ranh này phải triệt thoái, cũng như quân
đội Việt minh phải triệt thoái khỏi tất cả các đảo ở phía nam đường phân ranh.
Ðiều 5 - Ðể tránh
mọi sự rắc rối có thể gây ra tái chiến, toàn thể các lực lượng, quân nhu, quân
lương và quân cụ phải rút ra khỏi khu giải giới trong một kỳ hạn là hai mươi
lăm ngày kể từ khi Hiệp ước này bắt đầu được thi hành.
Ðiều 6 - Không một
người nào, quân nhân hay thường dân, được vượt qua đường phân ranh quân sự tạm
thời nếu không được Uỷ ban Hỗn hợp cho phép.
Ðiều 7 - Không một
người nào, quân nhân hay thường dân, được xâm nhập vào khu giải giới ngoại trừ
những người hữu trách về hành chính và về các Tổ chức cứu trợ hoặc những người
đã được Uỷ hội Hỗn hợp cho phép.
Ðiều 8 - Công việc
hành chính và tổ chức cứu trợ trong vùng giải giới hai bên đường phân ranh quân
sự tạm thời, sẽ do bộ Tổng Tư lệnh của mỗi bên đảm nhiệm, bên nào trong khu vực
của bên ấy.
Uỷ hội Hỗn hợp sẽ ấn định số lượng cảnh binh và việc
võ trang cho các cảnh binh đó.
Ðiều 9 - Uỷ hội Hỗn
hợp, các Nhóm Hỗn hợp của Uỷ hội, Uỷ hội Quốc tế và các Nhóm Thanh tra của Uỷ
hội Quốc tế đều được ra vào và đi lại tự do trong khu vực giải giới.
Chương II.- Thể
thức thi hành Hiệp ước
Ðiều 10 - Tư lệnh Lực
lượng hai bên sẽ ra lệnh và kiểm soát việc đình chỉ cuộc chiến của tất cả các
lực lượng võ trang hải, lục, không quân đặt dưới quyền của họ.
Ðiều 11-
Theo đúng nguyên tắc, cuộc chiến sẽ phải nhất tề đình chỉ cùng một lúc trên
toàn thể lãnh thổ Việt Nam, ở tất cả mọi khu chiến và đối với tất cả mọi lực
lượng của hai bên.
Thể theo thời gian cần thiết để chuyển lệnh,
lệnh ngưng chiến phải được thực hành hoàn toàn và nhất tề cùng một lúc ở mỗi
lãnh thổ, theo ngày giờ sau :
- Tại Bắc Việt : 8 giờ sáng (giờ địa phương) ngày 27 juillet 1954
(27-7-1954)
- Tại Trung Việt : 8 giờ sáng
(giờ địa phương) ngày 1er Aoủt 1954 (1-8-54)
- Tại Nam Việt : 8 giờ sáng
(giờ địa phương) ngày 11 Aoủt 1954 (11-8-54)
Kể từ lúc thực hiện xong đình chiến ở Bắc Việt, hai bên cam kết sẽ :
- không phóng ra một cuộc hành quân đại quy mô nào trên toàn thể các chiến
trường ở Ðông Dương,
- không điều động các không lực căn cứ ở Bắc Việt ra khỏi địa hạt đó.
- Hai
bên cam kết sẽ thông báo cho nhau biết các kế hoạch chuyển quân từ một khu vực
tập hợp này sang khu vực tập hợp khác trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày Hiệp
ước này bắt đầu được thi hành.
-
Ðiều 12 - Tất cả
những cuộc hành quân và tất cả những cuộc chuyển quân phát xuất từ việc đình
chiến và từ việc thi hành sự tập hợp phải được tiến hành trong vòng trật tự và
an ninh.
a) tháo
gỡ mìn
b) trong
thời gian từ lúc đình chiến đến lúc hoàn thành xong việc tập hợp của cả hai bên
đường phân ranh :
b1) các lực lượng của bên kia đương sự phải tạm thời triệt thoái khỏi các
khu đóng quân tạm dành cho bên này
b2) Khi các lực lượng của một bên đương sự rút lui bằng đường giao
thông phải đi qua địa hạt bên kia thì các lực luợng bên kia phải tạm thời rút
lui cách mỗi bên đường giao thông đó 3 cây số, đồng thời tránh gây trở ngại cho
thường dân.
Ðiều 13 - Trong
thời kỳ từ lúc ngưng chiến cho đến lúc hoàn thành cuộc chuyển dịch từ một khu
tập hợp này đến một khu tập hợp khác, các phi cơ dân sự và phi cơ vận tải phải
bay dọc theo những hành lang hàng không giữa các khu đóng quân tạm của quân đội
Liên hiệp Pháp, ở một bên là phía bắc đường phân ranh, một bên là biên cảnh Lào
và khu tập hợp dành cho quân đội Pháp.
Biện pháp về chánh
trị và hành chánh
Ðiều 14 - Dưới đây là
những biện pháp về chính trị và hành chính trong hai khu tập hợp, bên này và
bên kia đường phân ranh quân sự tạm thời :
a) trong khi chờ đợi cuộc Tổng tuyển cử mang lại sự
thống nhất cho VN, bên đương sự mà quân đội tập hợp ở khu nào theo Hiệp ước
quyết định, thì được đảm nhiệm việc hành chánh trong khu tập hợp đó.
b) khi theo chương trình tập hợp, có một lãnh thổ trực
thuộc một bên phải chuyển giao cho bên kia, thì bên đương sự đầu tiên vẫn đảm
nhiệm việc hành chính cho đến ngày hoàn tất chuyển dịch khỏi lãnh thổ để giao
khu đó cho bên kia. .
Kể từ ngày đó lãnh thổ đó được coi như đã chuyển giao
cho bên kia và bên kia chịu lấy trách nhiệm cai quản.
Nhiều biện pháp sẽ được hoạch định để tránh sự gián
đoạn trong việc chuyển giao các trách nhiệm. Về việc ấy, bên đương sự nào
nhường trách nhiệm cho bên đối lập phải cho hay trước, bên đối lập phải lo
chuẩn bị những nhóm trông nom về hành chính và cảnh bị, để đảm nhận các trách
nhiệm.
Các kỳ hạn về vấn đề này sẽ do Uỷ hội Quân sự tại
Trung Giá ấn định. Cuộc chuyển giao trách nhiệm sẽ xúc tiến liên tiếp trên từng
phần lãnh thổ.
Việc chuyển giao quyền hành chính ở Hànội và Hải Phòng
cho đương cuộc của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẽ phải được hoàn tất đúng
theo kỳ hạn đã ấn định cho hai thành phố đó trong điều 15 về các cuộc chuyển
giao quân sự.
Cấm trả thù
c) Mỗi bên đương sự cam kết không có hành động trả thù
hay phân biệt nào đối với những cá nhân hay những tổ chức đã hoạt động trong
thời kỳ chiến tranh và cam kết đảm bảo các quyền tự do dân chủ của họ
Chuyển dịch dân
chúng
d) Trong giai đoạn từ lúc Hiệp ước này bắt đầu thi
hành cho đến lúc cuộc chuyển dịch quân đội được hoàn tất, trong trường hợp mà
dân chúng ở một vùng dưới quyền kiểm soát của bên này muốn sang sinh sống trong
khu vực của bên kia, nhà cầm quyền trong vùng phải cho phép và giúp đỡ cuộc
chuyển dịch đó.
Tập hợp quân sự
Ðiều 15-
Việc phân tách, triệt thoái và di chuyển quân đội, việc tiếp tế lương thực và
quân dụng phải thi hành theo những nguyên tắc sau đây :
Việc triệt thoái và di chuyển quân đội, việc tiếp tế
lương thực và quân dụng của đôi bên phải hoàn thành trong một thời hạn ba trăm
ngày như đã ấn định ở điều khoản 2 trong Hiệp ước.
b) Việc triệt thoái phải được thi hành lần luợt trong
mỗi lãnh thổ, từng khu vực, từng phân khu hay từng tỉnh. Việc chuyển giao một
khu vực tập hợp sẽ thi hành từng chặng mỗi tháng tùy theo quân số phải di
chuyển
c) Hai
bên phải đảm bảo thi hành việc triệt thoái và di chuyển tất cả các lực lượng
theo những mục tiêu ấn định bởi Hiệp ước, không thừa nhận bất cứ hành vi thù
nghịch nào có thể tạo ra trở ngại cho những việc triệt thoái và di chuyển ấy.
Hai bên phải tận
lực giúp đỡ lẫn nhau.
d) Hai bên không được chấp nhận bất cứ một sự
hủy hoại nào hay phá hoại nào đối với tất cả tài sản công cộng và không được
xâm phạm đến tính mạng và tài sản của thường dân. Hai bên không được chấp nhận
bất cứ sự can thiệp nào vào nền hành chánh dân sự địa phương.
e) Uỷ hội Hỗn hợp và Uỷ hội Quốc tế canh chừng
các biện pháp đảm bảo an ninh của những Lực lượng trong lúc triệt thoái và di
chuyển.
f) Uỷ hội Quân sự ở Trung Giá và Uỷ hội Hỗn hợp sẽ ấn
định, với sự thoả thuận chung, những thể thức cụ thể về việc phân tách các quân
sĩ, sự triệt thoái và di chuyển quân đội, căn cứ vào những nguyên tắc đã chỉ
định ở trên và trong khuôn khổ ấn định sau đây :
1) Việc
phân tách các quân sĩ gồm có:
2) -sự
tập hợp tại chỗ những lực lượng võ trang bất cứ có tính cách nào,
3) những
cuộc điều động để đi tới các khu vực tập hợp tạm thời chỉ định cho mỗi bên
4) những
cuộc điều động triệt thoái tạm thời của mỗi bên phải chấm dứt trong một thời
hạn không vượt quá mười lăm ngày sau ngày thực hiện cuộc ngưng bắn.
Chương III . Cấm đưa viện binh
vào lãnh thổ
Ðiều 16 - Ngay khi
thi hành Hiệp ước này, cấm ngặt không được đưa vào Việt Nam viện binh và nhân
viên quân sự phụ trợ.
Chiểu theo những dự định kỹ thuật về việc thay quân,
quân số các đơn vị thay thế không bao giờ được nhiều hơn quân số tiểu đoàn hay
quân số tương đương của không và hải quân. Việc thay thế sẽ cử hành từng đơn vị
một, những nơi quân chuyển qua sẽ được ấn định sau.
Uỷ hội Hỗn hợp và Uỷ hội Quốc tế phải được thông báo,
trước khi khởi hành bất cứ cuộc điều động nào, những cuộc điều động ấy sẽ do Uỷ
hội Quốc tế kiểm soát, qua hoạt động của các đoàn thanh tra
Ðiều 17 - a) Ngay khi thi hành Hiệp ước
này, cấm ngặt không được mang vào NamViệt bất cứ viện binh nào, bất cứ thứ võ
khí nào cùng là đạn dược và các thứ quân khí khác.
b) tuy nhiên quân dụng, võ
khí và đạn dược đã bị huỷ hoại hay bị hư hao, cũ kỹ, sau khi chấm dứt chiến
tranh, có thể được thay thế bằng cùng số lượng, cùng kiểu và cùng đặc tính.
Chiểu theo những kỷ luật dự định về những nơi chuyển
quân qua và những sự kiểm soát, thì những kỷ luật dự định cũng tương tự như
những dự định về sự thay thế quân đội.
Ðiều 18 - Ngay khi
thi hành Hiệp ước này, cấm ngặt việc lập ra những căn cứ quân sự mới trên toàn
cõi Việt Nam.
Cấm không được dùng căn cứ
ngoại quốc
Ðiều 19 - Ngay khi
thi hành Hiệp ước này thì không một căn cứ quân sự của một nước ngoài nào được
thiết lập trong các khu tập hợp của hai bên.
Hai bên phải trông chừng để những khu tập hợp dành cho
họ không được gia nhập vào bất cứ một Liên minh quân sự nào và phải coi chừng
các khu tập hợp đó không được dùng để làm nơi tập trận hay làm căn cứ cho
một chính sách xâm lăng.
Ðiều 20 - Các
địa điểm cho quân đội thay thế đi qua và cho việc thay thế quân khí được ấn
định như sau :
- Khu phía Bắc con đường phân ranh tạm thời quân sự :
Lào Kay, Lạng Sơn, Tiên Yên, Hải Phòng, Vinh, Ðồng Hới, Mường Sen
- Khu phía nam con đường phân ranh tạm thời quân sự :
Tourane, Quy Nhơn, NhaTrang, Ba Ngòi, Sàigòn, Cap Saint Jacques, Tân Châu.
Chương 4 Tù
binh
Ðiều 21 - Cuộc phóng
thích và hồi hương tất cả tù binh và thường dân do hai bên đương chiến giam giữ
trong lúc thi hành Hiệp ước này sẽ phải thi hành theo những điều kiện sau đây :
a) Tù binh và thường dân bị
giam cầm, người Việt, người Pháp hay quốc tịch khác, bị bắt từ lúc khởi chiến ở
Việt Nam, trong các cuộc hành binh hay trong bất cứ trường hợp chiến tranh nào
khác, trên khắp lãnh thổ Việt Nam, sẽ được phóng thích trong một thời hạn ba
mươi ngày kể từ ngày thi hành thật sự cuộc ngưng bắn trên mỗi chiến trường.
b) Ðể thông hiểu cùng
nghĩa, danh từ "thường dân bị giam cầm" có nghĩa là tất cả những
người nào đã tham gia, trong mọi hình thức, trong việc tranh đấu bằng võ lực
hay bằng chính trị giữa hai bên, mà bị bắt và bị giam cầm ở phía bên này hay
phía bên kia, trong thời kỳ chiến tranh.
d) Sự
trao đổi tù binh chiến tranh hay thường dân bị giam cầm, bên này trao cho bên
kia, nhà cầm quyền hữu trách phải giúp họ trên mọi phương diện, để đưa họ về
nguyên quán, hoặc nơi họ ở thường trực, hoặc nơi họ muốn tới cư trú.
Chương 5. Những thể
thức riêng
Ðiều 22 .- Tư lệnh
Lực lượng hai bên sẽ giám thị những người làm việc đặt dưới quyền họ và nghiêm
trị người nào xâm phạm mọi điều kiện của Hiệp ước.
Ðiều 23 - Tư lệnh của mỗi bên
phải cho nhân viên bên đối lập vào một nghĩa trang, với sự kiểm soát quân sự,
để lấy thi hài của quân sĩ tử trận, hoặc thi hài những tù binh, chết và được
chôn tại đó.
Ðiều 24 - Hiệp ước
này sẽ thi hành cho tất cả lực lượng võ trang của hai bên. Lực lượng võ trang
hai bên sẽ tôn trọng những khu vực giải giới và dầu dưới hình thức nào cũng sẽ
không xuất phát một cuộc hành quân phong toả ở Miền Nam. Theo ý nghĩa của điều
khoản này danh từ khu vực gồm có biển, sông, ngòi và không phận.
Ðiều 25 - Tư lệnh Lực
lượng hai bên sẽ, tuỳ khả năng, giúp đỡ Uỷ ban Hỗn hợp, Uỷ ban Quốc tế kiểm
soát ngưng bắn và những đoàn Thanh tra kiểm soát trong khi thừa hành phận sự.
Ðiều 26 - Chi phí điều
hành Uỷ ban Hỗn hợp, Uỷ ban Quốc tế và đoàn Thanh tra sẽ chia đồng đều cho hai
bên.
Ðiều 27 - Những người
ký tên vào văn kiện này cam kết sẽ tôn trọng những thể thức của Hiệp ước.
Chương VI - Kiểm
soát
Ðiều 28 - Hai
bên đều nhận trách nhiệm thi hành Hiệp ước ngưng chiến này.
Ðiều 29 - Một
Uỷ ban Quốc tế sẽ được giao phó nhiệm vụ giám sát và kiểm soát việc thực thi
Hiệp ước này.
Ðiều 30 - Ðể có thể
thi hành dễ dàng nhiệm vụ, một Uỷ ban Hỗn hợp sẽ được đặt ra tại Việt Nam.
Ðiều 31 - Uỷ ban Hỗn
hợp gồm có một số bằng nhau nhân viên của hai bên.
Ðiều 32 - Các trưởng
phái đoàn tại Uỷ ban Hỗn hợp sẽ thành lập nhiều Nhóm Hỗn hợp. Có bao nhiêu Nhóm
thì sẽ do một thoả hiệp chung của hai bên ấn định. Các Nhóm Hỗn hợp gồm có một
số bằng nhau sĩ quan của mỗi bên. Việc cắt đặt các nhóm đó trên đường phân ranh
giữa các khu tập hợp sẽ do hai bên thể theo trách vụ của Uỷ hội Hỗn hợp mà ấn
định.
Ðiều 33 - Uỷ hội Hỗn
hợp đảm nhiệm việc thi hành những điều khoản sau đây của Hiệp ước đình chiến :
a) Nhất tề ngưng bắn trên lãnh thổ Việt nam đối với
toàn thể các lực lượng võ trang chính quy và không chánh quy của hai bên.
b) Tập hợp các lực
lượng võ trang của hai bên
c) Tôn trọng các đường phân ranh giữa các khu
tập hợp và các khu giải giới.
Trong phạm vi thẩm quyền của mình, Uỷ hội sẽ giúp đỡ
cho cà hai bên thi hành những điều khoản đó, đảm nhiệm sự liên lạc giữa hai bên
để thảo luận và tiến hành các kế hoạch thi hành các điều khoản đó, cố gắng giải
quyết những vụ tranh chấp có thể xảy ra giữa hai bên trong việc thi hành các
điều khoản đó.
Ðiều 34 - Một
Uỷ hội Quốc tế phụ trách việc giám thị và kiểm soát việc thi hành đình chiến ở
Việt nam đã được thành lập và gồm có đại diện của những nước Gia Nã Ðại, Ấn độ,
Ba Lan. Uỷ hội này do đại diện của Ấn độ chủ toạ.
Ðiều 35 - Uỷ hội Quốc
tế lập ra nhiều nhóm thanh tra tại chỗ hay lưu động gồm có một số sĩ quan bằng
số nhau do mỗi nước trong ba nước nói trên chỉ định.
Các nhóm tại chỗ sẽ đóng ở những nơi sau đây : Lao
Kay, Lạng Sơn, Tiên Yên, Hải Phòng, Vinh, Ðồng Hới, Mường Sen, Ðà Nẵng, Quy
Nhơn, Nha Trang, Ba Ngòi, Sàigòn, Vũng Tàu, Tân Châu.
Các cứ điểm này, về sau có thể thay đổi nếu có lời yêu
cầu của Uỷ hội Hỗn hợp hoặc của một trong hai bên đương sự, hoặc ngay của Uỷ
Hội Quốc tế hoặc bộ Tư lệnh mỗi bên yêu cầu.
Khu hoạt động của các nhóm lưu động là các vùng lân
cận biên giới, vùng nội địa và vùng hải phận Việt Nam, lân cận đường phân ranh
giữa các khu tập hợp và các khu giải giới. Trong phạm vi những khu đó, các nhóm
lưu động có quyền đi lại tự do và được các nhà cầm quyền hành chính và quân sự
địa phương dành cho mọi sự dễ dàng để làm tròn sứ mạng.
Ngoài những khu hoạt động ấn định trên đây, các nhóm
Lưu động có thể, - sau khi thoả hiệp với bộ Tư lệnh, - đi lại tự do ở những nơi
khác để thừa hành sứ mạng mà Hiệp ước này đã uỷ thác cho họ.
Ðiều 36 - Uỷ hội
Quốc tế được uỷ nhiệm giám sát việc hai bên thi hành các điều khoản của Hiệp
ước. Về việc này Uỷ hội đảm nhiệm các trách vụ như kiểm soát, quan sát, thanh
tra mọi việc liên quan đến việc thi hành những điều khoản của Hiệp ước đình
chiến.
Ðại khái Uỷ hội phải :
a) kiểm soát các cuộc chuyển quân của hai bên trong
khuôn khổ kế hoạch tập hợp.
b) giám thị các đường phân ranh giữa các khu tập hợp
cùng các khu giải giới.
c) kiểm soát các cuộc phóng thích tù binh và thường
dân bị giam giữ.
d) giám sát ở các hãng, các phi trường và ở tất cả các
biên giới của Việt Nam, việc thi hành các điều khoản của thoả hiệp đình chiến
quy định việc đưa các lực lượng võ trang cá nhân, mọi thứ võ khí đạn dược và
chiến cụ vào trong nước.
Ðiều 37 - Hoặc tự
động, hoặc theo lời yêu cầu của Uỷ hội Hỗn hợp hay của một trong hai bên đương
sự, Uỷ hội Quốc tế sẽ mở những cuộc điều tra cần thiết tại chỗ hay theo giấy
tờ, trong kỳ hạn ngắn nhất, do các nhóm Thanh tra làm trung gian.
Ðiều 38 - Các nhóm Thanh tra chuyển
đạt đến Uỷ hội Quốc tế kết quả việc kiểm soát, điều tra và quan sát của họ :
ngoài ra họ còn làm những bản phúc trình riêng mà họ thấy cần phải làm hoặc do
Uỷ Hội yêu cầu họ làm. Trong trường họp có sự bất đồng ý kiến ngay trong các
nhóm đó, các kết luận của mỗi nhân viên sẽ được chuyển đạt lên Uỷ hội.
Thủ tục đầu phiếu
Ðiều 39 - Nếu một
Thanh tra đoàn không thể giải quyết được những vụ lộn xộn hoặc nếu Thanh tra
đoàn cho rằng có sự vi phạm hay có nguy cơ hăm doạ vi phạm nghiêm trọng thì Uỷ
hội Quốc tế phải xem xét, nghiên cứu những mối tương quan và những quyết nghị
của các Thanh tra đoàn rồi cho đôi bên biết những biện pháp phải thi hành để
giải quyết vụ lộn xộn hay để làm cho sự vi phạm phải chấm dứt hoặc làm cho tiêu
tan mối hăm dọa vi phạm.
Ðiều 40 - Khi Uỷ hội Hỗn
hợp không thể thoả hiệp về vấn đề giải thích một điều khoản hay thẩm định một
sự kiện, thì Uỷ hội Quốc tế phải nghiên cứu cuộc tranh chấp. Những lời khuyến
cáo của Uỷ hội Quốc tế sẽ gửi thẳng cho đôi bên và thông tri cho Uỷ ban Hổn hợp
biết.
Ðiều 41- Những lời
khuyến cáo của Uỷ hội Quốc tế phải được chấp thuận với đa số uỷ viên, ngoại trừ
những điều khoản thuộc đề mục 41.
Trong trường hợp đồng phiếu, lá phiếu của vị chủ tịch
được coi là ưu thế.
Uỷ hội Quốc tế có thể đưa ra những lời khuyến cáo đôi
bên về các tu chỉnh án và về những văn kiện bổ sung các điều khoản của Hiệp uớc
Ngưng chiến để bảo đảm một sự thi hành có hiệu lực hơn. Những lời khuyến cáo
này phải được toàn thể uỷ viên chấp thuận.
Ðiều 42 - Khi có các
vấn đề liên quan tới các sự vi phạm hay các mối hăm doạ vi phạm có thể gây ra
cuộc tái diễn chiến tranh như là :
42 a) các lực lượng võ
trang của một bên từ chối không chịu thi hành các khu vực tập hợp quân đội đã
dự liệu.
b) các lực lượng võ trang của một bên vi phạm các khu vực
tập hợp, các hải phận hay không phận của bên kia.
Những quyết định của Uỷ hội quốc tế phải được toàn thể
chấp thuận.
Ðiều 43 - Nếu một bên
từ chối không chịu thi hành lời khuyến cáo của Uỷ hội Quốc tế, các phe liên hệ
hay chính Uỷ hội Quốc tế phải nhờ các nhân viên của Hội nghị Genève can thiệp.
Nếu Uỷ hội Quốc tế không đạt đến một thẩm định toàn
thể trong những trường hợp đã quy định tại điều 42, thì Uỷ hội Quốc tế chuyển
đạt tới các nhân viên của Hội nghị Genève một bản báo cáo của phe đa số và một
hay nhiều bản báo cáo của phe thiểu số.
Uỷ hội Quốc tế yêu cầu các nhân viên của Hội nghị
Genève can thiệp về mọi trở ngại mà Uỷ hội gặp phải trong khi hoạt động.
Ðiều 44 - Uỷ hội Quốc
tế được thành lập tại chỗ ngay sau khi ngừng chiến ở Ðông Dương để có thể hoàn
thành những nhiệm vụ đã dự liệu tại đề mục 36.
Ðiều 45 - Uỷ hội Quốc
tế giám thị và kiểm soát ở Việt Nam hợp tác hoạt động chặt chẽ với các Uỷ hội
giám sát và kiểm soát ở Cao Miên và ở Ai Lao.
Sự phối trí những hoạt động của ba Uỷ hội và những sự
liên lạc giữa các Uỷ hội được bảo đảm do sự trung gian của các Văn phòng của
các Uỷ hội.
Ðiều 46 -Uỷ hội Quốc
tế Giám sát và Kiểm soát ở Việt Nam sau khi hỏi ý kiến các Uỷ hội giám thị và
kiểm soát ở Cao Miên và ở Ai Lao có thể giảm bớt dần dần các hoạt động nếu tình
hình ở Cao miên và Ai Lao được tiến triển. Quyết định này phải được toàn thể
chấp thuận.
Ðiều 47 - Tất cả các điều khoản, ngoại
trừ đoạn ấn định trong điều 11, sẽ có hiệu lực kể từ ngày 21-7-54 hồi 2
giờ (giờ Genève)
Hiệp ước đình chiến
ở Lào và Cao Miên
Về Hiệp ước đình chiến ở Ai Lao và Cao Miên, những
điều khoản ấn định về việc triệt thoái quân đội, việc cấm đưa viện binh và võ
khí vào lãnh thổ, ấn định những khu tập hợp quân đội, kiểm soát đình chiến và
việc trao đổi tù binh cũng tương tự như những điều ấn định trong Hiệp ước đình
chiến ở Việt nam..
Chỉ có mấy điểm sau đây là đáng chú ý :
Hai cơ sở quân sự Pháp ở Lào
Ðiều khoản thứ 8 ấn định như thế này :
Bộ Tư lệnh tối cao Pháp được duy trì trên lãnh thổ Ai
Lao những nhân viên để trang bị cho 2 cơ sở quân sự Pháp 1) ở Séno 2) ở trong
thung lũng sông Cửu Long, tức trong tỉnh Vientiane. Quân số được duy trì cho
việc trang bị hai cơ sở quân sự ấy không được quá tổng số 2.500 người.
Ðiều thứ 17, những võ khí và nhân viên quân sự mới, có
thể được đưa vào Ai Lao theo những địa điểm sau đây : Luang Prabang, Xieng
Khoang, Vientiane, Séno, Paksé, Tchépone,
Cao Miên và Ai Lao có thể
gia nhập Minh ước Ðông Nam Á không ?
Sau khi các Hiệp ước ở Genève được chính thức công bố,
các giới hữu quyền Pháp giải thích rõ ràng thêm như sau :
Ai Lao và Cao Miên có quyền tham gia một Minh ước
Phòng thủ ở Ðông Nam Á với điều kiện là những điều dự định trong Hiệp ước trù
hoạch phải theo đúng với tinh thần Hiến chương Liên hiệp Quốc.
Trái lại Cao Miên và Ai Lao không có quyền cho phép
thiết lập trên lãnh thổ mình các căn cứ ngoại quốc, trừ khi nền an ninh quốc
gia bị đe doạ. Trong trường hợp đó, hai chính phủ liên hệ phải xem xét coi thật
có sự đe doạ hay không ?
Người ta được biết
rằng một nước tham gia một Hiệp ước Phòng thủ không bắt buộc phải thiết lập các
căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình. Thí dụ : Na Uy gia nhập Minh ước
Bắc Ðại Tây Dương, không vì thế mà Na Uy phải cho ngoại quốc thiết lập căn cứ
quân sự trên lãnh thổ của mình. Tóm lại mọi việc đều tuỳ ở hình thức Minh ước
mà người ta trù tính thành lập.
Việt Nam không được gia nhập
Liên minh quân sự nào
Về vấn đề Việt Nam, có sự giải thích rõ rằng hai khu
vực do cuộc tập hợp quân đội tạo ra sẽ không thể tham gia bất cứ một cuộc Liên
minh quân sự năo. Ðiều này không có tiên liệu gì đến quy chế tương lai của Quốc
gia Việt Nam sau khi được thống nhất trở lại. Quốc gia Việt Nam thống nhất ấy
sẽ được trọn quyền chọn lựa chính sách của mình. Còn về việc quân đội Pháp có
mặt hiện thời ở Việt Nam, chánh phủ Quốc Gia Việt Nam vẫn có quyền tự do chọn
lựa việc quân đội ấy ở lại Việt Nam hay đòi họ hồi hương về Pháp.
Hết
Tô Vũ
Paris 4-2006
Phần
phụ lục
1) Danh
sách các Chỉ huy trưởng quân đội viển chinh Pháp tại Ðông Dương
1) Tướng
Leclerc
từ 05-1945 đến 06-1946
2) Tướng
Valluy
từ 06-1946 đến 02-1948
3) Tướng
Salan
từ 02-1948 đến 04-1948
4) Tướng
Blaizot từ
04-1948 đến 09-1949
5) Tướng
Carpentier
từ 09-1949
đến 12-1950
6) De Lattre de Tassigny
từ 12-1950
đến 01-1952
7) Tướng
Salan
từ 01-1952 đến 05-1953
8) Tướng
Navarre
từ 05-1953 đến 07-1954
9) Tướng
Ely
từ 07-1954 đến 06-1955
10)
Tướng Jacquo
từ 06-1955 đến 02-1956
2) Các Tướng chỉ huy quân đội Pháp tại Bắc
việt
1) Tướng
Salan
từ 05-1947 đến 02-1948
2) Tướng
Chanson
từ 08-1948 đến 09-1949
3) Tướng
Alessandri
từ 09-1949 đến 11-1950
4) Tướng De
Linarès
từ 02-1951 đến 05-1953
5) Tướng
Cogny
từ 06-1953 đến 10-1954
3) Các Tướng chỉ huy quân đội Pháp tại Nam
Việt
1) Tướng
Nyo
từ 12-1946 đến 02-1948
2) Boyer de la
Tour
từ 02-1948 đến 09-1949
3) Tướng
Chanson
từ 09-1949 đến 07-1951
4) Tướng
Bondis
từ 09-1951 đến 06-1953
4)
Các Cao Uỷ Pháp ở Ðông Dương
1) Thierry d'Argenlieu
từ 09-1945 đến 03-1947
2) Emile
Bollaert
từ 03-1947 đến 10-1948
3) Léon
Pignon
từ 10-1948 đến 12-1950
4) De Lattre de Tassigny
từ
12-1950 đến 01-1952
5)
Letourneau
từ 02-1952 đến 06-1953
6) Maurice
Dejean
từ 06-1953 đến 07-1954
7)
Ely
từ 07-1954 đến 06-1955
5)
Các Chánh phủ Quốc gia Việt nam
1947 -1954
1) Bảo
Ðại
từ 01-07-49 đến 22-01-48
2) Nguyễn phan Long
22-01-48 đến 06-05-50
3) Trần văn
Hữu
06-05-50 đến 21-02-51
4) Trần văn
Hữu
21-02-51 đến 07-03-52
5) Trần văn
Hữu
07-03-52 đến 25-06-52
6) Nguyễn văn
Tâm
25-06-52 đến 08-01-53
7) Nguyễn văn
Tâm
08-01-53 đến 11-01-54
8) Bửu
Lộc
11-01-54 đến 07-07-54
9) Ngô đình
Diệm
07-07-54 đến
01-11-63
6 ) Quân số Quân lực Pháp và Quân độI
quốc gia Liên kết (Việt-Miên-Lào)
Ngày 1-1-1946
53.000 người
Ngày
1-1-1947
68.000 người
Ngày
1-1-1948
70.000 người
Ngày
1-4-1948
110.245
người
Gồm
61.343 Pháp và Lê dương
11.233 Bắc Phi
3.768 Sê-nê-ga-le
33.901 bản xứ
Ngày
1-1-1949
122.000 chính quy
55.000 phụ lực
Ngày
1-1-1950
165.432 chính quy
37.000 phụ lực
Ngày
1-1-1951
159.213 người
42.004 q.đ.q.g. Liên kết
(trong số có
36.562VN)
Ngày
1-1-1952
200.993 người
Gồm : 69.513 Pháp
20.082 Lê dương
52.323 Phi châu
59.075 bản xứ
và 42.000 Q.đ.q.g. Liên kết
và 50.000 phụ lực
Ngày
1-1-1953
190.000 người
55.000 phụ lực
và 175.000 Q.đ.q.g. Liên kết
và 50.000 phụ lực
Ngày
1-1-1954
204.000 người
55.000 phụ lực
257.067 Q.đ.q.g. Liên kết
(trong số đó có :
170.424 Việt Nam
46.882 phụ lực VN
20.245 Lào
16.642
Cao Miên
2.874 phụ lực Miên )
***
Tóm tắt
những biến chuyển
quan trọng
từ 1945 đến 1954
coi trang sau ...
1945
|
||
Tháng
03
|
09
|
Nhật Bản tấn công quân đội Pháp tại
Ðông Dương.
|
11
|
Bảo Ðại tuyên bố Việt Nam Ðộc lập Thống nhất.
|
|
24
|
Chính phủ De Gaulle tuyên bố chính
sách Pháp đối với Ðông Dương.
|
|
Tháng
04
|
17
|
Nội các Trần trọng Kim trình diện.
Tuyên cáo
của Nội các Trần trọng Kim.
|
Tháng
05
|
07
|
Ðức quốc Xã đầu hàng ở Âu Châu.
|
Tháng
08
|
06
|
Trái bom nguyên tử đầu tiên nổ ở
Hiroshima.
|
08
|
Trái bom nguyên tử thứ hai nổ ở
Nagasaki.
|
|
***
|
Nội các Trần trọng Kim từ chức.
|
|
15
|
Nhật
Bản đầu hàng.
|
|
16
|
d’Argenlieu được cử làm Cao Uỷ Pháp
ở Ðông Dương thay đô đốc Toàn quyền Decoux
|
|
16
|
Leclerc, Tổng chỉ huy quân đội viễn
chinh Pháp.
|
|
17
|
Bảo Ðại kêu gọi Anh Mỹ Pháp bảo đảm
nền Ðộc lập của Việt Nam.
|
|
17
|
Biểu tình tại nhà Hát Lớn Hà Nội.
|
|
17
|
Việt minh cướp cuộc biểu tình và
cướp chính quyền.
|
|
***
|
Khâm sai Phan Kế Toại từ chức.
|
|
22
|
Sainteny
tới Hà Nội.
|
|
25
|
Bảo Ðại thoái vị, trao ấn cho đại
diện Việt minh.
|
|
28
|
Việt minh tuyên bố thành phần chính
phủ.
|
|
1945 - 09
|
02
|
Chính phủ Việt minh ra mắt công
chúng tại Vườn hoa Ba Ðình - Tuyên ngôn Ðộc lập.
|
***
|
Sainteny trình bầy lập trường Pháp
với Việt minh
|
|
***
|
Quân tiền phong Pháp vào Sàigòn.
|
|
***
|
Tướng Gracey và quân đội Anh vào
Sàigòn - Lễ tiếp nhận Nhật đầu hàng ở Sàigòn.
|
|
22
|
Lính Pháp tái chiếm các công sở ở
Sàigòn.
|
|
23
|
Nguyễn Bình tuyên bố lệnh kháng
chiến chống Pháp ở Nam Bộ
|
|
Tháng
10
|
05
|
Tướng
Leclerc tới Sàigòn.
|
08
|
Thoả hiệp Anh Pháp quy định việc
giao thiệp Anh Pháp ở Ðông Dương .
|
|
21
|
Ở Pháp, trưng cầu dân ý và bầu Quốc
hội Lập hiến.
|
|
23
|
Salan tới Sàigòn phụ tá tướng
Leclerc.
|
|
Tháng
11
|
07
|
Tướng Salan sang Trung Hoa điều
đình việc chuyển quân đội Pháp trú ẩn ở bên Tàu từ tháng 3-1945 về Việt Nam
|
21
|
De Gaulle lập chính phủ lần thứ
hai.
|
|
1946
|
||
Tháng 01
|
01
|
Chính phủ Liên hiệp lâm thời Việt
minh ra mắt tại Nhà Hát Lớn Hà Nội.
|
06
|
Việt minh tổ chức tổng tuyển cử.
|
|
20
|
De Gaulle từ chức. Félix Gouin lập
chính phủ.
|
|
29
|
Quân đội Pháp trú ẩn ở Trung Hoa từ
tháng 3-45 bắt đầu rút về Ðông Dương.
|
|
1946 - 02
|
08
|
Salan
hội kiến Hồ chí Minh.
|
***
|
Cuộc điều đình Pháp - Việt minh.
|
|
28
|
Thoả hiệp Pháp Hoa. Quân đội Pháp
vào Bắc Việt thay thế quân đội Trung Hoa giải giới quân Nhật.
|
|
Tháng 03
|
02
|
Quốc hội Việt minh họp lần đầu
tiên.
|
Chính phủ Việt minh Liên hiệp kháng
chiến ra mắt.
|
||
06
|
Quân đội Pháp đổ bộ vào Hải Phòng.
Chạm súng giữa quân đội Trung hoa và Pháp.
|
|
06
|
Pháp và Việt minh ký kết Thoả ước
Sơ bộ 6-3-46.
|
|
16
|
Bảo Ðại đáp máy bay di Côn Minh,
Trùng khánh.
|
|
18
|
Leclerc dẫn quân Pháp từ Hảiphòng
lên Hànội.
|
|
24
|
Hồ chí Minh gặp d’Argenlieu ở Vịnh
Hạ Long.
|
|
Tháng 04
|
03
|
Salan,Võ nguyên Giáp, Võ hồng Khanh
ký thoả hiệp quân sự.
|
18
|
Ðàm phán Sơ bộ họp tại Ðà Lạt.
|
|
Tháng
05
|
31
|
Hồ chi Minh và phái đoàn sang Pháp
họp Hội nghị Fontainebleau.
|
Tháng
06
|
***
|
Leclerc về Pháp, Valluy thay thế.
|
01
|
D’Argenlieu thành lập Cộng hoà Nam
kỳ Tự trị do Bác sĩ Nguyễn văn Thinh làm Thủ tướng.
|
|
12
|
Phái đoàn Hồ chí Minh, Phạm văn
Ðồng tới Pháp tại phi trường Biarritz.
|
|
19
|
Bidault thành lập chính phủ thay
Félix Gouin.
|
|
1946 - 07
|
06
|
Khai mạc Hội nghị Fontainebleau.
|
Tháng
08
|
01
|
D’Argenlieu triệu tập Hội nghị Liên
bang Ðông Dương tại Ðà Lạt.
|
Tháng 09
|
06
|
Hội nghị Fontainebleau chấm dứt
không có kết quả
|
Phái đoàn Việt minh về nước, Hồ chí
Minh ở lại.
|
||
14
|
Hồ chí Minh ký Tạm Ước vớì Moutet.
|
|
16
|
Hồ chí Minh đáp tàu Dumont Durville
về nước.
|
|
Tháng 10
|
18
|
Hồ chí Minh gặp d’Argenlieu tại Cam
Ranh.
|
20
|
Hồ chí Minh về tới Hải phòng.
|
|
Tháng 11
|
10
|
Tuyển cử Quốc hội Pháp.
|
20
|
Chạm súng ở Hảiphòng giữa Pháp và
Việt minh.
|
|
23
|
Ðại tá Dèbes gửi tối hậu thư, tiến
đánh Hảiphòng.
|
|
23
|
Tiếng súng trọng pháo đầu tiên nổ
trên đất Bắc Việt mở màn cho chiến tranh Pháp -Việt minh
|
|
Tháng 12
|
02
|
Sainteny tới Hà Nội dàn xếp.
|
12
|
Léon
Blum lập chính phủ thay Bidault.
|
|
15
|
Hồ chí Minh đề nghị ngưng chiến.
|
|
19
|
Chiến tranh bùng nổ tại Hà Nội, dân
chúng tản cư
|
|
1947
|
||
Tháng
01
|
02
|
Moutet tới Hànội, xe hơi bị bắn sẻ,
bỏ về Sàigòn không gặp HC Minh. Hy vọng hoà bình tiêu tan.
|
18
|
Vincent Auriol được bầu làm Tổng
thống Ðệ Tứ Cộng Hoà Pháp
|
|
28
|
Paul Ramadier lập chánh phủ thay
Léon Blum.
|
|
Tháng 03
|
05
|
Bollaert được cử làm Cao Uỷ Ðông
Dương thay d’Argenlieu.
|
***
|
Cousseau tiếp xúc với Bảo Ðại ở
Hồng Kông.
|
|
1947 - 03
|
26
|
Hoàng minh Giám đề nghị ngưng
chiến.
|
26
|
Paul Mus chuyển đề nghị của Pháp
gửi HC Minh.
|
|
Tháng 09
|
10
|
Bollaert đọc bài diễn văn chính trị
tại Hà Ðông.
|
18
|
Cựu hoàng Bảo Ðại tuyên ngôn tại
Hồng Kông.
|
|
Tháng 10
|
07
|
Pháp khởi sự hành quân LÉA tại tam
giácThái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng.
|
Tháng 11
|
24
|
Schuman
lập chánh phủ thay thế Ramadier.
|
Paul
Coste Floret giữ chức Bộ trưởng Hải ngoại.
|
||
Tháng 12
|
07
|
Gặp gỡ Bảo Ðại - Bollaert tại Vịnh
Hạ Long.
|
19
|
Nguyễn văn Xuân, Thủ tướng Cộng hoà
Nam kỳ quốc, sang Hồng Kông gặp Bảo Ðại.
|
|
23
|
Ai Lao và Cao miên gia nhập Liên
hiệp Pháp
|
|
1948
|
||
Tháng 05
|
***
|
Tướng Blaizot được cử làm Tổng tư
Lệnh quân đội Pháp tại Ðông Dương thay tướngValluy.
|
25
|
Thiếu tướng Nguyễn văn Xuân lập
Chính phủ Lâm thời Trung ương Việtnam do ủy nhiệm của BảoÐại
|
|
Tháng 06
|
05
|
Thoả hiệp Hạ Long ký kết giữa
Bollaert và Nguyễn văn Xuân. Pháp công nhận Việt Nam độc lập và Liên kết với
Pháp.
|
Tháng 07
|
28
|
André Marie lập chính phủ thay thế
Schuman.
|
Paul
Coste Floret vẫn giữ Bộ Hải Ngoại.
|
||
Tháng 09
|
11
|
Henri Queuille lập chính phủ thay
André Marie.
|
Paul
Coste Floret vẫn giữ Bộ Hải Ngoại.
|
||
Tháng 10
|
20
|
Léon Pignon được cử giữ chức Cao Uỷ
Ðông Dương thay Bollaert.
|
1949
|
||
Tháng
01
|
***
|
Quân Trung cộng tiến vào thủ đô Bắc
Kinh.
|
Tháng 03
|
08
|
Trao đổi văn thư giữa Bảo Ðại và
Tổng Thống Pháp Vincent Auriol, công nhận Việt Nam độc lập, gia nhập Liên
hiệp Pháp.
|
Tháng 04
|
10
|
Bầu Quốc hội Cộng hoà Nam kỳ Quốc.
|
23
|
Trưng cầu dân ý về việc Nam kỳ Quốc
sáp nhập vào Việt Nam.
|
|
28
|
Bảo Ðại từ Pháp về tới Ðà Lạt.
|
|
Tháng 05
|
16
|
Tướng
Revers sang Việt Nam điều tra.
|
Tháng 06
|
03
|
Quốc hội Pháp chấp thuận việc Nam
Kỳ sáp nhập vào Việt Nam.
|
14
|
BÐại và Pignon ký văn kiện chính
thức tại Sàigòn.
|
|
Tháng 07
|
01
|
Bảo Ðại thành lập chánh phủ.
|
Tháng 08
|
27
|
Ðài phát thanh Việt minh tiết lộ tờ
trình Revers.
|
Vụ gián điệp vỡ lở.
|
||
Tháng 09
|
10
|
Tướng
Carpentier thay thế tướng Blaizot.
|
Tháng 10
|
28
|
Georges
Bidault lập chính phủ thay Queuille.
|
Letourneau
giữ chức Bộ trưởng bộ Hải ngoại.
|
||
Tháng 12
|
***
|
Một số quân quốc gia Trung Hoa vượt
biên giới Hoa Việt sang Ðông Dương tỵ nạn.
|
1950
|
||
Tháng 01
|
***
|
Nga sô, Trung cộng công nhận chính
phủ HCMinh.
|
Hoa kỳ, Anh quốc công nhận chính
phủ Bảo Ðại..
|
||
20
|
Quốc hội Pháp duyệt y thoả ước ký
kết với VN, Lào và Cămbốt. VN thành quốc gia Liên kết với Pháp
|
|
1950 - 01
|
22
|
Nguyễn
Phan Long thành lập chính phủ.
|
Tháng 05
|
06
|
Trần văn Hữu thành lập chánh phủ
thay Nguyễn phan Long.
|
Tháng
06
|
***
|
Chiến
tranh Cao Ly khởi diễn.
|
Tháng 07
|
***
|
Pleven
lập chính phủ thay Bidault. Letourneau giữ chức Bộ trưởng các Quốc gia Liên
kết.
|
Tháng
09
|
17
|
Ðông
Khê thất thủ.
|
Tháng 10
|
***
|
Pháp thất trận lớn ở đường RC4.
Pháp bỏ Cao Bằng, mất Thất Khê, mất Na Chàm, bỏ Lạng Sơn.
Không khí chủ bại bao trùm Hà Nội.
|
17
|
Thống chế Juin và Letourneau tới
Saigon điều tra
|
|
Tháng 12
|
17
|
De Lattre de Tassigny tới Sàigòn
nhậm chức Cao Uỷ kiêm Tổng Tư lệnh Pháp tại Ðông Dương.
|
1951
|
||
Tháng 01
|
15
|
Trận Vĩnh Yên,Việt minh thất bại.
|
Tháng 03
|
08
|
Queuille lập chính phủ thay
Pléven. Letourneau
|
vẫn giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc gia
Liên Kết.
|
||
Tháng 05
|
29
|
Trận sông Ðáy. Trung uý Bernard de
Lattre tử trận.
|
Tháng 07
|
***
|
De Lattre hiệu triệu thanh niên VN
nhập ngũ.
|
31
|
Chanson và Thái lập Thành bị ám sát
tại Sadec.
|
|
Tháng 08
|
***
|
Pleven lập chính phủ lần thứ hai,
thay chính phủ Queuille.
|
Tháng 09
|
23
|
De Lattre sang Mỹ cầu viện.
|
Tháng 10
|
02
|
Trận Nghĩa Lộ. Việt minh thất bại
|
23
|
De Lattre trở lại Ðông Dương.
|
|
Tháng 11
|
09
|
Pháp tấn công Hoà Bình và Chợ Bến.
|
19
|
De Lattre về Pháp chữa bệnh.
|
|
1952
|
||
Tháng 01
|
06
|
Salan quyền Tổng Tư Lệnh Pháp ở
Ðông Dương.
|
12
|
De Lattre chết vì bệnh tại Paris.
Ðược truy tặng chức Thống chế.
|
|
17
|
Edgar
Faure lập chính phủ thay Pleven.
|
|
Tháng 02
|
22
|
Pháp triệt thoái khỏi Hoà Bình.
|
Tháng 03
|
06
|
Pinay lập chính phủ thay
Edgar Faure.
|
Tháng 04
|
01
|
Salan được cử làm Tổng Tư Lệnh Pháp
ở Ð.Dương.
Bộ trưởng Letourneau kiêm chức Cao
uỷ Pháp.
|
Tháng 06
|
25
|
Nguyễn v Tâm lập chính phủ thay
Trần văn Hữu.
|
Tháng 10
|
18
|
Nghĩa Lộ thất thủ. Pháp rút quân về
Na San.
|
Tháng 11
|
31
|
Tấn
công Na San,Việt minh thất bại.
|
1953
|
||
Tháng
01
|
08
|
Mayer
lập chính phủ thay Pinay.
|
Tháng 04
|
12
|
Pháp triệt thoái khỏi Sầm Nứa.
|
Tháng 05
|
08
|
Navarre, Tổng Tư lệnh Pháp ở Ðông
Dương. Salan về Pháp. Cogny thay De Linarès chỉ huy miền Bắc.
|
Tháng 06
|
26
|
Laniel
lập chính phủ thay Mayer. Chính phủ Laniel nhìn nhận nền độc lập của các quốc
gia Liên kết.
|
Tháng 07
|
03
|
Dejean, Cao Uỷ Pháp ở Ðông Dương.
|
27
|
Chiến
tranh Cao Ly chấm dứt.
|
|
Tháng
08
|
07
|
Pháp
triệt thoái khỏi Na San.
|
Tháng 11
|
20
|
Khởi sự thiết lập căn cứ địa-không
Ðiện Biên Phủ.
|
Tháng 12
|
07
|
Pháp triệt thoái khỏi Lai Châu.
|
23
|
Tổng
thống Coty đắc cử, thay T.T. Vincent Auriol.
|
|
1954
|
||
Tháng
01
|
***
|
Hành
quân Atlante tại An Khê và Pleiku.
|
12
|
Bửu Lộc lập chính phủ thay Nguyễn
văn Tâm.
|
|
25
|
Hội nghị Tứ cường ở Bá linh quyết
định tháng 4-54 họp Hội nghị Genève về Cao Ly và Ðông Dương
|
|
Tháng 02
|
05
|
Uỷ ban quốc phòng cử Pleven và Ely
sang Ðông Dương điều tra.
|
Tháng 03
|
***
|
Thảo luận lớn tại Quốc hội Pháp về
Ðông Dương. Chính phủ ngả về giải pháp điều đình.
|
13
|
Việt minh tấn công đầu tiên vào các
điểm tựa tại Ðiện biên Phủ.
|
|
Tháng 04
|
26
|
Hội nghị Genève bàn về chiến tranh
Ðông Dương khai mạc.
|
Tháng 05
|
07
|
Ðiện biên Phủ thất thủ.
|
1954 - 05
|
11
|
Quốc hội Pháp họp về vấn đề Ðông
Dương.
|
15
|
Ely và Salan được cử sang Ðông
Dương để điều tra
|
|
29
|
Pháp rút quân ở miền nam đồng bằng
Bắc Việt về Hànội và Hảiphòng.
|
|
Tháng 06
|
03
|
Tướng Ely được cử làm Cao Uỷ Ðông
Dương kiêm Tổng Tư lệnh quân đội Pháp thay thế Dejean và Navarre. Tướng
Salan làm phụ tá quân sự.
|
16
|
Bảo Ðại cử Ngô đình Diệm lập chính
phủ thay Bửu Lộc. Bảo Ðại sang Pháp ở Cannes.
|
|
16
|
Mendès France lập chính phủ thay
Laniel.
Mendès France tuyên bố giải quyết
chiến tranh Ðông Dương trong thời hạn một tháng.
|
|
Tháng 07
|
21
|
Ký kết Thoả hiệp Ngưng bắn tại Hội
nghị Genève.
|
28
|
Uỷ ban Bảo vệ Bắc Việt kêu gọi di
cư vào Nam.
|
|
30
|
Thủ tướng Ngô đình Diệm hiệu triệu
di cư.
|
|
Tháng 08
|
05
|
Cầu hàng không Hànội - Sàigòn chở
dân tỵ nạn vào Nam hoạt động mạnh đại quy mô.
|
10
|
Uỷ hội Quốc Tế tới Hà Nội.
|
|
Tháng 09
|
20
|
Tướng
Salan từ chức. Tướng Jacquot thay thế.
|
Tháng
10
|
09
|
Pháp
rút khỏi Hànội.
|
Hết
|
||
Mục
Lục
Chương
1
Trang 001 tới trang 026
Ất dậu 1945 - Nạn đói trầm trọng - Một triệu người
chết đói - Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-45 - Chính phủ Trần Trọng Kim - Nước
Ðức và nước Nhật thua trận, đệ nhị thế chiến chấm dứt - Việt minh cướp chính
quyền ở Hà nội - Bảo Ðại thoái vị - Chính phủ Việt minh - Quốc hội Việt minh.
Chương
2
Trang 027 tới trang 043
Bảo Ðại thoái vị, trao quốc ấn cho Việt minh - Chiếu
gửi hoàng tộc và quốc dân - Ðại diện nước Pháp Sainteny vào Hànội - Chính phủ
Pháp tuyên bố chính sách Pháp về Ðông Dương.
Chương
3
Trang 044 tới trang 065
Thierry d’Argenlieu, Cao uỷ Pháp tại Ðông Dương -
Tướng Leclerc, Tổng Chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp tại Ðông Dương - Tướng Anh
Gracey tới Sàigòn để tiếp nhận Nhật Bản đầu hàng - Thoả hiệp Anh Pháp tại
Ðông Dương - Leclerc hiệu triệu dân chúng - Leclerc hành quân chiếm
khu vực nam Nam kỳ và nam Trung kỳ. Pháp điều đình với Trung quốc để thay thế
quân đội Trung quốc giải giới quân Nhật - Hiệp ước Trùng khánh ngày
28-2-46, Trung quốc công nhận chủ quyền Pháp ở Ðông Dương.
Chương
4
Trang 066 tới trang 099
Pháp điều đình với Việt Minh để mang quân trở lại Bắc
Việt thay thế quân đội Trung quốc giải giới quân đội Nhật - Cuộc gặp gỡ Hồ chí
Minh - Sainteny. Cuộc gặp gỡ Salan - Hồ chí Minh - Salan điều đình với Hồ
chí Minh và chính phủ Trung quốc để Pháp đổ bộ vào Hải Phòng ngày 6-3-46
- Ký kết Thoả ước Sơ bộ ngày 6-3-46 giữa Hồ chí Minh, Võ Hồng Khanh và
Sainteny - Leclerc dẫn đoàn quân Pháp đổ bộ ở Hải Phòng lên Hà Nội
ngày 18-3-46
Chương
5
Trang 100 tới trang 136
Thoả hiệp Hội nghị Tham mưu giữa Pháp và Việt Minh.
- Ðàm phán sơ bộ ngày 18-4-46 tại Ðà Lạt - Ðàm phán thất bại
ngày 11-5-46. Hội nghị Fontainebleau khai mạc ngày 6-7-46 - Hội nghị thất
bại ngày 6-9-46. Phái đoàn Việt minh ra về. Một mình Hồ chí Minh ở lại Pháp,
nửa đêm 14-9-46 Hồ chí Minh ký một Tạm ước (Modus vivendi) với Bộ Trưởng Thuộc
địa Marius Moutet.
20-11-46, chạm súng ở Hảiphòng giữa tự vệ Việt minh và
quân đội Pháp. 10 giờ 5 phút sáng 23-11-46, tiếng trọng pháo đầu tiên nổ tại
Bắc Việt do hải quân Pháp bắn yểm trợ bộ binh tấn công vào trung tâm Hải Phòng.
19-12-46, chiến tranh khởi sự tại Hà nội. Xe bọc sắt
chở Sainteny bị trúng mìn, Sainteny bị thương nặng. Hồ chí Minh và Tổng bộ Việt
minh rút khỏi Hànội về Tuyên Quang, kêu gọi toàn dân kháng chiến, phá huỷ nhà
cửa để vườn không nhà trống. Tháng 3-47, Bollaert được cử làm Cao Uỷ Ðông Dương
thay thế d’Argenlieu. Chiến lược mới về Ðông Dương của chính phủ Ramadier.
Chương
6 Trang 137 tới trang 173
Giải pháp Bảo Ðại - Cuộc hành quân Léa - Thoả hiệp
Élysées ngày 8-3-49 giữa Vincent Auriol và Bảo Ðại - Trưng cầu dân ý ở Sàigòn,
sáp nhập Nam kỳ vào Việt Nam - Tờ trình tối mật của tướng Revers bị tiết lộ -
Ðường thuộc địa số 4 (RC4) bỏ ngỏ, Pháp rút quân khỏi Cao Bằng, Ðông Khê, Thất
Khê, Nacham và Lạng Sơn.
Chương 7
Trang 174 tới trang 205
Tướng De Lattre được cử làm Cao Uỷ Ðông Dương kiêm Chỉ
huy quân đội viễn chinh - Việt minh thất bại trận đánh Vĩnh Yên ngày 15-1-51 -
Trận Mạo Khê ngày 30-3-51 - Thành lập quân đội quốc gia Việt Nam - Mặt trận
Sông Ðáy - Trung Uý Bernard de Lattre tử trận - Tướng De Lattre kêu gọi thanh
niên Việt Nam nhập ngũ - Tướng Chanson và Thủ hiến Thái lập Thành bị
khủng bố tự sát ám sát chết ngày 31-7-81 - Trận Nghĩa Lộ ngày 5-10-51, Việt
minh bị thất bại - Pháp tấn công Hoà Bình ngày 9-11-51 - Tướng De Lattre qua
đời - Pháp rút quân khỏi Hoà Bình - Ngày 18-10-52, Nghĩa Lộ thất thủ
- Ðặt Na San thành tiền đồn - Miền thượng Lào, Luang Prabang và Cánh đồng
Chum.
Chương
8
Trang 206 tới trang 233
Tướng Navarre, Chỉ huy trưởng quân đội Pháp thay Tướng
De Lattre - Maurice Dejean được cử làm Cao Uỷ Ðông Dương - Navarre tái lập căn
cứ địa-không Ðiện biên Phủ - Ngày 13-3-54, Việt minh khởi sự tấn công Ðiện biên
Phủ - Ngày 7-5-54, Ðiện biên Phủ thất thủ - De Castries và các sĩ quan chỉ huy
đầu hàng, khoảng 10 ngàn binh sĩ bị bắt làm tù binh - Hoà đàm tại Hội nghị
Genève - Ngày 21-7-54, ký kết Thoả hiệp ngưng bắn, chia đôi Việtnam làm hai
phần, trên và dưới vĩ tuyến 17.
Chương
9
Trang 234 tới trang 248
Bản Tuyên ngôn chung ngày
21-7-84 của các phái đoàn dự Hội nghị Genève - Tổng bí thư đảng cộng sản Nga
sô, Krouchtchev và ngoại trưởng Trung cộng Chu ân Lai phát giác về thực lực của
Việt Minh hồi 1954 - Kêu gọi dân chúng di cư vào Miền Nam, 1 triệu người dân
miền Bắc di cư vào Nam.
283
14
Chương
10
Trang 250 tới trang 279
- Nội dung Hiệp ước Genève về Việt Nam.
- Phần phụ lục : Danh sách
các Chỉ huy trưởng quân đội viễn chinh Pháp tại Ðông Dương, tại Bắc Kỳ, tại Nam
kỳ- Danh sách các Cao Uỷ. Danh sách các chính phủ quốc gia Việt Nam - Quân số
quân lực Pháp và quân đội quốc gia liên kết.
- Tóm tắt những biến chuyển
quan trọng từ 1945 đến 1954 .
*
45-54
Chín năm khói lửa,
sự
thất bại của một chiến lược
Tác giả giữ bản quyền 2006
Copyright; by the
author
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét