Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

CHUYỆN CÀ KÊ SỐ 33 (THÁNG JANVIER 2012) - Tô Vũ

CHUYỆN CÀ KÊ SỐ 33
(THÁNG JANVIER 2012)
Tô Vũ
****************************************
mục lục Cà kê số 33
CÀ KÊ 33- Mục 1 vui buồn cùng bạn đọc

Mục 1-1- Bí quyết của Việt cộng đang áp dụng để cai trị dân tộc Việt Nam - Bài anh Tuan Mai Quốc gửi tới

Mục 1-2- Phải chăng cộng sản đang sửa soạn rút chạy và chuyển tiển ra ngoại quốc để rửa - Bài anh Việt Đo gủi tới
Mục 1-3 - Ăn chỉ toàn là ăn bẩn - Bài anh Việt Đo gửi tới
Mục 1-4 - Phép lạ : xã hội chủ nghĩa việt cộng biến nước lã thành thực phẩm
Mục 1-5- Cha mẹ ơi nấu ăn thế này ư ? Bài anh San kiếm Đạo gửi tới
Mục 1-6- Thực phẩm khô, khô bò, khô đà điểu, (autruche) , khô cá, cái gì cũng là hàng giả- Bài cuả anh Phước gửi tới
Mục 1-7- Miss Tiffany 's Universe 2011. Cuộc thi hoa hậu chuyển giới tính Thái lan năm 2011 -Bài của anh Quế Đăng gửi tới
Mục 1-8- "Ghê Mỷ "(Pêđê Mỹ) (American gays) Bài sưu tầm của Tô Vũ
Mục 1-9- Tục lệ người Dao : vào tận nhà, sà tận giường cô sơn nữ sắp llên xe hoa
Mục 1-10- Chuyện cô gái hái chè và thằng " phải gió "
Mục 1-11- THÂN HỮU CÀ KÊ
                 1-11-1 - Phóng sự Noel của Thy Như
                 1-11-2 - Phóng sự Noel Paris của My My
                 1-11-3- Cười một chút cho quên đời
                              1-11-3-1- Chị Tư và chị Năm trồng cà chua
                              1-11-3-2- Mộ bia
                              1-11-3-3- Panneau à Lyon
                              1-11-3-4- Perfect joke
1-12- Tô vũ giới thiệu tập thơ TRO TÀN của thi sĩ Nguyễn ngọc Hoàng

1-13- Hình các tài tử điện ảnh Pháp Mỹ thời trước ( hình diaporama)
1-14- Ngợi ca tháng chạp- Tác giả Hoàng Lan Chi
***
Lời chúc tết của Rồng Nhâm Thìn và của Tô Vũ

Hết Chuyện Cà kê số 33 tháng Janvier 2012
*************************************************************************
CÀ KÊ SỐ 33 THÁNG JANVIER 2012

MỤC 1- VUI BUỒN CÙNG BẠN ĐỌC

***
Mục 1-1
Bí quyết của việt cộng đang áp dụng để cai trị dân tộc Việt nam

Bài của anh Tuan Mai Quoc gui tới ngày 080112.
Cảm ơn anh Tuan Mai Quoc

***
Bài viết này là con dao 2 lưỡi. bên nào biết đánh vào yếu điểm của địch thủ thì bên ấy thắng !!!
Hiện tại thì giới trẻ vn đang bi tụi vẹm nó đưa vào chỗ ăn chơi sa đọa không còn ý chí tranh đấu !!!!

Sau đây là bài báo cáo trong buổi họp kiều vận của cộng sản : Chúng ta đã đào tạo ra một thế hệ trẻ thờ ơ vô cảm với tất cả các loại tư tuởng và ý thức hệ, chai sạn với lý tuởng và hoài bão mà thanh niên thuờng có, trở nên thực dụng và ích kỷ hơn bao giờ hết.

Thế hệ trẻ hôm nay, ngoài cái đức tính thực dụng và tinh thần chụp giật, cũng như niềm khao khát tiền bạc, công danh, ám ảnh bởi chủ nghia huởng thụ, thì chỉ còn le lói tinh thần dân tộc' vẫn còn sót lại trong máu huyết của mỗi nguời Việt.

Đây là con dao hai luỡi, là con giao long đang nằm yên, mà chúng ta cần phải biết lèo lái một cách khôn ngoan để không xảy ra một tiểuThiên An Môn ở Ba Đình.

Duới chế độ chuyên chế nào cũng vậy, sinh viên và trí thức trẻ luôn luôn là những kẻ nguy hiểm nhất, là ngòi nổ của quả bom, là kíp mìn hẹn giờ, là hạt nhân của các phong trào đấu tranh. Các cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ độc tài bao giờ cũng do sinh viên và trí thức dẫn đầu; công nhân, nông dân, và các tầng lớp lao động khác chỉ là sức mạnh cơ bắp. Chỉ có trí thức và sinh viên mới đủ lý luận để huy động được đông đảo quần chúng, mới có lý tuởng để dấn thân, và mới có khả năng tổ chức và phối hợp. Triệt tiêu được những phong trào sinh viên, cô lập đuợc những trí thức phản kháng, chính là đánh vào đầu não chỉ huy của địch. Những thứ còn lại như dân oan biểu tình', 'công nhân đinh công'… chỉ là cơ bắp của một cơ thể đã bị liệt não.

Như trên đã nói, chúng ta đã thành công trong việc làm cho sinh viên trở nên lãnh cảm về các loại ý thức hệ, thờ ơ với những tư tuởng tự do khai phóng từ phương Tây. Chúng ta chỉ còn phải đối phó với tinh thần dân tộc của sinh viên đang có nguy cơ thức dậy, mục đích là để nó ngủ yên, nếu không phải lèo lái nó theo huớng có lợi cho chúng ta.

Trí thức

* Đối với tầng lớp trí thức, những biện pháp 'vừa trấn áp vừa vuốt ve từ xua đến nay đã đem lại kết quả khả quan. Chúng ta đã duy trì đuợc một tầng lớp trí thức hèn nhát, háo danh, và nếu không quá ngu dốt thiển cận thì cũng chỉ được trang bị bởi những kiến thức chắp vá, hổ lốn, lỗi thời.

* Nói chung, đa số trí thức của chúng ta đều hèn, đều biết phục tùng theo đúng tinh thần 'phò chính thống' của sĩ phu xưa nay. Phần lớn những kẻ đuợc coi là trí thức cũng mang nặng cái mặc cảm của việc học không đến noi đến chốn, ít có khả năng sáng tạo, và so với trí thức phương Tây về cả tri thức lẫn dũng khí đều cách xa một trời một vực.

* Trí thức của chúng ta vẫn mãi mãi giữ thân phận học trò, kiểu sĩ hoạn mơ uớc đuợc phò minh chủ, hanh thông trên đuờng hoạn lộ, chứ không bao giờ vươn lên thành những nhà tu tuởng lỗi lạc.

* Tầm mức ảnh huởng của trí thức đến xã hội không đáng kể, không dành đuợc sự kính trọng từ các tầng lớp nhân dân, thậm chí còn bị nguời đời khinh bỉ bởi sự vô liêm sỉ và thói quen ném rác vào mặt nhau.

* Chỉ có một số ít trí thức vuợt qua đuợc cái vỏ ốc hèn nhát, nhưng thuờng là quá đà trở nên kiêu ngạo tự mãn, coi mình nhu núi cao sông sâu, là lương tâm thời đại. Những nguời này quả thật có dũng khí, nhưng cũng không đáng sợ lắm bởi đa phần đều có tâm mà không có tài, có đởm luợc mà ít kiến thức.

* Đa phần trong số này cung chỉ đến khi về hưu mới thu gom được dũng khí mà ra mặt đối đầu với chúng ta, do đó sức cũng đã tàn, lực cũng đã kiệt. Một số ít trẻ trung hơn, nhiệt huyết còn phương cường, thì lại chưa có kinh nghiệm truờng đời, chưa được trang bị lý luận chu đáo, chưa có kiến thức về dân chủ sâu rộng. Với những kẻ này chúng ta đàn áp không nương tay, bỏ tù từ 3 đến 7 năm. Đó là phương cách giết gà từ trong trứng.

Thử tuởng tuợng xem một tài năng trẻ phải thui chột những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời trong lao tù, cách ly với môi truờng học vấn, gặm nhấm nỗi cô đơn thay cho việc học hành nghiên cứu, thì sao có thể phát triển hết khả năng? Khi ra tù thì cũng đã quá tuổi trung niên, mệt mỏi, chán chuờng. Nếu vẫn còn dũng khí thì cũng đã tụt hậu về kiến thức, bị trì néo bởi gánh nặng gia đinh, còn làm gì được nữa?

Với những phân tích như trên tôi cho rằng chế độ của chúng ta vẫn còn bền vững ít nhất thêm hai mươi năm nữa.

Nhưng thời thế đổi thay. Chúng ta không thể kiêu ngạo mà tin rằng sẽ truờng tồn vinh viễn.

Chúng ta luôn học hỏi và thay đổi để sống còn và vươn lên, nhưng cũng nên biết rằng đối thủ của chúng ta có lẽ cũng không quá ngu ngốc.

Nếu kẻ địch cũng nhìn ra được mạnh – yếu của chúng ta, cũng biết tự đổi thay để thích nghi, cũng biết học cách đấu tranh có phuong pháp, có tổ chức, có chiến luợc… thì chuyện gì sẽ xảy ra sau hai muoi năm nữa thật khó mà biết đuợc.

Đó là một cuộc đua đuờng truờng mà kẻ nào dai sức hon, bền chí hon, khôn ngoan hơn, thì sẽ đến đích trước.

Chúc các đồng chí chân cứng đá mềm và luôn nhớ lời dạy của Hồ Chủ Tịch: 'khó khăn nào cũng vuợt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng'.

Báo cáo trong cuộc họp mặt kiều vận của Nguyễn Tâm Bảo

********************************************

MỤC 1-2

PHẢI CHĂNG CỘNG SẢN ĐANG SỬA SOẠN RÚT CHẠY và rửa tiền ở ngoại quốc ?

Bài của anh Việt Đ
o gửi tới - cảm ơn anh Viet Do
Financial Review (Lê Văn chuyển ngữ)

MELBOURNE: Trong vòng mấy tuần qua, một làn sóng người đến từ Á châu, đa số là những nam nữ trẻ tuổi, đã nhập cư vào Úc dưới diện di dân kinh tế. Ngoài khoản tiền hơn 500 ngàn Úc kim phải đóng ký quỹ trước đó, theo qui định của bộ Di trú để được liệt vào diện di dân này, những thanh niên nam nữ này cũng mang theo những khoản ngoại tệ rất lớn.

Một giới chức di trú dấu tên xác nhận về làn sóng di dân đặc biệt này, và nói thêm là đa số đến từ Trung Quốc và Việt Nam. Số lượng ngoại tệ, đặc biệt là Mỹ kim và quý kim, mà họ kê khai theo qui định của quan thuế Úc tính trung bình là vào khoảng 50 ngàn mỗi người.

Một hiện tượng lạ lùng khác nữa là thị trường địa ốc ở Úc cũng sôi động không kém trong mấy tuần qua. Tony White, một chuyên gia bán đấu giá bất động sản, cho biết là rất nhiều căn nhà được người mới nhập cư chấp nhận mua chỉ sau vài lần ra giá. Ông cho biết thêm là rất nhiều ngôi nhà ở các vùng sang trọng cũng có người mua sau mấy tháng không ai đoái hoài tới và chủ nhân phải chịu xuống giá. Chẳng hạn như một căn nhà có trị giá đến 4 triệu đồng ở North Sydney đã được một cặp vợ chồng Á châu rất trẻ gật đầu mua trong buổi đấu giá vào hôm thứ Bảy 6.3 vừa qua.

Một viên chức di trú khác thì cho biết là hiện tại ở Canada cũng có làn sóng di dân tương tự. Theo ông thì đây là con cháu của những người giàu có ở Trung Quốc và Việt Nam được sắp xếp để di dân sang Úc và Canada nhằm đề phòng những bất ổn chính trị sẽ xảy ra.

Theo một số kinh tế gia thì tuy Trung Quốc và Việt Nam chưa ảnh hưởng gì nhiều bởi các cuộc cách mạng ở Bắc Phi và Trung Đông, nhưng các bất ổn về kinh tế và xã hội đang ngày càng gia tăng vì tình trạng lạm phát quá cao.

Trong khi các nước Á châu khác có tỷ lệ lạm phát dưới 10% thì tại Việt Nam tỷ lệ này đã vượt mức 14% (tức gấp đôi tỷ lệ tăng trưởng kinh tế) và đang gây điêu đứng cho người dân. Một số công ty ngoại quốc ở Việt Nam cũng đang tính đường rút lui hay đình hoãn việc mở rộng kinh doanh vì tình trạng mất kiểm soát về tỷ giá ngoại tệ và vàng của chính quyền Việt Nam. Vào tuần qua, trong nỗ lực kềm chế lạm phát, chính quyền Hà Nội đã ra lệnh cấm kinh doanh trao đổi bằng vàng miếng khiến cho thị trường lại thêm xáo trộn vì người dân không còn tin vào đồng bạc VN vốn bị phá giá đến lần thứ 6 chỉ trong vòng 2 năm qua.

Adam Peterson, một doanh gia Úc có nhiều năm làm ăn tại VN, cho biết là hình như có làn sóng đổ xô đi mua vàng và ngoại tệ khiến cho tình hình càng lúc càng xấu thêm.

Ông Peterson cũng không tin là mùi hương Hoa Nhài đang lan sang Á châu, nhưng nhún vai nói: "Biết đâu được. Nếu họ tính đến chuyện rút chạy thì cũng đâu phải là chuyện lạ!".

Cái gì gây ra lạm phát ở Việt Nam?
 
********************************************

MỤC 1-3

Ăn chỉ toàn là đồ bẩn !
Lưu ý quý độc giả về thực phẩm từ ViệtNam đem qua, hầu hết đều tẩm hoá chất và nhiễm trùng... Nguy hại sức khỏe !!!! Tết nhất nên cẩn thận mứt bánh trái cây v.v. .... Không ngộ độc ngay thì cũng mang mầm ung thư vào người !!!!!

LH - http://nld.com.vn/2011121711523430p0c1002/an-chi-toan-la-do-ban.htm
Ăn chỉ toàn là đồ bẩn !

Bài của anh Việt Do gửi tới. Cảm ơn anh Viet Đo
Thứ Bảy, 17/12/2011 23:52, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã thốt lên như vậy tại buổi triển khai công tác an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn TPHCM, tổ chức tại UBND TP vào chiều 17-12

“100% mứt các loại ngâm chất tẩy trắng công nghiệp, gần 50% dụng cụ sản xuất bẩn, 50% nước uống đóng bình nhiễm vi sinh. Đúng là quá bẩn, ăn chi toàn là đồ bẩn!”. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhìn nhận thực tế bất cập này tại TPHCM.

Hiểm họa hoá chất, phóng xạ

Sáng 17-12, đoàn công tác Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã đi khảo sát tại một số điểm được cho là có nguy cơ cao về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) như chợ Kim Biên (quận 5), bếp ăn tập thể Công ty Pou Yuen (quận Bình Tân, nơi có khoảng 80.000 công nhân làm việc) và cơ sở chế biến kinh doanh thức ăn sẵn khu vực chợ An Đông (quận 5).

Tại chợ Kim Biên, hoạt động kinh doanh, sang chiết hoá chất, phụ gia thực phẩm diễn ra ì xèo, các loại thùng hoá chất công nghiệp, phụ gia thực phẩm đặt lộn xộn dưới nắng gắt. Ông Nguyễn Gia Hòa, Trưởng Phòng Kinh tế quận 5, cho biết tại chợ Kim Biên hiện có 94 cơ sở kinh doanh hoá chất, trong đó, 74 hộ kinh doanh hương liệu phụ gia thực phẩm, còn lại là hoá chất công nghiệp và hầu hết các sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài. Theo quy định, hoá chất phải được bảo quản như thuốc (từ 18OC - 20OC), người kinh doanh phải am hiểu chuyên môn nhất định nhưng thực tế 100% hộ kinh doanh ở đây đều mù tịt, chưa kể kinh doanh không có giấy phép.

Theo ông Phạm Việt Thanh, Giám đốc Sở Y tế kiêm Phó trưởng Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành ATVSTP TPHCM, năm 2011, qua kiểm tra 32.585 cơ sở chế biến kinh doanh thực phẩm, phát hiện 1.463 cơ sở sai phạm với số tiền phạt gần 5 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động 181 cơ sở, tịch thu tiêu hủy gần 25 tấn thực phẩm các loại. Đáng lo ngại, đã phát hiện, tiêu hủy gần 1,5 tấn thực phẩm đóng hộp, bao gói (gia vị, nước xúp, mì, nước quả, trà…) nhiễm phóng xạ, quá hạn sử dụng.

Nhiều biến tướng

Hầu hết lãnh đạo nhiều sở, ngành thừa nhận việc kiểm soát, quản lý về ATVSTP hiện gặp khó khăn. Theo ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP, có nhiều biến tướng, đối phó khiến cơ quan quản lý “đau đầu”. Việc phối hợp liên ngành kiểm soát nguồn thịt động vật đưa vào TP đang dần thực hiện khá tốt.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chất vấn: “Vậy tại sao hàng tấn thịt thối, chân gà thối vẫn lọt vào TP?”. Ông Thảo thừa nhận xuất hiện tình trạng sử dụng giấy kiểm dịch động vật giả mạo, ngụy trang cao cấp, sử dụng địa chỉ “ma”, chủ hàng “bỏ của chạy lấy người” khi bị phát hiện... “Đây là gánh nặng của TP, TP không phải là túi rác mà phải ôm hết các loại hàng thối tuồn về đây” - ông Thảo bức xúc.

Ông Trần Đình Vĩnh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP, cho rằng kiểm soát ATVSTP nguyên liệu thủy hải sản khá nhức đầu vì trong khi tất cả các ngành khác đều có giấy tờ liên quan đến nguồn gốc thực phẩm thì bên thuỷ sản “không có mảnh giấy lận lưng”.

PGS-TS Lê Hoàng Ninh, Viện trưởng Viện Vệ sinh Y tế công cộng TPHCM, cho biết 30% số vụ ngộ độc là không tìm ra nguyên nhân, còn các vụ đã xác định được thì 50% là do vi trùng và 50% do hoá chất. Ông cũng cho rằng chưa có cơ sở khoa học nào để khẳng định có sự chuyển dịch tác nhân gây ngộ độc thực phẩm trong những vụ ngộ độc thực phẩm hiện nay. Đây cũng là mối nguy cơ cho công tác giám sát quản lý.

Phó Chủ tịch UBND TP Hứa Ngọc Thuận kêu gọi người dân tự bảo vệ sức khỏe, đồng thời kiến nghị cấp Trung ương nhanh chóng “gỡ rối” cho TP trong việc triển khai Luật ATVSTP. Ông cũng cho rằng TP cần tăng thêm 60 biên chế cho lực lượng thanh tra, lập các đội phản ứng nhanh, xử lý ATVSTP tại các chợ đầu mối.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao công tác ATVSTP của TP cũng như thực hiện đề án chuỗi thực phẩm an toàn. Bà cũng cho rằng ngộ độc thực phẩm mãn tính mới là điều đáng sợ và đề nghị TP trong thời gian tới không để xảy ra. Bà cũng thừa nhận việc thực hiện Luật ATVSTP là quá chậm và hứa sẽ giải quyết những kiến nghị của TP.

“Đổ tiền” để kiểm soát ATVSTP

Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP TP, đưa ra bảng kết quả xét nghiệm về thực phẩm khiến người đứng đầu cơ quan ngành y tế Việt Nam giật mình. Cụ thể, 27% nước tương, tương ớt nhiễm vi sinh; 50% nước uống đóng bình nhiễm vi sinh; 40% bánh canh, bún nhiễm hoá chất; 50% tương các loại nhiễm vi sinh; 33% bột ớt, hạt dưa nhiễm Rhodamine B; 33% mì, phở, bánh canh các loại nhiễm hàn the; 37,5% chả các loại nhiễm hàn the; 100% mứt các loại nhiễm chất tẩy trắng công nghiệp; 70,4% xirô các loại nhiễm DEHP… “Bộ máy ATVSTP TP đang hằng ngày lo bữa ăn cho hơn 9 triệu con người. Đây là nhiệm vụ không phải nhỏ với chúng tôi” - ông Hòa phân trần.

Trong thời gian tới, UBND TP dự trù chi gần 60 tỷ đồng triển khai thực hiện đề án “Xây dựng mô hình điểm quản lý thực phẩm theo chuỗi thực phẩm an toàn giai đoạn 2011-2015”.

http://vnexpress.net/gl/doi-song/2011/12/phu-gia-bien-nuoc-la-thanh-thuc-an/
*********************************************

MỤC 1-4
PHÉP LẠ :

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT CỘNG BIẾN NƯỚC LÃ THÀNH THỰC PHẨM
"Chỉ cần cho vài muỗng hương liệu, phẩm màu, đường hoá học vào nước và nêm nếm là đã có nước ép trái cây thơm lừng", công thức pha chế được người bán hoá chất, quanh chợ Kim Biên, quận 5, TP HCM, giới thiệu mỗi khi có khách cần mua.

TP HCM 'soi' chất lượng thực phẩm Tết

Chiều 16/12, chuẩn bị cho đám tiệc, dự định đãi khách món nước cam thay vì nước ngọt, được bạn giới thiệu quanh chợ Kim Biên có bán bột cam pha với nước rất tiện và rẻ, anh Tân quê ở Long An tìm đến. Vừa thấy khách, các chủ quầy hoá chất phẩm màu trên đường Trịnh Hoài Đức, cạnh chợ hoá chất Kim Biên đã gọi và giới thiệu.

Nhanh tay hơn cả, một thanh niên mặc quần đùi lôi khách kéo vào quầy và lấy ra hàng chục bao nhựa có chứa đủ loại hương liệu từ cam, dâu, táo, nho, chanh cho đến hương cà phê, hương sôcôla.

"Hàng ngoại đấy, an toàn lắm. Chỉ cần hơn trăm nghìn đồng hương liệu, đường hoá học pha mang về pha với nước là anh có ngay nước trái cây đãi khách", người này nói. Tuy nhiên khi anh Tân hỏi hàng ngoại là nước nào sản xuất, người bán lại lơ đi.

Bị khách chê nước phở không đậm đà, bà Liên nhà ở quận Phú Nhuận tìm đến chợ Kim Biên, mua hương liệu hỗ trợ cho công thức đang có. Vừa đến đầu chợ, chưa kịp bước vào trong, vị khách đã được các chủ cửa hiệu kinh doanh hoá chất, phẩm màu ven chợ mời chào. "Nấu phở phải không, có ngay đây, chỉ cần vài thìa thôi là thơm lừng ngay", vừa nói một chủ cửa hàng vừa kê sát vào mũi khách bọc hương liệu có ghi "phở bò" bên ngoài.

Chủ cửa hàng còn giới thiệu, so với nước hầm xương hoặc các công thức tạo mùi truyền thống, dung dịch tổng hợp của cửa hàng rẻ hơn rất nhiều. Giá của một kg hương liệu bò chưa đến 400 nghìn đồng nhưng mỗi lần nấu chỉ cần bỏ một ít là đủ, nên có thể pha cho ước tính lên đến hàng nghìn lít nước lã.

Tình hình mua bán sôi động diễn ra tại các con đường xung quanh chợ hoá chất Kim Biên, như Trịnh Hoài Đức, Phùng Hưng, Hải Thượng Lãn Ông... Ở đây, vài chục cửa hàng lớn nhỏ san sát chất đầy thùng, can, bao ni lông chứa đủ loại bột hoặc nước ghi chú rõ "hương cam, táo, mơ, dâu, đậu nành, cà phê, hương phở, hương bún bò, lẩu", hầu hết không có nhãn mác.

"Mua gì cũng có, muốn pha chế món gì người bán giới thiệu luôn. Còn nguồn gốc sản phẩm thì hên xui. Cũng có loại có nhãn, nhưng hầu hết là hàng can, hàng thùng được sang chiết ra túi nhỏ. Giá loại không nhãn mác thường rẻ hơn những loại có bao bịch bán trong chợ", anh Hải, người từng giúp việc cho một hộ kinh doanh phẩm màu tại khu vực này nói.

Cũng theo anh Hải, khách hàng thân thiết của các loại hương liệu tạo mùi thường là các cơ sở sản xuất thực phẩm theo dạng thủ công hoặc làm theo mùa. "Đắt hàng nhất là hương liệu làm các loại thức ăn cần mùi vị như bò viên, chả cá, nước ép quả. Nếu không dùng hoá chất, hương liệu, phẩm màu thì không còn lãi và thức ăn không thơm ngon", anh này nói.

Trao đổi với VnExpress.net, bà Lưu Thị Kim Nhung, Trưởng ban quản lý chợ Kim Biên cho biết, những cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ năm quanh chợ đã có mặt từ hơn chục năm nay nhằm "ăn theo" chợ hoá chất Kim Biên. "Quyền quản lý các hộ này thuộc chính quyền địa phương chứ không phải của chúng tôi", bà Nhung nói.

Theo ông Phạm Kim Bình, phó chánh thanh tra Sở Y tế TP HCM, thực tế kiểm tra cho thấy, cả những hộ kinh doanh trong và ngoài chợ đều có sai phạm.

"Nhiều nhất là sang chiết phụ gia thực phẩm không đúng quy định. Nhiều hương liệu được chiết từ thùng to ra thùng nhỏ, sau đó chưa ghi rõ nhãn mác, nguồn gốc, hạn sử dụng, một số hộ kinh doanh lẫn lộn cả hoá chất công nghiệp với hoá chất thực phẩm", ông Bình nói.

Trưa 17/12, trong buổi giám sát tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm tại TP HCM, ở chợ Kim Biên, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế đã trực tiếp nhắc nhở ban quản lý chợ cần thực hiện nghiêm việc quản lý các hộ kinh doanh hoá chất, phụ gia thực phẩm, nhất là về nguồn gốc sản phẩm, việc sang chiết và bảo quản hàng hoá.

"Phụ gia hoá chất có mặt trong hầu hết các loại thức ăn nên ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, chính vì thế công tác quản lý cần phải thắt chặt và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm", bà Tiến nhấn mạnh.

Cùng ngày, Bộ trưởng còn đến thăm mô hình bếp ăn tự quản tại một công ty ở quận Bình Tân, đồng thời có buổi làm việc với UBND TP HCM về tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm tại TP HCM, cũng như các công tác triển khai thanh kiểm tra thực phẩm mùa Tết.
*********************************************

MỤC 1-5

Cha mẹ ơi, nấu ăn thế này ư !
Bài của anh San Kiếm Đạo gửi tới. Cảm ơn anh San kiếm Đạo
Vừa dừng chân trước sạp hàng ngay góc đường Vạn Tượng của chợ Kim Biên (quận 5), chúng tôi hoa cả mắt bởi vô vàn lọ, bình, bịch ni lông đựng đầy các loại hoá chất, nào hàn the, formon, chất tẩy trắng, phẩm màu, chất tạo bọt cà phê…
Một cô bán hàng dáng đẫy đà chào mời: “Mấy anh mua phụ gia gì, chỗ em đây có đủ. Muốn dùng trong công nghiệp hay thực phẩm, bao nhiêu cũng có”. Vẻ ngơ ngác vì lần đầu mở quán nhậu và muốn tìm một số phụ gia làm giòn, dai cho thịt gà, dê và các loại lòng động vật, cô bán hàng đưa ra một can nhựa trắng 5 lít, đon đả: “Đây, chỉ cần cho một muỗng vào là giòn hết”.

Cầm cái can lên quan sát, chúng tôi chỉ thấy một màu đục nhờ nhờ và mỗi mảnh giấy bé bằng nửa bàn tay được viết nguệch ngoạc dán bên ngoài: “Chất làm giòn, dai”. Mở nắp ra và ngửi, một mùi hăng hắc xộc xuống cổ họng khiến buồn nôn. Lấy cớ mới mở quán ăn nên thử nghiệm, chúng tôi mua 100ml và được tính tới 50.000 đồng.
Hương liệu hoá chất được bày bán tràn lan tại chợ Kim Biên quận 5.
Ghé qua một sạp hàng khác kế bên, hàng đống hoá chất được bày la liệt dưới nền đất và hàng dài lọ, bình hương liệu đựng trên kệ. Bảng hiệu của cửa hàng là chuyên phụ gia công nghiệp nhưng bày bán rất nhiều hương liệu thực phẩm như hương sôcôla, hương thịt bò, hương thịt heo... Than thở vì mở quán bún bò mấy tháng nay mà ế ẩm khách, bà chủ cửa hàng nói chắc nịch: “Chắc mấy chú chưa biết nấu rồi. Người ta nấu xương bò thì ít mà cho phụ gia thì nhiều. Cả phở cũng vậy chú ơi. Có thế mới dậy mùi bò, thơm mà ngọt miệng”.

Nói rồi, bà ta xách ra một bình nhựa chừng 1 lít có ghi 3 chữ “Hương thịt bò” và tỉ tê: “Nói thiệt, mỗi tuần tui bán không dưới 50 lít hương vị này. Mấy quán bún bò, phở tới đây mua nhiều lắm. Khách quen, nếu cần, tui cho người mang đến tận nơi”.Với 250.000 đồng/chai 1 lít, bà chủ cho biết sẽ nấu được 100 nồi bún bò hoặc phở to tướng. Tính ra, mỗi nồi bún, phở bò chỉ cần nêm nếm chừng 2.000 đồng hoá chất phụ gia hương vị là thơm phức. Lợi gấp bộn lần mua vài ký xương bò về hầm!

Dầu đánh bàn ghế thành... gạch cua

Qua chợ Bình Tây (Q6), nhiều sạp hàng bán gia vị thực phẩm cũng rất niềm nở khi chúng tôi hỏi mua bột màu gia vị nấu bò kho, phở, cà ri, lẩu... và cho biết muốn mua bao nhiêu cũng có.

Tại sạp C.T., cô bán hàng đưa ra 2 bịch to đùng đầy các loại gia vị được cho vào các túi ni lông khoảng 15-20gram buộc bằng dây thun. Trong đó có một loại gia vị nấu súp của cơ sở K.N. với thành phần được ghi trên nhãn là đại hồi, thảo quả, bột đinh hương, tiểu hồi, ngò hột, cam thảo, trần bì và quế. Một loại khác là vị nấu súp phở của hãng N.A. cũng với các thành phần tương tự nói trên. Tuy nhiên, khi mở gói gia vị ra xem, chúng tôi có cảm giác như có mùi ẩm mốc lâu ngày và trông rất mất vệ sinh...

Đặc biệt, trước dư luận lo lắng về sa tế nấu lẩu có xuất xứ từ Trung Quốc có thể gây ung thư, chúng tôi hỏi mua thì các chủ sạp đều nháy mắt nhau bảo “hết hàng”. Tuy nhiên, những loại sa tế, phụ gia nấu lẩu như lẩu thái, lẩu chua có xuất xứ Việt Nam với “3 không”: không nhãn mác, không nguồn gốc, không thành phần chất lượng thì nhan nhản.

Nghe mấy cô bán bún riêu kháo nhau về gạch cua được nấu bằng phụ gia, trong vai người nội trợ, chúng tôi lại lân la đến chợ Kim Biên (Q5). Hỏi anh giữ xe chỗ nào bán gia vị nấu bún riêu, bò kho, anh ta cười giả lả: “Đầy chợ, muốn mua bao nhiêu cũng có”. Nói rồi, anh ta chỉ đến cổng số 5 là nơi “quy hoạch” hàng loạt sạp hàng bán hương liệu, gia vị, phẩm màu như sạp Ngã Năm, sạp Xuyến, Châu Phát, Cô Tám, Vạn Lợi...

Tại sạp C.P., bà chủ sạp liến thoáng giới thiệu: “Chỉ cần cho một muỗng thôi là nồi nước lèo thơm phức mùi cua, ngọt lừ”. Bà lấy ra một bình nhựa khoảng 250ml đề xuất xứ Singapore nhưng không hề có hạn sử dụng và nhà nhập khẩu, phân phối. Ở quầy đối diện, một thanh niên đang chiết xuất một loại bột màu đỏ từ bao lớn ra từng bịch ni lông nhỏ khoảng 0,5gram. Khi được hỏi là bột gì, bà chủ sạp nói là phẩm màu công nghiệp dùng cho sơn, dầu đánh bàn ghế...

“Thế có dùng cho thực phẩm được không chị?”, chúng tôi hỏi. Bà chủ nói ngay: “Vô tư đi. Nhiều người mua về nấu bún riêu thì hết ý. Nếu mua màu thực phẩm thì 300.000-400.000 đồng/kg nhưng mua loại này chỉ 50.000 đồng thôi. Chỉ một chút chấm vào đầu đũa là cả một nồi bún riêu nổi váng gạch cua liền”.

Tại sạp C.T. ở chợ Bình Tây, cô bán hàng cũng đưa ra nhiều bịch bột màu đỏ và giới thiệu gia vị nấu bún riêu được rất nhiều hàng bán bún riêu, bún bò sử dụng. Theo cô bán hàng này, để nồi bún riêu có màu đẹp như gạch cua, cọng bún có màu gạch thì dùng đũa chấm một chấm bột rồi hòa vào nồi nước. “Ở chợ này còn nhiều loại gia vị lắm, loại gì cũng có. Mấy chú cần gì cứ đến tìm tui”, cô ta nói - TANGO 24 songngu24nt@yahoo.com
*********************************************

MỤC 1-6
THỰC PHẨM KHÔ, KHÔ BÒ, KHÔ ĐÀ ĐIỂU (AUTRUCHE), KHÔ CÁ, CÁI GÌ CŨNG LÀ HÀNG GIẢ

Bài của anh PHUOC gửi tới. Cảm on anh Phuoc
***
Bạn đã nghe nói đến trứng gà giả rồi chứ? Rồi sữa bột giả, hạt trân châu trong trà sữa cũng giả, mấy hôm nay thì nghe về một loại khô mực giả làm từ polymer, giờ thì mình cung cấp thêm thông tin về các loại khô giả khác cho nó đủ bộ. Đó là các loại thịt khô được chế biến ăn liền như khô bò, khô cá và khô đà điểu... Người bán thì không biết chính xác các loại khô này làm từ gì, chỉ biết nó xuất xứ từ Trung Quốc và không bao giờ người ta dám ăn nó, chỉ bán cho người mua để kiếm lời mà thôi.

Khô bò làm từ mì căn?

Khi hỏi mua vài loại thực phẩm chế biến sẵn bày bán ở chợ Bình Tây với giá cực rẻ, một tiểu thương cho biết: “Không phải thịt thật đâu. Thịt thật làm gì có giá rẻ như thế. Những loại khô này được làm từ một loại bột gì đó”. Thấy chúng tôi lo ngại, bà ta trấn an: “Chắc là không độc hại, người ta ăn hoài mà đâu nghe ai nói gì. Mấy loại khô này bán rất chạy, một lời hai”.


"Chắc là không độc hại, người ta ăn hoài mà đâu nghe ai nói gì". Nghe mà phát ớn, buôn bán có trách nhiệm ghê!
Tại chợ An Đông, một tiểu thương giới thiệu một mẫu khô bò và giới thiệu là “khô bò thoại”. Loại khô này gói bằng ni lông có in chữ Super, giá chỉ 17.000 đồng/bịch. Bên trong có khoảng 60 miếng với bao bì in hình chiếc điện thoại di động nên được người bán gọi là “khô bò thoại”. “Chúng tôi chỉ giới thiệu hàng mẫu, không dám bày bán nhiều vì QLTT kiểm tra gắt gao lắm nhưng anh muốn mua bao nhiêu cũng có. Dân buôn các tỉnh đến đây lấy hàng với số lượng lớn” - tiểu thương này cho biết.


Miếng khô bò này được chế biến từ thịt bò hay bột? Chẳng ai có thể khẳng định chắc chắn được.
Ông Trần Hữu Thành, chủ một doanh nghiệp sản xuất - chế biến thực phẩm ăn liền tại quận Bình Thạnh - TPHCM, sau khi quan sát và nếm miếng khô bò này đã khẳng định: “Chắc chắn không phải thịt bò dù màu sắc, mùi vị khá giống. Thịt bò cũng không có giá quá rẻ như thế. Tôi nghĩ loại khô này có thể chế biến từ bột hoặc mì căn rồi tẩm hoá chất cho có mùi thịt bò. Ăn xong miếng khô này, vị ngọt của hoá chất đọng lại trong miệng nhiều giờ, rất nguy hại”.

Khô đà... “điểu”, khô cá

Ngoài “khô bò thoại”, tại các chợ ở TPHCM cũng bày bán tràn lan khô đà điểu, khô cá... nhập lậu từ Trung Quốc. Tại chợ Phạm Văn Hai, các tiểu thương chào bán khô cá ăn liền với giá 9.000 đồng/bịch, mỗi bịch 30 miếng. Điều bất ngờ là ngay cả tiểu thương ở đây cũng không biết đó là loại khô được làm từ cá gì. Chúng tôi thử ăn một miếng, thấy loại khô cá này có độ dai khác thường.


Người bán cũng không biết khô cá mình bán làm từ cá gì.
Đặc biệt, gần đây xuất hiện sản phẩm khô đà điểu được tiêu thụ rất mạnh. Mặt hàng này được đóng gói bằng bao bì nhựa, nhãn in toàn chữ Trung Quốc nhưng lại có thêm dòng chữ Việt “Vượng Đắc Long”. Các tiểu thương đều khẳng định loại khô đà điểu này xuất xứ từ Trung Quốc, cơ sở sản xuất chỉ việc in thêm dòng chữ Việt để dễ tiêu thụ tại VN. Mỗi bịch khô đà điểu “Vượng Đắc Long” nặng 300 g, có khoảng 100 que, mỗi que xiên 5 viên to cỡ ngón tay cái, giá bán chỉ 17.000 đồng.


Nhìn mấy lát khô cá ăn liền ngon lành này, ai mà biết chúng được làm giả từ loại gì
Ông Phạm Văn Châu, giám đốc một doanh nghiệp chế biến thực phẩm tại huyện Củ Chi – TPHCM, phân tích: “Thịt đà điểu tươi bán trong các siêu thị hiện có giá khoảng 300.000 đồng/kg. Chế biến thành thịt khô mà bán chưa tới 50.000 đồng/kg thì chắc chắn đây là loại đà... “đểu” rồi”. Theo ông Thành, thịt đà điểu có độ dai nhất định nhưng loại khô “Vượng Đắc Long” này lại rất xốp nên có thể được chế biến từ bột.


Những con đà điểu (autruche)
Thịt đà điểu giá 300 ngàn/ ký, thịt khô bán chưa tới 50 ngàn/ kí, tin nổi không?

Người bán chưa biết các loại thực phẩm ăn liền mình đang bán được làm từ loại gì và tác hại ra sao, những loại này cũng chưa được lấy mẫu để kiểm nghiệm về hoá chất độc hại, nhưng theo ý kiến của nhưng chuyên gia thì đây là những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

Bác sĩ Trần Văn Ký, người phụ trách chuyên môn văn phòng phía Nam Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm VN, nhận xét: “Hiện nay, chúng ta chưa kiểm soát được các loại thực phẩm tẩm ướp gia vị. Thực phẩm càng rẻ càng được sử dụng phụ gia có nhiều tạp chất, kim loại nặng, thủy ngân, chì, asen... rất độc hại. Do làm từ nguyên liệu giả nên người sản xuất đưa nhiều thứ phụ gia, hoá chất vào để kích thích vị giác, làm cho thèm ăn. Những chất độc hại này sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá trong cơ thể, kể cả ảnh hưởng đến hệ thần kinh như chất gây nghiện.

Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và của chính gia đình mình, người tiêu dùng nên mua những loại thực phẩm ăn liền có nhãn mác và xuất xứ rõ ràng. Đừng vì ham của lạ, của rẻ mà vô tình tiếp tay cho kẻ xấu và rước bệnh vào thân.
*********************************************
MỤC 1- 7
MISS TIFFANY ' S UNIVERSE 2011,

Cuộc thi hoa hậu chuyển giới tính Thái Lan năm 2011
Bài do anh Que Dang gửi tới. Cảm ơn anh Quê Đăng

*****
Tối 18/4, người dân Thái Lan đã được dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp rạng ngời của 60 thí sinh chuyển giới tham dự vòng loại cuộc thi sắc đẹp Miss Tiffany’s Universe năm 2011, diễn ra tại Trung tâm mua sắm quốc tế Mall, Bangkok.
Với chủ đề "I’m so beautiful", cuộc thi Hoa hậu chuyển đổi giới tính 2011 (Miss Tiffany’s Universe) là một trong những cuộc thi sắc đẹp được chờ đợi nhất tại Thái Lan. Đây không phải lần đầu tiên Miss Tiffany được tổ chức nhưng người dân Thái Lan vẫn không khỏi tò mò và bất ngờ trước sắc đẹp rạng rỡ của 60 "ladyboys" - người đẹp chuyển giới.
Ngắm nhìn vẻ tươi tắn, rạng rỡ của các thí sinh, khó có thể tin họ là những người đẹp nhờ trải qua phẫu thuật chuyển giới. Dù đều là đàn ông chuyển giới nhưng các thí sinh tham dự năm nay thực sự nổi bật với vẻ đẹp thướt tha yêu kiều, không thua kém bất kỳ cuộc thi Hoa hậu nào dành cho phụ nữ thật sự.
Được tổ chức lần đầu vào năm 1998, Miss Tiffany là cuộc thi sắc đẹp hàng năm của Thái Lan nhằm quảng bá du lịch Thái Lan, thể hiện bình đẳng giới, quyền con người và nâng cao nhận thức xã hội về bình đẳng trong chuyển đổi giới tính.

Vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu chuyển đổi giới tính 2011 sẽ diễn ra vào ngày 6-5-2011 và lợi nhuận từ cuộc thi sẽ được tặng cho tổ chức Chữ thập đỏ Thái Lan.

Hãy cùng ngắm nhìn vẻ xinh đẹp đến ngỡ ngàng của các thí sinh Miss Tiffany’s Universe năm nay. ;

Assachankawe Promaksorn


Sisira Ichanagan


Natkitta Suksri


Maylisa Suwannavet


Akaranart Ussawasiri


Katanyuta Rattantada


Songsuda Songkiddakon


Chanya Denfanapapol


Siripahawarin Mongkhonphanmani


Numpath Prasopchok


Waritsara Suttimoon


Putthama Thongting

 
*********************************************
MỤC 1-8.
"GHỂ " MỸ (americans gays) (pêđê Mỹ)
Hàng năm, ngày chủ nhật cuối tháng tám là ngày đại hội các "ghê" khắp các tiểu bang Mỹ, "ghê" là tên gọi Mỹ của pêđê


(Bây giờ ở xứ việt cộng; công tử con các qưan cũng bắt chước nảy sinh ra nhiều "ghê" "pêđể nhưng gọi là bóng. Xưa chỉ có các bà các cô gọi là "đồng bóng" lên đồng cô, đống cậu, thờ Tam Toà Thánh Mẫu, Thờ Thánh Mẩu thượng ngàn, thờ Tam hoàng Ngũ đế, Nam Tào, Bắc đẩu. Ở Bắc việt có đền thờ Vạn Kiếp là nổi tiếng và lớn nhất, bây giờ vẩn còn và có thêm nhiều đền thờ mới lập ra).
Cuối tháng tám, "ghê " khắp nơi rủ nhau về San Francisco tụ họp đại hội toàn quốc gặp nhau vui chơi thoả thích. Con đường Castro Street trở thành trung tâm hẹn gặp nhau, để mở hội, các "ghê" thi nhau trá hình ăn mặc thoả thích không bị cấm đoán, không sợ dân chúng chê cười. San Francisco được mệnh danh lả thủ đô "pêđê" của nước Mẽo
10 giờ sáng đã bắt đầu diễn hành "tha thướt", dân chúng đứng hai bên lề đường xem đông đảo, lẽ tất nhiên cảnh sát đã cho phép các ông "ghê" xử dụng con đường , xe cộ cấm qua lại. Có những dãy hàng bày ở giữa đường, có những diễn giả nóí về sự nguy hiễm của bệnh sida, Có những chàng mặc đồ da hùng dũng khoe những bắp thịt, có những chàng pêdê

nhỏ nhắn dễ thương, có những chàng bận đồ đàn bà, tóc nhuộm già màu xanh, đỏ, vàng, cổ gắn những nhãn hiệu vui tươi.
Đại hội pêđê toàn quốc bắt đầu từ 10 giờ sáng chủ nhật và kéo dài 24 giờ; có những ban nhạc rock và ban đồng ca pêđê nổi tiếng của Castro Street. Nhưng chỉ băt đầu từ buổi tối, khi các khán giả giải tán là mới có những màn "đứng đắn' giữa các "đối thủ".

Ban tổ chức đã để cả tháng trời sắp đặt để tiếp đón khoảng 450 ngàn tới 500 ngàn người.

San Francisco được tôn là thủ đô "ghê" toàn cầu. cũng như là nơi nổi tiếng phát sinh ra phong trào beatnik, hippies vằ phong trào phản chiến, trốn quân dịch, thời Mỹ mang quân sang Việt Nam.

Tô Vũ 2011

(Tài liệu Tô Vũ sưu tầm báo Pháp)
******************************************
MỤC 1-9
Tục lệ người Dao: Vào tận nhà, sà tận giường sơn nữ
Người Dao ở Bản Cỏi (Xuân Sơn, Phú Thọ) từ hàng ngàn đời nay lưu truyền một phong tục hết sức kỳ lạ là tục “cạy cửa…ngủ thăm”.

Sơn nữ Dao đến tuổi trưởng thành tối đến đốt một ngọn đèn, buông màn sớm và lên giường nằm. Các chàng trai đến tuổi cặp kê có thể tìm đến để ngủ thăm. Nếu đèn trong buồng còn sáng, nghĩa là chưa ai đến ngủ thăm, chàng trai phải tự cạy cửa để vào nhà.

Ghé chơi bản ngủ thăm

Thật khó có thể tin, người Dao ở Bản Cỏi từ hàng ngàn đời nay lại lưu truyền một phong tục hết sức kỳ lạ là tục “cạy cửa…ngủ thăm”. Mỗi khi màn đêm buông, những chàng trai chưa vợ có thể cạy cửa nhà các thiếu nữ mới lớn để chui vào tán tỉnh trong tư thế chung chăn, chung gối với cô gái. Nếu mọi chuyện tốt đẹp, cô gái ưng bụng người đến cạy cửa nhà mình, sau 5 - 6 lần ngủ thăm, chàng trai sẽ mang bạc trắng, lợn béo, rượu cần sang hỏi cô gái làm vợ...

Vốn được nghe từ một người bạn sống trên vùng cao hôm xuống nhà chơi kể lại, tôi cũng bán tin bán nghi, nay nhân có chuyến công tác lên Phú Thọ, tôi thử một phen đi tới bản Cỏi để được tận mắt chứng kiến về cái phong tục diễm tình hoang sơ này cho hả dạ.

Bản Cỏi nơi có tục cạy cửa... ngủ thăm
Mất hơn 2 tiếng đổ đèo leo dốc tôi mới đặt chân được tới được Bản Cỏi, đây là nơi xa nhất của xã Xuân Sơn, khung cảnh hết sức hoang sơ, gần như biệt lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Chỉ có vài chục nóc nhà sàn chụm tập trung dưới những ngọn núi cao chót vót quá tầm mắt. Bản Cỏi một bên giáp huyện Đà Bắc (Hòa Bình), mạn kia tựa vào huyện Phù Yên (Sơn La).

Lúc tới nơi trời cũng đã nhá nhem tối, khổ nỗi ở đây lại chẳng có lấy một nhà nghỉ hay phòng trọ cho khách thuê, tôi đành đánh liều vào xin ngủ lại ở một ngôi nhà sàn ở đầu bản. Sau khi giới thiệu, biết tôi là nhà báo, anh chủ nhà năm nay 37 tuổi, tên Hà Văn Dũng rất nhiệt tình mời tôi ở lại, còn gọi vợ lên cùng ngồi để tiếp chuyện.

Sau vài chén trà ấm, tôi mở lời hỏi về tập tục ngủ thăm kỳ lạ, nghe thấy tôi hỏi anh chủ nhà cười khoái chí “ra là nhà báo muốn viết về tập tục cạy cửa…ngủ thăm ở đây à”. Vừa tủm tỉm cười, anh Dũng vừa giải thích cho tôi nghe: “Tục cạy cửa ngủ thăm ở bản Cỏi có từ rất lâu đời rồi, những thiếu nữ đến tuổi cập kê, ban ngày đi làm ngoài đồng, ngoài nương, tối đến thắp một ngọn đèn, buông màn sớm và nằm trong đó. Các chàng trai trẻ đã để ý cô gái mà mình thích từ trước sẽ tìm đến nhà đó để tìm cơ hội vào cạy cửa để được ngủ thăm.

Nếu thấy đèn trong buồng của cô gái còn sáng nghĩa là cô gái đó vẫn đang chờ đợi người tình, muốn vào nhà, chàng trai phải tự cạy cửa. Khi vào được nhà người tình trong mộng, chàng ta sẽ nằm xuống giường cô gái và phải để tự bàn tay cô gái ấy tắt hay vặn nhỏ ngọn đèn.

Hai người chỉ được trò chuyện, tâm sự mà không được chạm vào người nhau. Vì người Dao ở đây quan niệm rằng: tình cảm không chỉ là chuyện riêng tư của đôi trai gái mà còn là mối quan tâm chung của thổ thần (thần đất, quán xuyến công việc của mỗi nhà), tổ tiên và gia đình. Do đó người con trai phải cạy cửa vào tận giường để tâm tình cùng người con gái trước sự chứng kiến của "ba bề, bốn bên". Hành động cạy cửa cũng chính là dịp để thử tài khéo léo, giỏi giang của chàng trai.

Việc “vào tận nhà, sà tận giường” đối tượng cũng chính là dịp để người con trai tìm hiểu gia cảnh của người con gái mà mình có thể lấy làm vợ... Sau nhiều đêm tìm hiểu như thế, cô gái sẽ có quyền quyết định cho chàng trai đó “ngủ thật” hay không.

Nếu cô gái ưng bụng chàng trai đến ngủ thăm, để được “ngủ thật” cùng nhau, hai người phải thưa với bố, mẹ cả 2 bên gia đình để xem có hợp tuổi không. Khi thời gian “ngủ thật” bắt đầu, cũng là lúc chàng trai phải đến ở làm công cho gia đình cô gái. Cứ ngày đi làm cùng gia đình, tối về ngủ với cô gái mình có ý định tìm hiểu.

Trong thời gian này, chàng trai không được về nhà mình, muốn về phải được gia đình cô gái cho phép. Nếu cô gái không thích chàng trai nữa thì cô gái sẽ gói quần áo cùng với một gói cơm nắm cho vào địu để đuổi khéo”. Anh Dũng cũng cho tôi biết, hồi còn trẻ anh cũng đi ngủ thăm suốt, vất vả cạy cửa mãi mới lấy được vợ chứ chả phải chuyện dễ.

Để giúp tôi tận mắt chứng kiến phong tục độc đáo này, anh Dũng bảo cậu con trai năm nay 17 tuổi tên Lợi, lát nữa sau bữa cơm sẽ dẫn tôi đi, theo anh Dũng thì tối nào Lợi cũng cùng các trai bản đi cạy cửa các cô sơn nữ trong bản cả.

Bữa cơm thết đãi khách có thịt gà đồi, măng rừng cùng với rượu sắn đều là những thứ cây nhà lá vườn. Vợ anh Dũng nói với tôi rằng, ở đây giá có nhiều tiền cũng chả biết tiêu gì, vì đồ ăn đều tự cung tự cấp, chỉ thỉnh thoảng mua ít đồ tiêu dùng cho sinh hoạt thôi. Cơm nước xong xuôi, tôi giục Lợi dẫn đi xem cạy cửa ngủ thăm, Lợi có vẻ phấn khởi nói: “Anh yên tâm, tí nữa không chỉ cho anh xem, em còn dạy anh cách cạy cửa để vào ngủ thăm nữa. Câu nói của Lợi khiến tôi hết sức vui mừng. Chạy vào nhà mặc chiếc quần dài và cầm theo đèn pin, Lợi đưa tôi đi đến nhà các cô gái trong bản.

Các sơn nữ nằm trong nhà sàn, thắp đèn đợi trai bản tới cạy cửa

Đường ở bản Cỏi không có đèn đường gì hết, tối om, nếu không có đèn pin thì ngay cả người trong bản cũng khó mà đi lại, vì lối vào các nhà rất nhỏ lại toàn cây cối rậm rạp. Vừa đi Lợi vừa kể cho tôi rằng cậu ta biết đi cạy cửa từ lúc mới 13 tuổi, rồi cậu ta kể vanh vách tên, tuổi, nhan sắc của từng cô gái trong bản. Lần mò theo ánh sáng của chiếc đèn pin, Lợi dẫn tôi đến nhà của một cô gái tên Nga mà theo Lợi đây là cô gái đã có cảm tình với Lợi rồi.

Thấy phía trước có ánh đèn trong nhà, Lợi hí hửng: “May quá, anh em mình đi sớm nên chưa bị “mất phần”". Nói rồi Lợi dặn tôi, không cần nói gì cả, cứ nhìn theo cậu ta là biết cạy cửa ngủ thăm ra sao. Đưa cho tôi đèn pin, Lợi bắt đầu tiến đến trước bậc thềm khẽ nhấc cánh cửa nhà sàn lên, rồi đẩy nhẹ vào trong, tức thì chốt cửa rơi xuống và Lợi vẫy tay ra hiệu cho tôi đi vào cùng.

Vào trong nhà, nhìn thấy tôi đi cùng Lợi, cô gái người Dao tỏ vẻ ngạc nhiên, nhưng sau khi Lợi giới thiệu là người quen dưới xuôi lên chơi, cô gái tên Nga cũng mỉm cười và ra rót nước mời khách. Sau khi khẽ nói vào tai tôi: “Anh cứ ngồi yên ở ghế nhé, phải tắt đèn không có trai làng lại kéo tới”. Lợi cùng cô gái vén màn, ngồi lên giường tâm sự. Lúc này thay vì nói bằng tiếng Kinh, Lợi cùng bạn gái trò chuyện bằng tiếng người Dao. Vì vậy tôi chẳng nghe ra được chữ nào, mà đèn thì cũng tắt nên không nhìn thấy gì hết.

Ngồi một hồi lâu đèn lại bật sáng, Lợi đi xuống khỏi giường và bảo tôi: “Thôi, mình về đi anh”. Chào tạm biệt cô sơn nữ mà lòng tôi không khỏi thấp thỏm vì đã được xem cạy cửa rồi nhưng chưa biết ngủ thăm thế nào. Chắc cũng đoán được tôi còn tò mò, Lợi nói: “Tối nay em dẫn anh đi để biết cách thức đã, cạy cửa thì anh biết rồi nhé, còn khi vào được giường cùng cô gái rồi, anh phải hàn huyên tâm sự để lấy lòng cô gái, cái này anh là nhà báo chắc giỏi lắm. Khi nào thấy cô đáp chuyện vui vẻ và nắm tay mình có nghĩa là đã bằng lòng, lúc đó anh cũng có thể nắm tay hoặc ôm để thể hiện tình cảm. Tối nay coi như cho anh đi thử đã, ở lại đây, tối mai em để anh đi cạy cửa ngủ thăm”.

Trở về căn nhà sàn của anh Dũng lúc sương đêm đã bắt đầu giăng kín, cái lạnh vùng cao thấu vào da thịt, tôi chui vội vào chăn cho ấm. Vừa lim dim mắt, tôi vừa nghĩ lại về cái tục tìm kiếm bạn tình kỳ lạ ở nơi hẻo lánh, hoang sơ này, và mong sao nhanh đến tối mai để được thử một lần tự mình cạy cửa…ngủ thăm.

Hồi hộp một đêm tới "ngủ thăm" với sơn nữ (P2)

Sau khi được trai bản dạy cho cách cậy cửa và chứng kiến anh bạn đó "ngủ thăm". Đêm hôm sau tôi quyết định đi thực hành khi đã được sự đồng ý của trưởng bản.

Buổi sáng sau đêm được chàng con trai chủ nhà dẫn đi chứng kiến cảnh ngủ thăm, trong thời gian chờ đợi đến tối để được tận tay cạy cửa nhà sơn nữ, tôi tìm gặp ông Phúc, trưởng bản Cỏi. Khi tôi hỏi ông xem tôi là người bên ngoài đến đi cạy cửa ngủ thăm liệu có vi phạm nội quy gì ở đây không, ông trưởng bản cho biết: “Cậu là người Kinh thì có thể tới cạy cửa bất cứ nhà cô gái nào cậu ưng mắt, miễn là cô ấy vẫn cô đơn chưa có trai bản nào đến nhà ngủ thật, nhưng phải giữ ý tứ và tuyệt đối trong sáng".

Lúc về tôi kể với cậu thanh niên Lợi, người đã dạy cho tôi “bí kíp” cạy cửa tối hôm trước những gì ông trưởng bản nói, Lợi vui mừng ra mặt nói cho tôi hay: “Thật ra nhà ông trưởng bản cũng có một cô con gái đẹp lắm, ngặt nỗi ông Phúc cho đi học ở dưới xuôi, nên thanh niên ở bản cũng chẳng có cơ hội để bén mảng tới cạy cửa.

Nhưng mà anh yên tâm, em đã nhắm cho anh được một cô thuộc dạng “hoa khôi” rồi, tên Thơm, năm nay 16 tuổi, không chỉ em mà nhiều trai bản khác đến cạy cửa rồi nhưng Thơm chưa ưng ai cả, để lần này anh vào xem sao, thành công thì tốt mà không được cũng chả sao vì đâu phải mình anh “bại trận”".

Mỗi khi trời tối cũng là lúc các trai bản tìm đến các nhà sàn có các cô gái mình ưng ý để cạy cửa ngủ thăm.
Và rồi màn đêm cũng buông xuống, cả không gian chìm trong một màu đen tĩnh mịch, âm u của núi rừng Tây Bắc. Chỉ thấy tiếng suối ào ào chảy không ngừng nghỉ, văng vẳng đâu đó những âm thanh rên la, gào thét kỳ lạ của thú rừng.

Đêm nay trời bỗng đổ lạnh hơn, khoác thêm chiếc áo sơ mi ra ngoài chiếc áo phông, tôi cùng Lợi bắt đầu cuộc hành trình cạy cửa ngủ thăm. Đường đi đến nhà cô gái người Dao tên Thơm cũng khá xa, theo Lợi cũng phải tới 3km, ngoài ánh sáng từ chiếc đèn pin nạp điện Lợi cầm theo thì chỉ có những đốm sáng yếu ớt cứ lóe lên rồi lại vụt tắt của vô vàn các con đom đóm đang bay nhảy nơi núi rừng này.

Trong lúc đi, nhiều lần tôi bị vấp ngã do đường quá xấu, rất nhiều tảng đá lớn nằm ngổn ngang trên đường vì sạt lở từ trên núi lăn xuống, mà đường cũng ít người đi, nên không ai dọn cả, thành ra muốn đi hết đoạn đường tôi cứ phải áp sát theo phía sau người Lợi như lũ trẻ con vẫn chơi trò “rồng rắn lên mây” vậy.

Từ xa, ánh đèn lờ mờ của vài nóc nhà sàn cũng đã hiện ra, Lợi nói với tôi “phía trước là nhà em Thơm đó anh, bây giờ em soi đèn cho anh đi vào đến gần cửa rồi anh tự mình “tác chiến” nhé, em sang nhà con bé ngay bên cạnh thôi, nếu vào trong mà Thơm không ưng thì anh sang đây gọi em nhé”.

Đợi tôi đi đến thềm nhà, Lợi đổi hướng chiếu đèn và đi sang nhà bạn tình của anh chàng, thú thật là khi còn có một mình, tôi cũng hơi lúng túng. "Kể ra có hai đứa, chưa biết còn ỷ lại được cho nó, giờ đơn thương cũng thật ái ngại".

Nghĩ bụng thế nhưng tôi cũng đánh liều bước đến trước cửa, đèn bên trong vẫn sáng, nhưng không thấy có tiếng động gì cả, tôi cố nhớ lại thật chính xác từng hành động cạy cửa của Lợi tối qua, tay tôi bấu vào chỗ gồ lên ở cánh cửa, khẽ tịnh tiến cửa lên phía trên để tạo độ trũng cho then cửa tuột ra và “kịch” tiếng then cửa rơi xuống nền nhà khiến tim tôi cùng lúc đập thình thịch. Vậy là tôi đã vượt qua được cửa ải đầu tiên.

Các cô gái đến 15 tuổi là bắt đầu được các chàng trai tìm đến cạy cửa.
Tôi hít một hơi dài, cố trấn tĩnh lại tinh thần, khẽ đẩy một cánh cửa để vừa đủ lọt người. Tôi bước vào, đảo mắt nhìn một lượt, căn nhà sàn khá rộng, trống trải, rất ít đồ đạc, chỉ có bộ bàn ghế uống nước đặt ở chính giữa và một chiếc dây thép buộc dọc ở góc nhà treo đầy quần áo dân tộc lẫn những bộ quần áo mà người dưới xuôi vẫn hay mặc.

Đến khi tôi đủ dũng cảm để lia mắt về phía chiếc phản gỗ buông màn trắng thì cũng là lúc bắt gặp ánh mắt sáng ngời của cô gái trong tư thế đang vén màn lên một cách ngơ ngác.

Biết Thơm đang khó hiểu vì sự xuất hiện của một chàng thanh niên đeo kính cận, từ đầu tóc cho đến trang phục đều khác xa so với các trai bản, tôi liền nói bằng một giọng trầm ấm nhất có thể “chào em, anh là anh họ của Lợi con chú Dũng mới lên đây, anh là người Kinh, em cho anh ngồi xuống giường với nhé”.

Trái với những lời Lợi nói rằng Thơm rất kén, khéo tôi bị đuổi ngay từ cửa, cô gái mỉm cười nói “anh ngồi đi, nhưng sao anh lại đến nhà em”. Tôi thật thà kể cho Thơm nghe về mục đích của mình là muốn đến đây tìm hiểu về phong tục kỳ lạ cạy cửa ngủ thăm của người Dao một lần cho biết.

Cô bé tỏ vẻ rất thích thú lắng nghe và hỏi tôi: “Anh đi một mình như thế không sợ à, lên dân tộc dễ bị chài lắm đấy”. Thấy Thơm đã có vẻ cởi mở, tôi cũng mạnh miệng "sợ gì, nếu lỡ có cô gái đẹp như em chài anh cũng muốn”. Nghe vậy, Thơm cười khúc khích.

Quả thật là tôi không tin mình lại may mắn đến vậy, lần đầu cạy cửa lại tìm được một sơn nữ đẹp như trăng rằm, đúng là vẻ đẹp của các cô gái miền núi thật khác với con gái dưới xuôi, Thơm để tóc dài, buộc bằng một chiếc vải lụa màu trắng, mái tóc được rẽ mái ôm gọn gàng quanh viền tai, đôi mắt đen với hàng lông mi rậm. Khuôn mặt trái xoan với má lúm đồng tiền làm nụ cười duyên dáng lạ kì, bảo sao thằng Lợi nói lũ thanh niên quanh bản này mê mẩn Thơm lắm.

Nói chuyện được một lúc, tôi thấy Thơm khẽ mỉm cười bước ra khỏi giường, tôi chưa hiểu chuyện gì, thì thấy ánh đèn chợt vụt tắt. Thơm nói khẽ trong màn đêm, “em tắt điện không lại có người khác vào”. Lúc màn đêm ập tới cũng là khi tôi biết, Thơm cũng có cảm tình với mình nên muốn giữ mình trò chuyện.

Trong bóng tối tĩnh lặng đó, tôi nghe rõ từng hơi thở của Thơm, cảm nhận thấy luồng hơi ấm tỏa ra từ người con gái đang ngồi bên cạnh. Bất giác, em nắm tay tôi, bàn tay mềm mại và mát lạnh của sơn nữ làm trái tim tôi cũng loạn nhