CHỮ TRINH CỦA NÀNG KIỀU
Chữ trinh còn một chút này
Chẳng cầm cho vững còn giày cho tan
Bài viết của TôVũ
***
Mục 1- Hồng trần và Bụi đời
1-1) Hồng trần
Đầu óc tôi cứ luẩn quẩn mãi về hai chữ " hồng trần" từ đầu mùa thu đến giờ. Chẳng là vì appartement của tôi ở trên cao, đối diện với xa lộ A4. Xa lộ này ở đâu tới, chạy đi dâu, tôi cũng không biết, hình như qua nhà tôi rồi rẽ bên trái vào Paris và rẽ bên phải đi xa lắm đến Strasbourg, rồi sang Đức, hình như vậy tôi không biết chắc lắm, môn địa dư (géographie) là môn tôi dốt nhất.
Xa lộ A4 chạy dài, cách nhà tôi khoảng 1 cây số. Từ trong nhà nhìn qua cửa sổ, tôi thấy rõ những xe hơi lớn nhỏ, cam nhông đủ loại, nghe tiếng rầm rì của hàng ngàn chiếc xe xử dụng xa lộ suốt ngày đêm. Cửa sổ double vitrage, kính dày, giảm bớt nhiều tiếng động, tôi đóng kín suốt ngày đêm, chắn gió mưa và chắn lạnh.
Nhà tôi hướng tây, cửa sổ 3 phòng dài 9, 10 thước. Mùa hè thì nắng chói chang chiếu thẳng vào nhà từ 5 giờ chiều tới lúc mặt trời lặn, có khi tới 10 giờ đêm, khổ cực lắm ! Trong nhà nóng như trong một cái lò lưả. Một buổi chiều mùa hè có một đưá cháu điện thoại tới hỏi thăm, tôi trả lời tao đang ở trong một cái "four" đây, nó còn hỏi thế đã bật điện "four" lên chưa? Mùa đông thì gió bấc thổi vào. Các cụ ngày xưa kinh nghiệm bảo làm nhà thì chọn hướng nam là đúng. Thế mà ở bên Pháp lại có nhiều người thích ở nhà hướng tây, có nắng chiếu vào, mùa hè nắng chết người còn ra nắng phơi mình cho nó đen da nữa, tôi chẳng biết thế nào là phải.
Mùa này gió bấc thổi vào phía nhà tôi, nên bụi vào nhiều lắm, vào nhà qua những khe hở thông hơi chung quanh khung cửa sổ. Hàng ngày quét nhà, hốt được cả đống bụi đen, bụi đen của những khói xe hơi chạy ở xa lộ A4. Tôi phải thở hít cái không khí ô nhiễm đó, ngán quá mà không biết làm thế nào tránh được.
Vì vậy mà trong óc tôi cứ luẩn quẩn mấy chữ " hắc trần, hồng trần ", bụi đen, bụi hồng.
Lạ lùng thay, bụi bặm trên trái đất này lại được gọi là "hồng trần". Hồng là màu hồng (rose), trần là bụi (poussière, dust), chẳng biết tại sao người xưa lại lại đặt chữ "hồng trần" để chỉ bụi bặm và nói rộng ra "hồng trần" chỉ cái cõi đời bụi bặm mà chúng ta đang sống này. Tôi không có Tự điển Từ nguyên (dictionnaire étymologique) của Tàu để tra cứu nguồn gốc chữ Hồng trần. Nhưng tôi đoán, người xưa, với nhiều kinh nghiệm sống, đã có lý của họ khi gọi, với cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, cái cõi đời ô trọc đầy bụi bặm này là hồng trần, trần gian, trần thế, trần ai, trần cấu, trần tục !!!
*
Tôi ham đọc những bài viết về tâm lý học, những bài về phân tâm lý (psychanalyse), những cách chữa bệnh tâm lý của Freud, cuốn L'Homme cet inconnu của Alexis Carrel.
Liên tưởng (association d'idées) là một hiện trạng tâm lý thường hay xuất hiện ở mọi người, một hiện trạng quen mà lạ. Không chú ý đến nó, không nghĩ đến nó, mà nó cứ âm thầm làm việc ở " hậu trường ", ở trong trí óc của mình. Nó liên tưởng đến những sự việc tương tự (par ressemblance), nó liên tưởng đến những sự việc tương phản (par contraste), nó liên tưởng đến những sự việc tiếp cận (par contiguité). Triết gia Aristote đã nhận xét thấy như thế từ đời thượng cổ.
Có khi chỉ một dấu hiệu nhỏ bất ngờ ở đâu đến, thí dụ đi dự một bữa tiệc cưới, gặp một bà, một cô có những nét mặt, hoặc có những cử chỉ, hoặc có một vài lời nói, hoặc có nụ cười gợi lại một người quen cùng trường, cùng phố khi trước, mà mình có cảm tình hay có ác cảm, thế là về nhà, ngồi thừ người miên man suy nghĩ, hàng giờ, hàng buổi, nhớ lại những việc cũ, từ việc này sang việc khác, những kỷ niệm cỏn con, từ thời này sang thời khác, từ lúc nhỏ đến lúc già, từ cái thành phố nhỏ bé của mình đến những nơi phồn hoa đô hội trên thế giới mà mình đã để chân tới, Paris, Genève, Rome, New York, Londres, San Francisco v.v... Vô tình, nó bắt ký ức của mình làm việc, giở lại những việc cũ, với những cái buồn, cái vui, cái háo hức thời còn trẻ, cái thất vọng trước một yên lặng từ chối, cái hớn hở sau một nụ cười, một khoé mắt, cái "thăng hoa" sau một lời hứa hẹn. Thật là những bài ôn tập trí nhớ, rất tốt cho những người bắt đầu có những dấu hiệu sa sút trí tuệ, sa sút trí nhớ (bệnh alzheimer hay bệnh perte de mémoire).
Sống càng lâu thì càng nhiều chuyện để liên tưởng, sống càng lâu thì càng nhiều khổ sở vì có nhiều cái tiếc. Con người lúc nào cũng tiếc quá khứ (hồi đó giá mà mình đừng ..., hồi đó giá mà mình cứ..., thì có phải bây giờ ...), con người lúc nào cũng lo cho tương lai, và con người lúc nào cũng quên mất hiện tại, không biết hưởng cái đẹp của bông hồng sớm mai nở trước cửa sổ nhà mình. Những người có khả năng suy nghĩ thường hay trở nên khổ sở "Souvent ceux qui sont capables de réfléchir deviennent malheureux" (Alexis Carrel, L' homme cet Inconnu).
Một ông bạn tôi, một ông già vui tính, yêu đời có một ước mơ : " Nếu lúc mình sinh ra đời, mình đã 80 tuổi, mỗi năm sống trẻ đi một tuổi, sống ngược lại từ 80 đến zéro, thì đời sống càng lâu, càng trẻ, càng thích thú hơn ".
Thật là một ước mơ đẹp nhất mà ta mong ước ! Hưởng hai lần một cuộc đời thì tuyệt hảo !
Ông già vui thật !
***
1-2) Bụi đời
Mấy nhúm bụi quét hàng ngày trong nhà làm tôi liên tưởng đến danh từ "bụi đời", liên tưởng đến những sự việc xảy ra từ ba bốn chục năm trước đây ở Sàigòn.
Danh từ "bụi đời" xuất hiện ở Sài-gòn vảo khoảng thập niên 60, do các ông nhà văn nhà báo việt nam đặt ra trong thời chiến tranh, để chỉ những em thanh thiếu niên vô gia đình, vô gia cư, sống lay lứt ngoài đường phố trong các đô thị lớn, đói khổ quá phải làm những việc khốn cùng để kiếm ăn, có khi xã hội dẫn các em trở thành du đãng, trộm cắp, đĩ điếm. Có những em bé xấu số, nhà nghèo quá, hoặc mất cha mẹ vì chiến tranh, hoặc sau 75 cha là chiến binh VNCH bị cộng sản bắt đi học tập cải tạo, có những bà mẹ đáng thương không nuôi được con phải cho con đi ăn xin ở hè đường, có những em không may mắn đã trở thành "bụi đời " hư hỏng.
Trong những em bé xấu số đó có một em đã gặp may mắn, một cái may mắn lạ thường. Tô Vũ xin kể lại chuyện đó theo báo chí Mỹ và đài phát thanh RFA hồi năm 2005.
Hồi 1973, có một tấm hình của một ký giả Mỹ chụp ở vỉa hè Saigon, chụp một em bé khoảng 2, 3 tuổi nằm ngủ trong một cái thùng các-tông, hình đăng trên báo Mỹ có bán ở Sài-gòn thời đó.
Nhìn tấm hình, tôi đoán là chụp ở trước Ngân hàng Việt Nam Thương Tín ở bến Chương Dương, Sài-gòn, do tôi nhìn thấy trên tấm hình vỉa hè rộng lớn, lát bằng những gạch ca-rô nhỏ 3 hay 4 phân vuông, màu vàng nhạt.
"Baby in the Box" (Đứa bé trong cái thùng) của Associated Press là tựa đề bức hình đó.
Bức hình làm tôi xúc động.
Trong hình có một em bé gái nhỏ khoảng 2, 3 tuổi, nằm ngủ lọt trong một cái thùng các-tông, bên cạnh là thằng bé anh khoảng 9, 10 tuổi, nằm ngủ lăn ra đất. Bên cạnh cái thùng các-tông, là một cái chậu nhỏ (có lẽ để xin tiền). Thằng bé anh ngủ nhưng một tay vẫn giữ tay em nó để trên cái bờ thùng các-tông. Đáng mến thay thằng bé nhỏ tuổi đã có ý thức được bổn phận và tình thương của nó, bổn phận chăm nuôi, săn sóc, bảo vệ và thương yêu em nó, thật là cảm động. Bức hình tuyệt hảo, gợi cảm, có ý nghiã bằng một bài viết mấy chục trang giấy. Nhìn tấm hình, cổ họng tôi se lại, nước mắt tôi muốn trào ra. Tội nghiệp và thương hại hai đứa bé quá và thương hại quê hương mình quá !
Hình được đăng trên các báo lớn ở bên Mỹ .
Theo các báo Mỹ viết thì ít lâu sau khi chụp bức hình, em bé bị đau, một bà dẫn em vào nhà thương ở Saigon cho người ta chữa. Bà ghi tên em là Trần thị Hết. Bà ta không trở lại nhà thương thăm nó nữa, hình như bà là mẹ đứa bé và bà đã chết. Trước khi Sài-gòn lọt vào tay cộng sản, em bé trong hình được Hội Hồng thập tự đưa về Mỹ để chữa bệnh, may mắn cho em !
Ngày 10 tháng 10 năm 1974, em chính thức được pháp luật Mỹ công nhận em là con nuôi của bà Evelyn Heil. Bà Heil đã có mấy con rồi, con bà đã lớn, bà chẳng thiếu tình mẫu tử, nhưng tấm lòng từ thiện của bà thật bao la. Bà đã vào nhà thương để săn sóc em, lúc em bệnh nặng, và xin em làm con nuôi để nuôi em sống.
9 năm sau, năm 1983 em được Tổng Thống Ronald Reagan mời đến toà Bạch Ốc để gặp tác giả bức hình "Baby in the Box" đó, ông Chick Harrity.
e
Hình bà Evelyn Heil và Nhanny Heil
Bấy giờ em đã 13 tuổi, tên em trên giấy tờ là Nhanny Heil. Ở đó em gặp ông Chick Harrity là ký giả nhiếp ảnh của hãng truyền thông AP (Asssociated Press). Khi ông Harrity đưa tặng em bức hình "Baby in the Box", bà Evelyn Heil kể rằng : "Nhanny sợ lắm, cháu tức giận, cháu không nhìn nhận đưá bé trong bức hình là cháu, vì cháu sợ người ta trả về thành phố Sài-gòn ".
Ngày 21 tháng 5 năm 2005, Nhanny bây giờ dã trên 30 tuổi. Nhanny được mời là khách danh dự của một bữa tiệc đông trên một ngàn người, tổ chức ở Khách sạn Ritz Carlton Hotel ở Washington DC. Trong số những người tham dự bữa tiệc có tổng thống Mỹ, Geoge W. Bush. Bữa tiệc do hội White House News Photographers' Association (WHNPA) tổ chức, để vinh danh ông Chick Harrity và tặng ông giải thưởng "Lifetime Achievement Award", giải thưởng cho "Một đời tận tuỵ với nghề". Ông Chick Harrity sau khi làm việc 16 năm với US News and World Report, ông làm nhiếp ảnh gia cho toà Bạch Ốc, 33 năm rồi ông về hưu năm 2001
Nhanny Heil, "Baby in the Box, cô bé trong hộp", bây giờ đã 32, 33 tuổi. Cô là mẹ của hai đứa con, nhà cô ở Springfield, tiểu bang Ohio. Cô được Tổng Thống George W. Bush, mời lên trao Giải thưởng danh dự cho ông Chick Harrity tác giả tấm hình đó, " Tấm hình thay đổi cả một đời người " như là một truyện thần tiên trên hạ giới.
Tổng Thống Bush, Nhanny Heil và Chick Harrity
Nhannhy Heil được tất cả mọi người trong tiệc đứng dậy nồng nhiệt vỗ tay hoan hô (ovation). Thật là một vinh dự tột bực cho một cô con gái vô danh đã từ nơi thấp kém lên tới đỉnh cao sang của xã hội, như là một Tạ ơn Thần Số Mệnh, như là một Nguyện cầu lòng bác ái của Thượng đế.
Sự kiện dản dị này đã biến đổi ý nghĩa của lễ trao giải thưởng. Từ một việc làm thông thường thành một việc làm ý nghiã, đầy tình thương, đầy tình nhân bản, đầy cảm tạ hồng ân Thượng đế.
*
Đời nay cũng xảy những ra những chuyện thần tiên chẳng kém gì chuyện thần thoại "Cô bé lọ lem" thời xưa !
Mục 2-1) -Bụi hồng
Tôi cũng liên tưởng tới một chữ "bụi" khác, là chữ "bụi hồng" dùng nhiều lần trong truyện Kiều.
Nghĩa đen, bụi hồng là " bụi bặm màu hồng " (poussière de couleur rose), hoặc là " một bụi cây hồng " (un buisson de roses).
Tại sao bụi bặm lại mầu hồng ? Tôi không hiểu tại sao. Tôi không nghĩ ra, tôi không thể giải thích được,.
Tôi tra cứu ba bốn cuốn Kim vân Kiều nhưng không có cuốn nào giải thích nguyên nhân tại sao lại gọi là " hồng ", nếu có cuốn giải thích thì chỉ vắn tắt bụi hồng là bụi mầu hồng mà thôi, cái đó thì ai cũng hiểu.
Cuốn "Truyện Kiều và Tuổi Trẻ" của ba tác giả Lê Hữu Mục, Phạm thị Nhung và Đặng quốc Cơ xuất bản tại Paris năm 1998 có những chú thích về bụi hồng :
1) Chú thích 250 (trang 350) Mây tần khoá chín song the, Bụi hồng líu díu đi về chiêm bao, giải thích: Bụi hồng đây là Khóm hoa hồng, nơi mà Kiều đứng núp, tưởng là Kim Trọng không trông thấy, có biết đâu anh chàng này đã để mắt nhìn từ lâu (fin de citation).
2) Chú thích 1036 (trang 383) : Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia , giải thích "phiá kia người đi lại làm cho bụi mù tung lên" (fin de citation)
3) Chú thích 3046 (trang 504) : Sự đời đã tắt lửa lòng, Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi, giải thích ," chốn bụi hồng : nơi bụi bặm, chỉ cuộc đời nhơ bẩn.
***
Bụi hồng là từ chữ hồng trần của Tàu.
1) - Tự điển Đào duy Anh giảng : hồng trần là Bụi mầu hồng, nghĩa bóng là thế giới phiền hoa
2) - Tự điển Thiều Chửu giảng : Sắc hồng là mầu đỏ tươi hơn các sắc đỏ khác, cho nên gọi các kẻ được yêu dấu vẻ vang là hồng. Hồng là đẹp đẽ nhộn nhịp như hồng trần. Chốn bụi hồng là chỉ các nơi đô hội.
*** Tôi vẫn chưa hiểu tại sao bụi lại "màu hồng". Sao không là bụi trắng, bụi đen, bụi xám như ta thường thấy ?
Nhà thơ Hoàng Nguyễn cho tôi biết, cụ Nguyễn Du quê ở Nghệ An-Hà Tĩnh, nơi này đất đỏ, nên cụ thường dùng chữ "bụi hồng" trong truyện Kiều. Ở Việt Nam có nhiều nơi đất đỏ lắm. Tôi đã nhìn thấy đất đỏ ở vùng Sơn Tây, vùng Phú Thọ ngoài Bắc, tôi đã nhìn thấy nước sông Hồng Hà vào mùa nước lớn, nước chảy cuồn cuộn màu hồng xẫm, xứng đáng với tên Sông Hồng mà người ta đặt tên cho sông đó, tôi đã thấy ở miền Nam Việt Nam có vùng đất đỏ, nơi gọi là Plantations des Terres Rouges, nhưng không vì thế mà chữ "bụi hồng" lại dùng để chỉ cuộc sống ở trên trái đất này, không vì thế mà bụi hồng lại ám chỉ cõi đời bụi bặm phiền nhiễu này.
*******
Mục 2-2) Kiều hy sinh
Lính sai nha đến nhà bắt Vương ông và Vương Quan, vì bị một tên trộm khai hai người là đồng loã đi ăn trộm. Trong lúc khám xét tìm tang chứng, bao nhiêu tiền bạc tư trang quý giá bị sai nha lấy hết, cướp hết. Chúng lại còn đòi hối lộ 300 lạng mới thả Vương ông và Vương Quan.
Nhà không có tiền bạc, Kiều phải nhận lấy tên Mã Giám Sinh làm chồng, bán mình lấy số tiền 400 lạng để hối lộ các sai nha thả cha và em ra. Không ngờ Mã Giám Sinh không phải là người đi tìm vợ mà lại là một tên ma-cô đi kiếm mua gái đẹp làm ca kỹ.
Hình Mã Giám Sinh thử tài thơ và đàn của Kiều trước khi
mua Kiều với giá 400 lạng. (Mã Giám sinh ngồi, Kiều gảy
đàn ở bên phải, bên trái là mụ mối, cầm sẵn giấy tờ để ký)
Thế là bắt đầu một hành trình tai hoạ dài 15 năm, đau đớn, nhục nhã, oan ức, khổ sở, gặp nhiều nỗi gian truân, bị lưà, bị làm nhục, bị bắt phải tiếp khách làng chơi, gặp Mã giám sinh, gặp Tú Bà, gặp Sở Khanh, gặp Thúc sinh, gặp Hoạn thư, gặp sư Giác duyên, gặp Bạc Hạnh, Bạc bà, gặp Từ Hải. Kiều nghe quan quân đánh lừa, Kiều khuyên Từ Hải ra hàng, Từ Hải bị quan quân giết chết. Hồ tôn Hiến bắt Kiều lấy một thổ quan. Kiều không chịu nhục, hối hận vì đã làm Từ Hải chết, Kiều không còn thiết sống nữa, nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử. Được sư bà Giác Duyên cứu sống, đưa về tu ở một cái am.
***
Sau khi được sư bà Giác Duyên cứu sống, Kiều không có ý định trở về với gia đình. Kiều chẳng bao giờ tìm đường về với gia đình, Kiều không có ý định đó có lẽ vì lưu lạc quá xa nhà, khi Mã giám Sinh đưa nàng về Lâm Tri đã phải đi mất một tháng (câu 920, Những là lạ nước lạ non, Lâm Tri vừa một tháng tròn tới nơi) về sau luân lạc còn xa nữa, đàn bà con gái một mình, thời xa xưa, 500 năm trước, dù có muốn cũng không thể tìm đường trở về với gia đình được, không phải là Kiều vô tình quên cha mẹ.
Một người đã tự tử mà được cứu sống, tâm trạng và tinh thần mất ổn định, ngày xưa gọi là vẫn chưa hoàn hồn, Kiều cũng vậy mà còn nặng hơn người khác nữa vì những nổi đau khổ của nàng chồng chất quá nhiều.
Kiều sống trong một khoảng "không". Tâm hồn và thể xác không có một chỗ đứng nào trong cái khoảng "không" đó. Kiều đã tới một trạng thái mà những tình cảm ái ố dục không còn có chỗ ngự trị trong lòng .
***
Một khi đã quyết định tìm cái chết để chấm dứt những đau khổ của cuộc đời, người được cứu sống chẳng cho việc sống lại là một may mắn, vì sống lại cũng chẳng thay đổi được gì, đau đớn quá khứ vẫn còn đó không xoá nhoà trong tâm trí được, tương lai chẳng có gì để mơ tưởng. Kiều ở trong tình trạng tâm sinh lý đó, cho nên quyết định đi tu để xa lánh cõi người, cõi đời là một quyết định phù hợp nhất với tình trạng của nàng.
Vả chăng Kiều là một cô gài ngây thơ trong trắng, lúc 16 tuổi đã làm một nghĩa cử hy sinh bán mình để chuộc cha, 15 năm bị đời xô đẩy vào đám nhơ bùn, do xã hội vứt nàng vào, chứ thật tâm hồn nàng vẫn là tâm hồn trong trắng. Một cô gái đẹp, con nhà tử tế, ngây thơ, chỉ biết ăn học, cầm kỳ thi hoạ, sống trong gia đình nhung lụa cách đây 500 năm, (thế kỷ 15), tuổi 15, 16, tuổi còn con nít, thử hỏi làm sao có đủ thông minh, làm sao có đủ kinh nghiệm, có đủ bản lĩnh để đối chọi với đời ma quái, ma quái chẳng kém gì thế kỷ 19, 20 mà truyện Kiều được dựng lên (Kim Vân Kiều Truyện, nguyên tác từ bên Tàu tác giả là ThanhTâm Tài Nhân, cụ Nguyễn Du viết thành văn vần, nhưng cụ vẫn giữ những tình tiết của nguyên bản). Nàng có phản ứng vài lần nhưng chỉ là những phản ứng yếu ớt chẳng có kết quả gì trước những quỷ quái ranh ma thâm độc của bọn mua bán phụ nữ : nàng cầm dao đâm vào người để tự tử khi bị vợ Mã giám sinh chửi bới ; nàng bỏ trốn theo lời đường mật của Sở Khanh ; nàng lấy Thúc sinh ; nàng lấy Từ Hải, v.v... tất cả chỉ là những toan tính để thoát khỏi cái sổ Đoạn Trường, thoát khỏi tình trạng khổ cực mà số mệnh đã gieo nàng vào. (Đoạn trường có nghĩa đen là "đứt ruột". Sổ Đoạn Trường là cuốn sổ có ghi tên những người đàn bà phận bạc mà cuộc đời gặp những gian truân khổ cực. Sổ Đoạn truờng là một invention của tác giả truyện Kim Vân Kiều). Đến khi chịu đựng không nổi nữa, không còn sức để cãi số mệnh nữa thì nàng tự tử gieo mình xuống sông Tiền Đường. Đoạn trường của nàng đã được xoá sổ, đã chấm dứt, nhưng tâm hồn nàng cũng nguội lạnh luôn, nàng chẳng còn một mong ước chờ đợi gì ở cuộc sống, ở cuộc đời, ở tương lai.
Năm Gia Tĩnh triều Minh vào khoảng giữa hai thế kỷ 15 và 16, các ca kỹ ở bên Tàu sinh hoạt tương tự như những "geisha" của những Trà Thất (Maison de thé) của Nhật bổn mà ta đã có dịp được coi trong phim "Shogun" với tài tử Richard Chamberlain và Toshiro Mifune. Người ca kỹ cần có sắc đẹp, có học thức, cầm kỳ thi hoạ, biết làm thơ, biết hát, biết gảy đàn, biết tiếp rượu, biết nói chuyện giải trí cho những khách hàng đi tìm giải trí, đi tìm thư giãn (détente, relaxe), sau những giờ làm việc mệt mỏi, sau những khó khăn phải giải quyết, hay là trong những gặp gỡ xã giao, người ca kỹ thời đó không phải là một cô gái chỉ chuyên bán dâm, đĩ điếm, prostituée, như trong các nhà kín ở Âu châu (maison close), không phải là một grue, một péripatéticienne gái đứng đường như ở Âu châu thời nay.
Người ca kỹ phải biết :
... khi khoé hạnh khi nét ngài
Khi ngâm ngợi nguyệt khi cời cợt hoa (câu 1213)
... Lầu xanh mới rủ trướng đào
Càng treo giá ngọc càng cao phẩm ngưởi (câu 1227)
... Đòi phen nét vẽ câu thơ
Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa (câu 1245)
******
Kim Trọng và Vương Quan thi đỗ được bổ làm quan ở Lâm Thanh. Hai người đi Lâm Tri tìm Thuý Kiều may mắn đã tìm thấy Kiều tu trong một cái am nhỏ với sư bà Giác Duyên.
Thuý Kiều gặp toàn thể gia đình. Ông bà viên ngoại ngỏ lời đón con về với gia đình.
Kiều từ chối, muốn ở lại am để tu theo đạo Phật, Kiều nói :
"Sự đời đã tắt lửa lòng
Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi" (câu 3045)
***
Hết kiếp đoạn trường, Kiều trở về đời sống bình thường, nhưng tâm nàng đã biến đổi. Kiều ghê tởm chen chân sống vào cái xã hội ác độc, đầy cạm bẫy xấu xa. Kiều ghê tởm cả thân xác mình, nhưng Kiều còn chút hãnh diện nội tâm về sự hy sinh cao cả của nàng để cứu vớt cha em, chứ không phải do lòng ham muốn tình dục (Xét trong tội nghiệp Thuý Kiều, Mắc điều tình ái khỏi điều tà dâm, câu 2681). Nàng tự nghĩ rằng tâm hồn nàng vẫn trong trắng mặc dầu thể xác bị dơ bẩn ô uế. Sau khi thoát chết, thì những tình cảm yêu, ghét đã dẹp tắt, mọi ham muốn trong lòng đã nguội lạnh, lửa lòng đã tắt. Trong lòng thanh thản không ham muốn mọi sự trên cõi đời, Thuý Kiều chỉ còn muốn theo sư bà Giác Duyên để tu học kinh kệ quỳ mình dưới chân Phật. Nàng nói với cha mẹ :
"Sự đời đã tắt lửa lòng,
Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi,
Dở dang nào có hay gì,
đã tu tu trót qua thì thì thôi." (câu 3047)
- Con đã bắt đầu đi tu rồi thi xin cha mẹ để cho con tu trọn kiếp.
Nàng nói với Kim Trọng : Thiếp đã quá tuổi lấy chồng rồi xin chàng để cho qua luôn đừng nhắc đến việc hôn nhân nữa.
Vương ông không nghe như vậy. Vương ông hứa nếu Thuý Kiều về với gia đình thì sẽ lập am gần nhà cho Kiều tu và mời sư bà Giác Duyên về tu cùng
***.
Mục 2-3) Đêm " lịch sử " của Kim Trọng và chữ TRINH của nàng Kiều
***
"Nghe lời nàng phải chiều lòng
Giã sư giã cảnh đều cùng bước ra "(câu 3057)
Trong buổi tiệc mừng tái hợp, Thuý Vân đã chút say rượu (Tàng tàng chén cúc giở say, Đứng lên Vân mới giãi bày một hai, câu 3061), Thuý Vân nói:
Vì có chuyện ba đào sóng gió nên mới mang em thế vào chỗ chị để lấy chàng Kim Trọng, bây giờ gió yên sóng lặng, bây giờ gương vỡ lại lành, còn lời thề xưa đó vả lại tuổi chị chưa già, (quả mai ba bẩy đương vừa, đào non sớm vi se tơ kịp thì, câu 2075) xin chị tái hợp với chàng Kim Trọng để thành duyên chồng vợ.
Kiều nói :
- Thôi em ơi, chuyện cũ rồi, bây giờ em nói ra làm gì nữa. Xưa chị có lời ước thật, nhưng bây giờ chị không còn như trước nữa, dãi gió dầm mưa nhiều, nói ra chị hổ thẹn, em coi như nước thuỷ triều cuốn trôi lời ước hẹn đó đi.
Kim Trọng nói :
- Nàng nói lạ lùng, tuy có sự thay đổi nhưng lời thề còn đó. Một khi thề ước thì sống chết vẫn phải giữ lời thề. (Lúc thề thì Kiều cắt tóc, hai người cùng thề với ông Trăng, thề trăm năm cùng sống với nhau . "Tiên thề cùng thảo một chương, Tóc mây một món dao vàng chia đôi, vừng trăng vằng vặc giữa trời, Đinh ninh hai miệng một lời song song. Tóc tơ căn vặn tấc lòng. Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương" (câu 447-452).
Kiều đáp :
- Trong đạo vợ chồng thì chữ trinh là quan trọng bậc nhất, từ khi thiếp ra khỏi nhà đến giờ thì thiếp như hoa tàn như trăng khuyết, thiếp rất xấu hổ. Nếu chàng vẫn còn nặng tình thì xin đổi tình vợ chồng ra tình bạn, đem tình cầm sắt (tức là đàn cầm và đàn sắt, nghĩa là vợ chồng) đổi ra cầm kỳ (tức là đàn cầm và bàn cờ, nghĩa là bạn hữu, đàn ca và đánh cờ với nhau). Xin đừng nói đến chuyện vợ chồng, thiếp buồn và xấu hổ lắm.
Kim Trọng nói :
- Nàng đã lấy chữ hiếu thay chữ trinh, thì nàng còn đáng trọng hơn, " hoa tuy tàn nhưng vẫn tươi hơn trước, trăng tuy tàn nhưng còn sáng tỏ gấp mười đêm hôm rằm.
***
Được sự khuyến khích của cha mẹ, nàng đành phải nhận lễ kết hôn với Kim Trọng.
Sau bữa tiệc, khi mọi người rút lui, hai người vào phòng riêng, thì chuyện đáng lý xảy ra đêm tân hôn lại không xảy ra.
Phải nói rằng Kim Trọng lấy lý do tôn trọng lời thề, để đòi Kiều phải kết hôn, thật ra thì Kim Trọng vẫn thấy Kiều đẹp lắm, và mê lắm.
Mười lăm năm sau bây giờ gặp lại, Thuý kiều có thay đổi gì không ? Lúc mới gặp Kiều ở trong am, ông bà viên ngoại cầm tay Thuý Kiều, thấy diện mạo Thuý Kiều :
"Dung quang chẳng khác chi ngày bước ra
Bấy chầy dãi nguyệt dầu hoa
Mười phần xuân có gầy ba bốn phần"...
Có nghĩa là Thuý Kiều vẫn còn trẻ đẹp như hồi 15 năm trước, hơi bị gày ốm già đi chút đỉnh.
Lúc bấy giờ Kiều mới 31-32 tuổi, lại đẹp, lại biết sửa soạn, biết "maquiller", lại khéo léo trong việc ăn nói, thì làm gì Kim Trọng chẳng mê, "mê tít thò lò".
Nhưng Kim Trọng không biết tâm lý của nàng Kiều lúc bấy giờ. Trong lòng nàng đã chán nản hết sự đời, nhưng vì muốn chiều lòng cha mẹ và chiều lòng KimTrọng nên nàng phải nhận lời kết hôn, chứ thâm tâm nàng không muốn.
Khi hai người vào phòng tân hôn, Kim Trọng ngỏ ý ân ái, thì Kiều từ chối. Kiều nói : Kiều là một cánh hoa tàn, xin tôn trọng Kiều để Kiều còn chút tự hào với mọi người. "Riêng lòng đã thẹn lắm thay, cũng là mặt dạn mày dày khó Những như âu yếm vành ngoài, còn toan mở mặt với người cho qua ".
Kiều tự nghĩ mình là người bỏ đi (Phận thiếp đã đành, có làm chi nữa cái mình bỏ đi) vì nghĩ chàng có nghĩa cũ tình xưa nên cũng chiều lòng nhận lời làm hôn lễ với chàng (Nghĩ chàng nghĩa cũ tình ghi, chiều lòng gọi có xướng tùy mảy may). Còn trong việc gối chăn sinh con nối dõi tông đường thì đã có Thuý Vân. Trong đạo vợ chồng thì còn có nhiều thú vui khác, thiếp chỉ là một đoá hoa tàn không xứng đáng với chàng, đoá hoa tàn có gì đáng quý mà chơi.
Kiều nói " Chữ trinh còn một chút này
Chẳng cầm cho vững lại giày cho tan.
Xin chàng xét cho thiếp, thiếp chỉ còn một chút "TRINH" này, thiếp phải giữ cho thiếp, thiếp phải giữ cho vững đừng làm cho tan mất đi.
***
Dùng chữ TRINH ở đây, thì có điều không ổn, vì trinh tiết (chasteté, virginité) của một cô gái không thể nào nói còn một chút, còn thì còn cả, mất thì mất cả. Có lẽ Kiều nghĩ rằng mặc dầu bị 15 năm bó buộc làm gái làng chơi, làm gái mại dâm, thể xác dơ bẩn, nhưng tâm hồn nàng vẫn còn trong trắng, bao nhiêu tội lỗi không phải do nàng gây ra, nàng chỉ là một hình nhân (robot), một con cờ, một người bị sai khiến, một người bị số phận đưa đẩy.
***
Gặp lại nhau đây, thật là quý, xin chàng đừng làm cho thiếp mất cái tin tưởng đó, cái hãnh diện đó.
* Kim trọng đành "nuốt nước bọt", "đau khổ" trả lời Kiều rằng :
"Chừng xuân tơ liễu còn xanh
Nghĩ sao cho khỏi thoát vòng ái ân
...Ai ngờ lại họp một nhà
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm"
Nàng còn trẻ đẹp quá, sao tôi không nghĩ đến chuyện ái ân. Nay biết tâm hồn nàng trong trắng, không vướng bụi trần, tôi rất trọng lời nàng. Tôi hiểu rằng chẳng cần có việc chăn gối cũng vẫn là vợ chồng.
Nghe nói vậy, Kiều sửa sang lại áo, cài lại trâm, sửa lại tóc, quỳ xuống cúi đầu lạy tạ chàng, cảm ơn "chàng đã gạn cho lòng thiếp được trong sạch, và che chở cho danh tiết của thiếp".
Rồi Kim Trọng yêu cầu nàng đánh đàn, làm thơ suốt đêm.
Chuyện trò chưa cạn tóc tơ
Gà đà gáy sáng trời vừa rạng đông ...
***
Thiệt ra thì tâm trạng của Thúy Kiều lúc bấy giờ phức tạp lắm, nửa chán chường không còn muốn sống, nửa muốn đi tu, nửa muốn tái hợp với gia đình, với Kim Trọng, nửa tự ty về danh tiết bị ô uế, nửa tự cao hãnh diện về hành động bán mình chuộc cha, nửa tự nghĩ tâm hồn mình còn trong trắng, tất cả những ô uế của đời mình là do bị xô đẩy chứ không phải do tại mình gây ra.
* Kiều nhớ lại lần đầu tiên gặp Kim Trọng, lúc Kim trọng bắt đầu lả lơi :
Sóng tình dường đã siêu siêu
Xem trong âu yếm có điều lả lơi,
thì bị Kiều cự tuyệt ngay.
Kiều nhớ lại có hứa hẹn với Kim Trọng :
Vi chi liễu ép hoa nài
Còn thân ắt lại đền bồi có khi.
* Kiều nhớ lại khi Mã Giám Sinh dẫn nàng về khách sạn thì nàng lại nghĩ ngay đến Kim Trọng, hối tiếc khi trước đã từ chối Kim Trọng :
" Phẩm tiên rơi đến tay hèn, hoài công nắng giữ mưa gìn với ai Biết thân đến bước lạc loài, Nhị đào thà bẻ cho người tình chung." (câu 789 -792)
* Lạ thay, bây giờ, 15 năm sau, Kiều lại từ chối Kim Trọng, lấy cớ rằng " chữ trinh còn một chút này, chẵng cầm cho vững lại giày cho tan".
Thật khó hiểu được tâm trạng của Kiều lúc bấy giờ. Nhiều người đọc đã ngạc nhiên về chữ TRINH mà nàng nói, nhiều giải thích đã được đưa ra. Xin dẫn một vài giải thích như sau :
* Cuốn Kiều của Vân Hạc Văn Hoè (édition Diên Hồng, Hoa Kỳ) chú giải : Kiều đâu còn chút trinh tiết nào, nói như vậy là Kiều nguỵ biện (chú thích 2342 trang 587).
* Cuốn Kiều của L.H. Mục, P.T. Nhung, Đ.Q. Cơ (édition Paris1998), chú giải : chỉ còn một chút lòng tự trọng bền bỉ cứng cỏi này gọi là trinh tiết mà thôi (chú thích 3161 trang 512)
* Ce reste de pureté qui est mon dernier refuge, au lieu d'être sauvegardé, serait piétiné sans merci (page 579) (ĐQ Cơ dịch) (idem)
* if you must give your clan a rightful heir
you have my sister - there 's no need for me
what little chastity you may have saved
am I to flint it under trampling feet (câu 3159-3162 trang 631)
(Đặng Vũ Nhuế dịch) (idem)
***
Cái chữ TRINH này không phải do cụ Nguyễn Du viết ra, mà do nguyên bản của tác giả Thanh Tâm tài nhân, cụ Nguyễn Du chỉ viết thành văn vần mà thôi.
Nguyên văn chữ Hán của Thanh Tâm về chữ Trinh là : "Thả thiếp thụ nhục chi trinh, duy tồn thử nhất tuyến" nghĩa là "chữ trinh chịu nhục của thiếp chỉ còn một sợi nhỏ này "
Rõ ràng đây là "chữ trinh chịu nhục" chứ không phải trinh tiết của người đàn bà.
***
Về cái đêm "lịch sử" Kiều gặp Kim Trọng, Tô Vũ xin trích nguyên văn đoạn viết bằng chữ Hán của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân và bản dịch của Lê Mạnh Liêu để cống hiến quý độc giả tìm hiểu :
...Kim Trọng kiến chúng nhân thoái khứ, trùng dịch ngân đăng, tế khán Thuý Kiều, bất thí yên lung thược dược ; vũ nhuận đào hoa! Cộng nhập uyên vi, hoàn chỉ vọng phủ ma đáo tình nùng chi tế, tiện tác tham tưởng. Thuỳ tri Thuý Kiều ân ái tắc như giao tự tất, đãn nhất văn giao hoan, toại tức cự tuyệt. Kim lũ cầu bất dĩ. Kiều đạo : Thiếp thử thân tàn bại, ưng tử cửu hỹ. Dĩ lang ái thiếp, xuất ư cách ngoại, cố hàm tu dĩ tương tòng. Nhược bất cập vu tiết hiệp, sử thiếp vong tình, thượng khả lược thi nhan diện dĩ đối quân tử. Nhược tất dĩ thiếp thụ nhục giả nhục thiếp, thị lang phi ái thiếp dã, thị cừu thiếp dã, thiếp hựu hà cảm vu lang ? Thảng viết : Hoan vô sở ký, tự vô sở cầu, tự hữu thiếp muội tương thừa, hà tất dĩ bạc mệnh thiếp vi hữu vô tai ? Thả thiếp thụ nhục chi trinh, duy tồn thử nhất tuyến. Thảng lang tất tính thử nhất tuyến nhi ô diệt chi, thiếp duy hữu cốt hoá hình tiêu, tái bất cảm phụng thị cân chất hỹ. Kim thính liễu, kinh nhạ đạo : Nguyên lai hiền thê phi nữ tử dã, kính thị hào kiệt trung nhân. Kim ký dĩ thiên cổ liệt nữ tự trì, ngã tái bất cảm vọng cầu.
Kiều thính liễu, mang khởi thân xuyên thượng y phục, hướng Kim Trọng hạ bái, đạo : Tạ tri kỷ hỹ !
Bản dịch của Lê Mạnh Liêu :
Kim Trọng thấy các người đã lùi ra cả rồi, bèn thắp thay cây đèn bạc. Ngắm kỹ Thuý Kiều, chẳng khác gì : Hoa thược dược lồng làn khói lạt, bông đào hồng điểm hạt mưa bay ! Sau khi cùng nhau vào phòng uyên ương, Kim Trọng những tưởng làm hết cách khêu gợi tình dục cho đến cực độ, thì nàng sẽ nảy lòng ham muốn. Nào ngờ Thuý Kiều, các sự ân ái thì khắn khít như keo như sơn, thế mà hễ đả động đến sự giao cấu thì nàng cự tuyệt ngay. Chàng Kim mấy lần cầu nài không ngừng. Kiều rằng : "Tấm thân tàn bại này, đáng ra nên chết đã lâu. Chỉ vì chàng yêu thiếp một cách quá mức, cho nên phải nén sự xấu hổ để theo chàng. Nếu chàng không nghĩ đến sự bờm sơm, để cho thiếp quên tình, thì thiếp còn có thể mở mặt một chút để đối với chàng. Ví phỏng cứ nhất quyết lấy việc thiếp đã chịu nhục để làm nhục thiếp, thế là chàng không phải yêu thiếp, mà là thù thiếp vậy, thiếp còn cảm chàng nỗi gì ? Hay là bảo : không có người để thoả tình, không có nơi để cầu tự. Thì đã có em thiếp thừa đương đủ cả ; cứ gì phải đếm xỉa đến thân bạc mệnh này làm chi ? Vả chăng chữ trinh chịu nhục của thiếp, chỉ còn một sợi nhỏ này, nếu chàng lại làm nhơ đứt cả sợi này, thì thiếp chỉ còn có cách xương nát thân tan, chứ không dám lại hầu lấy cái khăn cái lược nữa ".
Kim Trọng nghe đoạn, lấy làm kinh ngạc mà rằng : " Thế ra hiền thê không phải là hạng con gái thường, mà chính là con người hào kiệt ! Nay đã lấy tư cách " liệt phụ ngàn xưa " để giữ mình, ta không dám vọng cầu nữa ".
Kiều nghe đoạn, liền đứng dậy mặc áo vào rồi hướng về chàng Kim sụp lạy mà rằng : "Kính tạ tri kỷ ".
Hết
Tô Vũ
***********************************************
***
Mục 1- Hồng trần và Bụi đời(bài viết của Tô Vũ)
1-1) Hồng trần
Đầu óc tôi cứ luẩn quẩn mãi về hai chữ " hồng trần" từ đầu mùa thu đến giờ. Chẳng là vì appartement của tôi ở trên cao, đối diện với xa lộ A4. Xa lộ này ở đâu tới, chạy đi dâu, tôi cũng không biết, hình như qua nhà tôi rồi rẽ bên trái vào Paris và rẽ bên phải đi xa lắm đến Strasbourg, rồi sang Đức, hình như vậy tôi không biết chắc lắm, môn địa dư (géographie) là môn tôi dốt nhất.
Xa lộ A4 chạy dài, cách nhà tôi khoảng 1 cây số. Từ trong nhà nhìn qua cửa sổ, tôi thấy rõ những xe hơi lớn nhỏ, cam nhông đủ loại, nghe tiếng rầm rì của hàng ngàn chiếc xe xử dụng xa lộ suốt ngày đêm. Cửa sổ double vitrage, kính dày, giảm bớt nhiều tiếng động, tôi đóng kín suốt ngày đêm, chắn gió mưa và chắn lạnh.
Nhà tôi hướng tây, cửa sổ 3 phòng dài 9, 10 thước. Mùa hè thì nắng chói chang chiếu thẳng vào nhà từ 5 giờ chiều tới lúc mặt trời lặn, có khi tới 10 giờ đêm, khổ cực lắm ! Trong nhà nóng như trong một cái lò lưả. Một buổi chiều mùa hè có một đưá cháu điện thoại tới hỏi thăm, tôi trả lời tao đang ở trong một cái "four" đây, nó còn hỏi thế đã bật điện "four" lên chưa? Mùa đông thì gió bấc thổi vào. Các cụ ngày xưa kinh nghiệm bảo làm nhà thì chọn hướng nam là đúng. Thế mà ở bên Pháp lại có nhiều người thích ở nhà hướng tây, có nắng chiếu vào, mùa hè nắng chết người còn ra nắng phơi mình cho nó đen da nữa, tôi chẳng biết thế nào là phải.
Mùa này gió bấc thổi vào phía nhà tôi, nên bụi vào nhiều lắm, vào nhà qua những khe hở thông hơi chung quanh khung cửa sổ. Hàng ngày quét nhà, hốt được cả đống bụi đen, bụi đen của những khói xe hơi chạy ở xa lộ A4. Tôi phải thở hít cái không khí ô nhiễm đó, ngán quá mà không biết làm thế nào tránh được.
Vì vậy mà trong óc tôi cứ luẩn quẩn mấy chữ " hắc trần, hồng trần ", bụi đen, bụi hồng.
Lạ lùng thay, bụi bặm trên trái đất này lại được gọi là "hồng trần". Hồng là màu hồng (rose), trần là bụi (poussière, dust), chẳng biết tại sao người xưa lại lại đặt chữ "hồng trần" để chỉ bụi bặm và nói rộng ra "hồng trần" chỉ cái cõi đời bụi bặm mà chúng ta đang sống này. Tôi không có Tự điển Từ nguyên (dictionnaire étymologique) của Tàu để tra cứu nguồn gốc chữ Hồng trần. Nhưng tôi đoán, người xưa, với nhiều kinh nghiệm sống, đã có lý của họ khi gọi, với cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, cái cõi đời ô trọc đầy bụi bặm này là hồng trần, trần gian, trần thế, trần ai, trần cấu, trần tục !!!
***
Tôi ham đọc những bài viết về tâm lý học, những bài về phân tâm lý (psychanalyse), những cách chữa bệnh tâm lý của Freud, cuốn L'Homme cet inconnu của Alexis Carrel.
Liên tưởng (association d'idées) là một hiện trạng tâm lý thường hay xuất hiện ở mọi người, một hiện trạng quen mà lạ. Không chú ý đến nó, không nghĩ đến nó, mà nó cứ âm thầm làm việc ở " hậu trường ", ở trong trí óc của mình. Nó liên tưởng đến những sự việc tương tự (par ressemblance), nó liên tưởng đến những sự việc tương phản (par contraste), nó liên tưởng đến những sự việc tiếp cận (par contiguité). Triết gia Aristote đã nhận xét thấy như thế từ đời thượng cổ.
Có khi chỉ một dấu hiệu nhỏ bất ngờ ở đâu đến, thí dụ đi dự một bữa tiệc cưới, gặp một bà, một cô có những nét mặt, hoặc có những cử chỉ, hoặc có một vài lời nói, hoặc có nụ cười gợi lại một người quen cùng trường, cùng phố khi trước, mà mình có cảm tình hay có ác cảm, thế là về nhà, ngồi thừ người miên man suy nghĩ, hàng giờ, hàng buổi, nhớ lại những việc cũ, từ việc này sang việc khác, những kỷ niệm cỏn con, từ thời này sang thời khác, từ lúc nhỏ đến lúc già, từ cái thành phố nhỏ bé của mình đến những nơi phồn hoa đô hội trên thế giới mà mình đã để chân tới, Paris, Genève, Rome, New York, Londres, San Francisco v.v... Vô tình, nó bắt ký ức của mình làm việc, giở lại những việc cũ, với những cái buồn, cái vui, cái háo hức thời còn trẻ, cái thất vọng trước một yên lặng từ chối, cái hớn hở sau một nụ cười, một khoé mắt, cái "thăng hoa" sau một lời hứa hẹn. Thật là những bài ôn tập trí nhớ, rất tốt cho những người bắt đầu có những dấu hiệu sa sút trí tuệ, sa sút trí nhớ (bệnh alzheimer hay bệnh perte de mémoire).
Sống càng lâu thì càng nhiều chuyện để liên tưởng, sống càng lâu thì càng nhiều khổ sở vì có nhiều cái tiếc. Con người lúc nào cũng tiếc quá khứ (hồi đó giá mà mình đừng ..., hồi đó giá mà mình cứ..., thì có phải bây giờ ...), con người lúc nào cũng lo cho tương lai, và con người lúc nào cũng quên mất hiện tại, không biết hưởng cái đẹp của bông hồng sớm mai nở trước cửa sổ nhà mình. Những người có khả năng suy nghĩ thường hay trở nên khổ sở "Souvent ceux qui sont capables de réfléchir deviennent malheureux" (Alexis Carrel, L' homme cet Inconnu).
Một ông bạn tôi, một ông già vui tính, yêu đời có một ước mơ : " Nếu lúc mình sinh ra đời, mình đã 80 tuổi, mỗi năm sống trẻ đi một tuổi, sống ngược lại từ 80 đến zéro, thì đời sống càng lâu, càng trẻ, càng thích thú hơn ".
Thật là một ước mơ đẹp nhất mà ta mong ước ! Hưởng hai lần một cuộc đời thì tuyệt hảo !
Ông già vui thật !
1-2) Bụi đời
Mấy nhúm bụi quét hàng ngày trong nhà làm tôi liên tưởng đến danh từ "bụi đời", liên tưởng đến những sự việc xảy ra từ ba bốn chục năm trước đây ở Sàigòn.
Danh từ "bụi đời" xuất hiện ở Sài-gòn vảo khoảng thập niên 60, do các ông nhà văn nhà báo việt nam đặt ra trong thời chiến tranh, để chỉ những em thanh thiếu niên vô gia đình, vô gia cư, sống lay lứt ngoài đường phố trong các đô thị lớn, đói khổ quá phải làm những việc khốn cùng để kiếm ăn, có khi xã hội dẫn các em trở thành du đãng, trộm cắp, đĩ điếm. Có những em bé xấu số, nhà nghèo quá, hoặc mất cha mẹ vì chiến tranh, hoặc sau 75 cha là chiến binh VNCH bị cộng sản bắt đi học tập cải tạo, có những bà mẹ đáng thương không nuôi được con phải cho con đi ăn xin ở hè đường, có những em không may mắn đã trở thành "bụi đời " hư hỏng.
Trong những em bé xấu số đó có một em đã gặp may mắn, một cái may mắn lạ thường. Tô Vũ xin kể lại chuyện đó theo báo chí Mỹ và đài phát thanh RFA hồi năm 2005.
Hồi 1973, có một tấm hình của một ký giả Mỹ chụp ở vỉa hè Saigon, chụp một em bé khoảng 2, 3 tuổi nằm ngủ trong một cái thùng các-tông, hình đăng trên báo Mỹ có bán ở Sài-gòn thời đó.
Nhìn tấm hình, tôi đoán là chụp ở trước Ngân hàng Việt Nam Thương Tín ở bến Chương Dương, Sài-gòn, do tôi nhìn thấy trên tấm hình vỉa hè rộng lớn, lát bằng những gạch ca-rô nhỏ 3 hay 4 phân vuông, màu vàng nhạt.
"Baby in the Box" (Đứa bé trong cái thùng) của Associated Press là tựa đề bức hình đó.
Bức hình làm tôi xúc động.
Trong hình có một em bé gái nhỏ khoảng 2, 3 tuổi, nằm ngủ lọt trong một cái thùng các-tông, bên cạnh là thằng bé anh khoảng 9, 10 tuổi, nằm ngủ lăn ra đất. Bên cạnh cái thùng các-tông, là một cái chậu nhỏ (có lẽ để xin tiền). Thằng bé anh ngủ nhưng một tay vẫn giữ tay em nó để trên cái bờ thùng các-tông. Đáng mến thay thằng bé nhỏ tuổi đã có ý thức được bổn phận và tình thương của nó, bổn phận chăm nuôi, săn sóc, bảo vệ và thương yêu em nó, thật là cảm động. Bức hình tuyệt hảo, gợi cảm, có ý nghiã bằng một bài viết mấy chục trang giấy. Nhìn tấm hình, cổ họng tôi se lại, nước mắt tôi muốn trào ra. Tội nghiệp và thương hại hai đứa bé quá và thương hại quê hương mình quá !
Hình được đăng trên các báo lớn ở bên Mỹ .
Theo các báo Mỹ viết thì ít lâu sau khi chụp bức hình, em bé bị đau, một bà dẫn em vào nhà thương ở Saigon cho người ta chữa. Bà ghi tên em là Trần thị Hết. Bà ta không trở lại nhà thương thăm nó nữa, hình như bà là mẹ đứa bé và bà đã chết. Trước khi Sài-gòn lọt vào tay cộng sản, em bé trong hình được Hội Hồng thập tự đưa về Mỹ để chữa bệnh, may mắn cho em !
Ngày 10 tháng 10 năm 1974, em chính thức được pháp luật Mỹ công nhận em là con nuôi của bà Evelyn Heil. Bà Heil đã có mấy con rồi, con bà đã lớn, bà chẳng thiếu tình mẫu tử, nhưng tấm lòng từ thiện của bà thật bao la. Bà đã vào nhà thương để săn sóc em, lúc em bệnh nặng, và xin em làm con nuôi để nuôi em sống.
9 năm sau, năm 1983 em được Tổng Thống Ronald Reagan mời đến toà Bạch Ốc để gặp tác giả bức hình "Baby in the Box" đó, ông Chick Harrity.
Hình bà Evelyn Heil và Nhanny Heil
Bấy giờ em đã 13 tuổi, tên em trên giấy tờ là Nhanny Heil. Ở đó em gặp ông Chick Harrity là ký giả nhiếp ảnh của hãng truyền thông AP (Asssociated Press). Khi ông Harrity đưa tặng em bức hình "Baby in the Box", bà Evelyn Heil kể rằng : "Nhanny sợ lắm, cháu tức giận, cháu không nhìn nhận đưá bé trong bức hình là cháu, vì cháu sợ người ta trả về thành phố Sài-gòn ".
Ngày 21 tháng 5 năm 2005, Nhanny bây giờ dã trên 30 tuổi. Nhanny được mời là khách danh dự của một bữa tiệc đông trên một ngàn người, tổ chức ở Khách sạn Ritz Carlton Hotel ở Washington DC. Trong số những người tham dự bữa tiệc có tổng thống Mỹ, Geoge W. Bush. Bữa tiệc do hội White House News Photographers' Association (WHNPA) tổ chức, để vinh danh ông Chick Harrity và tặng ông giải thưởng "Lifetime Achievement Award", giải thưởng cho "Một đời tận tuỵ với nghề". Ông Chick Harrity sau khi làm việc 16 năm với US News and World Report, ông làm nhiếp ảnh gia cho toà Bạch Ốc, 33 năm rồi ông về hưu năm 2001
Nhanny Heil, "Baby in the Box, cô bé trong hộp", bây giờ đã 32, 33 tuổi. Cô là mẹ của hai đứa con, nhà cô ở Springfield, tiểu bang Ohio. Cô được Tổng Thống George W. Bush, mời lên trao Giải thưởng danh dự cho ông Chick Harrity tác giả tấm hình đó, " Tấm hình thay đổi cả một đời người " như là một truyện thần tiên trên hạ giới.
Tổng Thống Bush, Nhanny Heil và Chick Harrity
Nhannhy Heil được tất cả mọi người trong tiệc đứng dậy nồng nhiệt vỗ tay hoan hô (ovation). Thật là một vinh dự tột bực cho một cô con gái vô danh đã từ nơi thấp kém lên tới đỉnh cao sang của xã hội, như là một Tạ ơn Thần Số Mệnh, như là một Nguyện cầu lòng bác ái của Thượng đế.
Sự kiện dản dị này đã biến đổi ý nghĩa của lễ trao giải thưởng. Từ một việc làm thông thường thành một việc làm ý nghiã, đầy tình thương, đầy tình nhân bản, đầy cảm tạ hồng ân Thượng đế.
*
Đời nay cũng xảy những ra những chuyện thần tiên chẳng kém gì chuyện thần thoại "Cô bé lọ lem" thời xưa !
Mục 2 -Bụi hồng và chữ Trinh của nàng Kiều (bài viết của Tô Vũ)
Mục 2-1) Bụi hồng
Tôi cũng liên tưởng tới một chữ "bụi" khác, là chữ "bụi hồng" dùng nhiều lần trong truyện Kiều.
Nghĩa đen, bụi hồng là " bụi bặm màu hồng " (poussière de couleur rose), hoặc là " một bụi cây hồng " (un buisson de roses).
Tại sao bụi bặm lại mầu hồng ? Tôi không hiểu tại sao. Tôi không nghĩ ra, tôi không thể giải thích được,.
Tôi tra cứu ba bốn cuốn Kim vân Kiều nhưng không có cuốn nào giải thích nguyên nhân tại sao lại gọi là " hồng ", nếu có cuốn giải thích thì chỉ vắn tắt bụi hồng là bụi mầu hồng mà thôi, cái đó thì ai cũng hiểu.
Cuốn "Truyện Kiều và Tuổi Trẻ" của ba tác giả Lê Hữu Mục, Phạm thị Nhung và Đặng quốc Cơ xuất bản tại Paris năm 1998 có những chú thích về bụi hồng :
1) Chú thích 250 (trang 350) Mây tần khoá chín song the, Bụi hồng líu díu đi về chiêm bao, giải thích: Bụi hồng đây là Khóm hoa hồng, nơi mà Kiều đứng núp, tưởng là Kim Trọng không trông thấy, có biết đâu anh chàng này đã để mắt nhìn từ lâu (fin de citation).
2) Chú thích 1036 (trang 383) : Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia , giải thích "phiá kia người đi lại làm cho bụi mù tung lên" (fin de citation)
3) Chú thích 3046 (trang 504) : Sự đời đã tắt lửa lòng, Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi, giải thích ," chốn bụi hồng : nơi bụi bặm, chỉ cuộc đời nhơ bẩn.
***
Bụi hồng là từ chữ hồng trần của Tàu.
1) - Tự điển Đào duy Anh giảng : hồng trần là Bụi mầu hồng, nghĩa bóng là thế giới phiền hoa
2) - Tự điển Thiều Chửu giảng : Sắc hồng là mầu đỏ tươi hơn các sắc đỏ khác, cho nên gọi các kẻ được yêu dấu vẻ vang là hồng. Hồng là đẹp đẽ nhộn nhịp như hồng trần. Chốn bụi hồng là chỉ các nơi đô hội.
*** Tôi vẫn chưa hiểu tại sao bụi lại "màu hồng". Sao không là bụi trắng, bụi đen, bụi xám như ta thường thấy ?
Nhà thơ Hoàng Nguyễn cho tôi biết, cụ Nguyễn Du quê ở Nghệ An-Hà Tĩnh, nơi này đất đỏ, nên cụ thường dùng chữ "bụi hồng" trong truyện Kiều. Ở Việt Nam có nhiều nơi đất đỏ lắm. Tôi đã nhìn thấy đất đỏ ở vùng Sơn Tây, vùng Phú Thọ ngoài Bắc, tôi đã nhìn thấy nước sông Hồng Hà vào mùa nước lớn, nước chảy cuồn cuộn màu hồng xẫm, xứng đáng với tên Sông Hồng mà người ta đặt tên cho sông đó, tôi đã thấy ở miền Nam Việt Nam có vùng đất đỏ, nơi gọi là Plantations des Terres Rouges, nhưng không vì thế mà chữ "bụi hồng" lại dùng để chỉ cuộc sống ở trên trái đất này, không vì thế mà bụi hồng lại ám chỉ cõi đời bụi bặm phiền nhiễu này.
*******
Mục 2-2) Kiều hy sinh
Lính sai nha đến nhà bắt Vương ông và Vương Quan, vì bị một tên trộm khai hai người là đồng loã đi ăn trộm. Trong lúc khám xét tìm tang chứng, bao nhiêu tiền bạc tư trang quý giá bị sai nha lấy hết, cướp hết. Chúng lại còn đòi hối lộ 300 lạng mới thả Vương ông và Vương Quan.
Nhà không có tiền bạc, Kiều phải nhận lấy tên Mã Giám Sinh làm chồng, bán mình lấy số tiền 400 lạng để hối lộ các sai nha thả cha và em ra. Không ngờ Mã Giám Sinh không phải là người đi tìm vợ mà lại là một tên ma-cô đi kiếm mua gái đẹp làm ca kỹ.
Hình Mã Giám Sinh thử tài thơ và đàn của Kiều trước khi
mua Kiều với giá 400 lạng. (Mã Giám sinh ngồi, Kiều gảy
đàn ở bên phải, bên trái là mụ mối, cầm sẵn giấy tờ để ký)
Thế là bắt đầu một hành trình tai hoạ dài 15 năm, đau đớn, nhục nhã, oan ức, khổ sở, gặp nhiều nỗi gian truân, bị lưà, bị làm nhục, bị bắt phải tiếp khách làng chơi, gặp Mã giám sinh, gặp Tú Bà, gặp Sở Khanh, gặp Thúc sinh, gặp Hoạn thư, gặp sư Giác duyên, gặp Bạc Hạnh, Bạc bà, gặp Từ Hải. Kiều nghe quan quân đánh lừa, Kiều khuyên Từ Hải ra hàng, Từ Hải bị quan quân giết chết. Hồ tôn Hiến bắt Kiều lấy một thổ quan. Kiều không chịu nhục, hối hận vì đã làm Từ Hải chết, Kiều không còn thiết sống nữa, nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử. Được sư bà Giác Duyên cứu sống, đưa về tu ở một cái am.
***
Sau khi được sư bà Giác Duyên cứu sống, Kiều không có ý định trở về với gia đình. Kiều chẳng bao giờ tìm đường về với gia đình, Kiều không có ý định đó có lẽ vì lưu lạc quá xa nhà, khi Mã giám Sinh đưa nàng về Lâm Tri đã phải đi mất một tháng (câu 920, Những là lạ nước lạ non, Lâm Tri vừa một tháng tròn tới nơi) về sau luân lạc còn xa nữa, đàn bà con gái một mình, thời xa xưa, 500 năm trước, dù có muốn cũng không thể tìm đường trở về với gia đình được, không phải là Kiều vô tình quên cha mẹ.
Một người đã tự tử mà được cứu sống, tâm trạng và tinh thần mất ổn định, ngày xưa gọi là vẫn chưa hoàn hồn, Kiều cũng vậy mà còn nặng hơn người khác nữa vì những nổi đau khổ của nàng chồng chất quá nhiều.
Kiều sống trong một khoảng "không". Tâm hồn và thể xác không có một chỗ đứng nào trong cái khoảng "không" đó. Kiều đã tới một trạng thái mà những tình cảm ái ố dục không còn có chỗ ngự trị trong lòng .
***
Một khi đã quyết định tìm cái chết để chấm dứt những đau khổ của cuộc đời, người được cứu sống chẳng cho việc sống lại là một may mắn, vì sống lại cũng chẳng thay đổi được gì, đau đớn quá khứ vẫn còn đó không xoá nhoà trong tâm trí được, tương lai chẳng có gì để mơ tưởng. Kiều ở trong tình trạng tâm sinh lý đó, cho nên quyết định đi tu để xa lánh cõi người, cõi đời là một quyết định phù hợp nhất với tình trạng của nàng.
Vả chăng Kiều là một cô gài ngây thơ trong trắng, lúc 16 tuổi đã làm một nghĩa cử hy sinh bán mình để chuộc cha, 15 năm bị đời xô đẩy vào đám nhơ bùn, do xã hội vứt nàng vào, chứ thật tâm hồn nàng vẫn là tâm hồn trong trắng. Một cô gái đẹp, con nhà tử tế, ngây thơ, chỉ biết ăn học, cầm kỳ thi hoạ, sống trong gia đình nhung lụa cách đây 500 năm, (thế kỷ 15), tuổi 15, 16, tuổi còn con nít, thử hỏi làm sao có đủ thông minh, làm sao có đủ kinh nghiệm, có đủ bản lĩnh để đối chọi với đời ma quái, ma quái chẳng kém gì thế kỷ 19, 20 mà truyện Kiều được dựng lên (Kim Vân Kiều Truyện, nguyên tác từ bên Tàu tác giả là ThanhTâm Tài Nhân, cụ Nguyễn Du viết thành văn vần, nhưng cụ vẫn giữ những tình tiết của nguyên bản). Nàng có phản ứng vài lần nhưng chỉ là những phản ứng yếu ớt chẳng có kết quả gì trước những quỷ quái ranh ma thâm độc của bọn mua bán phụ nữ : nàng cầm dao đâm vào người để tự tử khi bị vợ Mã giám sinh chửi bới ; nàng bỏ trốn theo lời đường mật của Sở Khanh ; nàng lấy Thúc sinh ; nàng lấy Từ Hải, v.v... tất cả chỉ là những toan tính để thoát khỏi cái sổ Đoạn Trường, thoát khỏi tình trạng khổ cực mà số mệnh đã gieo nàng vào. (Đoạn trường có nghĩa đen là "đứt ruột". Sổ Đoạn Trường là cuốn sổ có ghi tên những người đàn bà phận bạc mà cuộc đời gặp những gian truân khổ cực. Sổ Đoạn truờng là một invention của tác giả truyện Kim Vân Kiều). Đến khi chịu đựng không nổi nữa, không còn sức để cãi số mệnh nữa thì nàng tự tử gieo mình xuống sông Tiền Đường. Đoạn trường của nàng đã được xoá sổ, đã chấm dứt, nhưng tâm hồn nàng cũng nguội lạnh luôn, nàng chẳng còn một mong ước chờ đợi gì ở cuộc sống, ở cuộc đời, ở tương lai.
Năm Gia Tĩnh triều Minh vào khoảng giữa hai thế kỷ 15 và 16, các ca kỹ ở bên Tàu sinh hoạt tương tự như những "geisha" của những Trà Thất (Maison de thé) của Nhật bổn mà ta đã có dịp được coi trong phim "Shogun" với tài tử Richard Chamberlain và Toshiro Mifune. Người ca kỹ cần có sắc đẹp, có học thức, cầm kỳ thi hoạ, biết làm thơ, biết hát, biết gảy đàn, biết tiếp rượu, biết nói chuyện giải trí cho những khách hàng đi tìm giải trí, đi tìm thư giãn (détente, relaxe), sau những giờ làm việc mệt mỏi, sau những khó khăn phải giải quyết, hay là trong những gặp gỡ xã giao, người ca kỹ thời đó không phải là một cô gái chỉ chuyên bán dâm, đĩ điếm, prostituée, như trong các nhà kín ở Âu châu (maison close), không phải là một grue, một péripatéticienne gái đứng đường như ở Âu châu thời nay.
Người ca kỹ phải biết :
... khi khoé hạnh khi nét ngài
Khi ngâm ngợi nguyệt khi cời cợt hoa (câu 1213)
... Lầu xanh mới rủ trướng đào
Càng treo giá ngọc càng cao phẩm ngưởi (câu 1227)
... Đòi phen nét vẽ câu thơ
Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa (câu 1245)
******
Kim Trọng và Vương Quan thi đỗ được bổ làm quan ở Lâm Thanh. Hai người đi Lâm Tri tìm Thuý Kiều may mắn đã tìm thấy Kiều tu trong một cái am nhỏ với sư bà Giác Duyên.
Thuý Kiều gặp toàn thể gia đình. Ông bà viên ngoại ngỏ lời đón con về với gia đình.
Kiều từ chối, muốn ở lại am để tu theo đạo Phật, Kiều nói :
"Sự đời đã tắt lửa lòng
Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi" (câu 3045)
***
Hết kiếp đoạn trường, Kiều trở về đời sống bình thường, nhưng tâm nàng đã biến đổi. Kiều ghê tởm chen chân sống vào cái xã hội ác độc, đầy cạm bẫy xấu xa. Kiều ghê tởm cả thân xác mình, nhưng Kiều còn chút hãnh diện nội tâm về sự hy sinh cao cả của nàng để cứu vớt cha em, chứ không phải do lòng ham muốn tình dục (Xét trong tội nghiệp Thuý Kiều, Mắc điều tình ái khỏi điều tà dâm, câu 2681). Nàng tự nghĩ rằng tâm hồn nàng vẫn trong trắng mặc dầu thể xác bị dơ bẩn ô uế. Sau khi thoát chết, thì những tình cảm yêu, ghét đã dẹp tắt, mọi ham muốn trong lòng đã nguội lạnh, lửa lòng đã tắt. Trong lòng thanh thản không ham muốn mọi sự trên cõi đời, Thuý Kiều chỉ còn muốn theo sư bà Giác Duyên để tu học kinh kệ quỳ mình dưới chân Phật. Nàng nói với cha mẹ :
"Sự đời đã tắt lửa lòng,
Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi,
Dở dang nào có hay gì,
đã tu tu trót qua thì thì thôi." (câu 3047)
- Con đã bắt đầu đi tu rồi thi xin cha mẹ để cho con tu trọn kiếp.
Nàng nói với Kim Trọng : Thiếp đã quá tuổi lấy chồng rồi xin chàng để cho qua luôn đừng nhắc đến việc hôn nhân nữa.
Vương ông không nghe như vậy. Vương ông hứa nếu Thuý Kiều về với gia đình thì sẽ lập am gần nhà cho Kiều tu và mời sư bà Giác Duyên về tu cùng.
******
Mục 2-3) Đêm " lịch sử " của Kim Trọng và chữ TRINH của nàng Kiều
***
"Nghe lời nàng phải chiều lòng
Giã sư giã cảnh đều cùng bước ra "(câu 3057)
Trong buổi tiệc mừng tái hợp, Thuý Vân đã chút say rượu (Tàng tàng chén cúc giở say, Đứng lên Vân mới giãi bày một hai, câu 3061), Thuý Vân nói:
Vì có chuyện ba đào sóng gió nên mới mang em thế vào chỗ chị để lấy chàng Kim Trọng, bây giờ gió yên sóng lặng, bây giờ gương vỡ lại lành, còn lời thề xưa đó vả lại tuổi chị chưa già, (quả mai ba bẩy đương vừa, đào non sớm vi se tơ kịp thì, câu 2075) xin chị tái hợp với chàng Kim Trọng để thành duyên chồng vợ.
Kiều nói :
- Thôi em ơi, chuyện cũ rồi, bây giờ em nói ra làm gì nữa. Xưa chị có lời ước thật, nhưng bây giờ chị không còn như trước nữa, dãi gió dầm mưa nhiều, nói ra chị hổ thẹn, em coi như nước thuỷ triều cuốn trôi lời ước hẹn đó đi.
Kim Trọng nói :
- Nàng nói lạ lùng, tuy có sự thay đổi nhưng lời thề còn đó. Một khi thề ước thì sống chết vẫn phải giữ lời thề. (Lúc thề thì Kiều cắt tóc, hai người cùng thề với ông Trăng, thề trăm năm cùng sống với nhau . "Tiên thề cùng thảo một chương, Tóc mây một món dao vàng chia đôi, vừng trăng vằng vặc giữa trời, Đinh ninh hai miệng một lời song song. Tóc tơ căn vặn tấc lòng. Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương" (câu 447-452).
Kiều đáp :
- Trong đạo vợ chồng thì chữ trinh là quan trọng bậc nhất, từ khi thiếp ra khỏi nhà đến giờ thì thiếp như hoa tàn như trăng khuyết, thiếp rất xấu hổ. Nếu chàng vẫn còn nặng tình thì xin đổi tình vợ chồng ra tình bạn, đem tình cầm sắt (tức là đàn cầm và đàn sắt, nghĩa là vợ chồng) đổi ra cầm kỳ (tức là đàn cầm và bàn cờ, nghĩa là bạn hữu, đàn ca và đánh cờ với nhau). Xin đừng nói đến chuyện vợ chồng, thiếp buồn và xấu hổ lắm.
Kim Trọng nói :
- Nàng đã lấy chữ hiếu thay chữ trinh, thì nàng còn đáng trọng hơn, " hoa tuy tàn nhưng vẫn tươi hơn trước, trăng tuy tàn nhưng còn sáng tỏ gấp mười đêm hôm rằm.
***
Được sự khuyến khích của cha mẹ, nàng đành phải nhận lễ kết hôn với Kim Trọng.
Sau bữa tiệc, khi mọi người rút lui, hai người vào phòng riêng, thì chuyện đáng lý xảy ra đêm tân hôn lại không xảy ra.
Phải nói rằng Kim Trọng lấy lý do tôn trọng lời thề, để đòi Kiều phải kết hôn, thật ra thì Kim Trọng vẫn thấy Kiều đẹp lắm, và mê lắm.
Mười lăm năm sau bây giờ gặp lại, Thuý kiều có thay đổi gì không ? Lúc mới gặp Kiều ở trong am, ông bà viên ngoại cầm tay Thuý Kiều, thấy diện mạo Thuý Kiều :
"Dung quang chẳng khác chi ngày bước ra
Bấy chầy dãi nguyệt dầu hoa
Mười phần xuân có gầy ba bốn phần"...
Có nghĩa là Thuý Kiều vẫn còn trẻ đẹp như hồi 15 năm trước, hơi bị gày ốm già đi chút đỉnh.
Lúc bấy giờ Kiều mới 31-32 tuổi, lại đẹp, lại biết sửa soạn, biết "maquiller", lại khéo léo trong việc ăn nói, thì làm gì Kim Trọng chẳng mê, "mê tít thò lò".
Nhưng Kim Trọng không biết tâm lý của nàng Kiều lúc bấy giờ. Trong lòng nàng đã chán nản hết sự đời, nhưng vì muốn chiều lòng cha mẹ và chiều lòng KimTrọng nên nàng phải nhận lời kết hôn, chứ thâm tâm nàng không muốn.
Khi hai người vào phòng tân hôn, Kim Trọng ngỏ ý ân ái, thì Kiều từ chối. Kiều nói : Kiều là một cánh hoa tàn, xin tôn trọng Kiều để Kiều còn chút tự hào với mọi người. "Riêng lòng đã thẹn lắm thay, cũng là mặt dạn mày dày khó Những như âu yếm vành ngoài, còn toan mở mặt với người cho qua ".
Kiều tự nghĩ mình là người bỏ đi (Phận thiếp đã đành, có làm chi nữa cái mình bỏ đi) vì nghĩ chàng có nghĩa cũ tình xưa nên cũng chiều lòng nhận lời làm hôn lễ với chàng (Nghĩ chàng nghĩa cũ tình ghi, chiều lòng gọi có xướng tùy mảy may). Còn trong việc gối chăn sinh con nối dõi tông đường thì đã có Thuý Vân. Trong đạo vợ chồng thì còn có nhiều thú vui khác, thiếp chỉ là một đoá hoa tàn không xứng đáng với chàng, đoá hoa tàn có gì đáng quý mà chơi.
Kiều nói " Chữ trinh còn một chút này
Chẳng cầm cho vững lại giày cho tan.
Xin chàng xét cho thiếp, thiếp chỉ còn một chút "TRINH" này, thiếp phải giữ cho thiếp, thiếp phải giữ cho vững đừng làm cho tan mất đi.
***
Dùng chữ TRINH ở đây, thì có điều không ổn, vì trinh tiết (chasteté, virginité) của một cô gái không thể nào nói còn một chút, còn thì còn cả, mất thì mất cả. Có lẽ Kiều nghĩ rằng mặc dầu bị 15 năm bó buộc làm gái làng chơi, làm gái mại dâm, thể xác dơ bẩn, nhưng tâm hồn nàng vẫn còn trong trắng, bao nhiêu tội lỗi không phải do nàng gây ra, nàng chỉ là một hình nhân (robot), một con cờ, một người bị sai khiến, một người bị số phận đưa đẩy.
***
Gặp lại nhau đây, thật là quý, xin chàng đừng làm cho thiếp mất cái tin tưởng đó, cái hãnh diện đó.
* Kim trọng đành "nuốt nước bọt", "đau khổ" trả lời Kiều rằng :
"Chừng xuân tơ liễu còn xanh
Nghĩ sao cho khỏi thoát vòng ái ân
...Ai ngờ lại họp một nhà
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm"
Nàng còn trẻ đẹp quá, sao tôi không nghĩ đến chuyện ái ân. Nay biết tâm hồn nàng trong trắng, không vướng bụi trần, tôi rất trọng lời nàng. Tôi hiểu rằng chẳng cần có việc chăn gối cũng vẫn là vợ chồng.
Nghe nói vậy, Kiều sửa sang lại áo, cài lại trâm, sửa lại tóc, quỳ xuống cúi đầu lạy tạ chàng, cảm ơn "chàng đã gạn cho lòng thiếp được trong sạch, và che chở cho danh tiết của thiếp".
Rồi Kim Trọng yêu cầu nàng đánh đàn, làm thơ suốt đêm.
Chuyện trò chưa cạn tóc tơ
Gà đà gáy sáng trời vừa rạng đông ...
***
Mục 2- 3 tiếp theo) - Chữ TRINH của Kiều
Thiệt ra thì tâm trạng của Thúy Kiều lúc bấy giờ phức tạp lắm, nửa chán chường không còn muốn sống, nửa muốn đi tu, nửa muốn tái hợp với gia đình, với Kim Trọng, nửa tự ty về danh tiết bị ô uế, nửa tự cao hãnh diện về hành động bán mình chuộc cha, nửa tự nghĩ tâm hồn mình còn trong trắng, tất cả những ô uế của đời mình là do bị xô đẩy chứ không phải do tại mình gây ra.
* Kiều nhớ lại lần đầu tiên gặp Kim Trọng, lúc Kim trọng bắt đầu lả lơi :
Sóng tình dường đã siêu siêu
Xem trong âu yếm có điều lả lơi,
thì bị Kiều cự tuyệt ngay.
Kiều nhớ lại có hứa hẹn với Kim Trọng :
Vi chi liễu ép hoa nài
Còn thân ắt lại đền bồi có khi.
* Kiều nhớ lại khi Mã Giám Sinh dẫn nàng về khách sạn thì nàng lại nghĩ ngay đến Kim Trọng, hối tiếc khi trước đã từ chối Kim Trọng :
" Phẩm tiên rơi đến tay hèn, hoài công nắng giữ mưa gìn với ai Biết thân đến bước lạc loài, Nhị đào thà bẻ cho người tình chung." (câu 789 -792)
* Lạ thay, bây giờ, 15 năm sau, Kiều lại từ chối Kim Trọng, lấy cớ rằng " chữ trinh còn một chút này, chẵng cầm cho vững lại giày cho tan".
Thật khó hiểu được tâm trạng của Kiều lúc bấy giờ. Nhiều người đọc đã ngạc nhiên về chữ TRINH mà nàng nói, nhiều giải thích đã được đưa ra. Xin dẫn một vài giải thích như sau :
* Cuốn Kiều của Vân Hạc Văn Hoè (édition Diên Hồng, Hoa Kỳ) chú giải : Kiều đâu còn chút trinh tiết nào, nói như vậy là Kiều nguỵ biện (chú thích 2342 trang 587).
* Cuốn Kiều của L.H. Mục, P.T. Nhung, Đ.Q. Cơ (édition Paris1998), chú giải : chỉ còn một chút lòng tự trọng bền bỉ cứng cỏi này gọi là trinh tiết mà thôi (chú thích 3161 trang 512)
* Ce reste de pureté qui est mon dernier refuge, au lieu d'être sauvegardé, serait piétiné sans merci (page 579) (ĐQ Cơ dịch) (idem)
* if you must give your clan a rightful heir
you have my sister - there 's no need for me
what little chastity you may have saved
am I to flint it under trampling feet (câu 3159-3162 trang 631)
(Đặng Vũ Nhuế dịch) (idem)
***
Cái chữ TRINH này không phải do cụ Nguyễn Du viết ra, mà do nguyên bản của tác giả Thanh Tâm tài nhân, cụ Nguyễn Du chỉ viết thành văn vần mà thôi.
Nguyên văn chữ Hán của Thanh Tâm về chữ Trinh là : "Thả thiếp thụ nhục chi trinh, duy tồn thử nhất tuyến" nghĩa là "chữ trinh chịu nhục của thiếp chỉ còn một sợi nhỏ này "
Rõ ràng đây là "chữ trinh chịu nhục" chứ không phải trinh tiết của người đàn bà.
***
Về cái đêm "lịch sử" Kiều gặp Kim Trọng, Tô Vũ xin trích nguyên văn đoạn viết bằng chữ Hán của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân và bản dịch của Lê Mạnh Liêu để cống hiến quý độc giả tìm hiểu :
...Kim Trọng kiến chúng nhân thoái khứ, trùng dịch ngân đăng, tế khán Thuý Kiều, bất thí yên lung thược dược ; vũ nhuận đào hoa! Cộng nhập uyên vi, hoàn chỉ vọng phủ ma đáo tình nùng chi tế, tiện tác tham tưởng. Thuỳ tri Thuý Kiều ân ái tắc như giao tự tất, đãn nhất văn giao hoan, toại tức cự tuyệt. Kim lũ cầu bất dĩ. Kiều đạo : Thiếp thử thân tàn bại, ưng tử cửu hỹ. Dĩ lang ái thiếp, xuất ư cách ngoại, cố hàm tu dĩ tương tòng. Nhược bất cập vu tiết hiệp, sử thiếp vong tình, thượng khả lược thi nhan diện dĩ đối quân tử. Nhược tất dĩ thiếp thụ nhục giả nhục thiếp, thị lang phi ái thiếp dã, thị cừu thiếp dã, thiếp hựu hà cảm vu lang ? Thảng viết : Hoan vô sở ký, tự vô sở cầu, tự hữu thiếp muội tương thừa, hà tất dĩ bạc mệnh thiếp vi hữu vô tai ? Thả thiếp thụ nhục chi trinh, duy tồn thử nhất tuyến. Thảng lang tất tính thử nhất tuyến nhi ô diệt chi, thiếp duy hữu cốt hoá hình tiêu, tái bất cảm phụng thị cân chất hỹ. Kim thính liễu, kinh nhạ đạo : Nguyên lai hiền thê phi nữ tử dã, kính thị hào kiệt trung nhân. Kim ký dĩ thiên cổ liệt nữ tự trì, ngã tái bất cảm vọng cầu.
Kiều thính liễu, mang khởi thân xuyên thượng y phục, hướng Kim Trọng hạ bái, đạo : Tạ tri kỷ hỹ !
Bản dịch của Lê Mạnh Liêu :
Kim Trọng thấy các người đã lùi ra cả rồi, bèn thắp thay cây đèn bạc. Ngắm kỹ Thuý Kiều, chẳng khác gì : Hoa thược dược lồng làn khói lạt, bông đào hồng điểm hạt mưa bay ! Sau khi cùng nhau vào phòng uyên ương, Kim Trọng những tưởng làm hết cách khêu gợi tình dục cho đến cực độ, thì nàng sẽ nảy lòng ham muốn. Nào ngờ Thuý Kiều, các sự ân ái thì khắn khít như keo như sơn, thế mà hễ đả động đến sự giao cấu thì nàng cự tuyệt ngay. Chàng Kim mấy lần cầu nài không ngừng. Kiều rằng : "Tấm thân tàn bại này, đáng ra nên chết đã lâu. Chỉ vì chàng yêu thiếp một cách quá mức, cho nên phải nén sự xấu hổ để theo chàng. Nếu chàng không nghĩ đến sự bờm sơm, để cho thiếp quên tình, thì thiếp còn có thể mở mặt một chút để đối với chàng. Ví phỏng cứ nhất quyết lấy việc thiếp đã chịu nhục để làm nhục thiếp, thế là chàng không phải yêu thiếp, mà là thù thiếp vậy, thiếp còn cảm chàng nỗi gì ? Hay là bảo : không có người để thoả tình, không có nơi để cầu tự. Thì đã có em thiếp thừa đương đủ cả ; cứ gì phải đếm xỉa đến thân bạc mệnh này làm chi ? Vả chăng chữ trinh chịu nhục của thiếp, chỉ còn một sợi nhỏ này, nếu chàng lại làm nhơ đứt cả sợi này, thì thiếp chỉ còn có cách xương nát thân tan, chứ không dám lại hầu lấy cái khăn cái lược nữa ".
Kim Trọng nghe đoạn, lấy làm kinh ngạc mà rằng : " Thế ra hiền thê không phải là hạng con gái thường, mà chính là con người hào kiệt ! Nay đã lấy tư cách " liệt phụ ngàn xưa " để giữ mình, ta không dám vọng cầu nữa ".
Kiều nghe đoạn, liền đứng dậy mặc áo vào rồi hướng về chàng Kim sụp lạy mà rằng : "Kính tạ tri kỷ ".
(Hết)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét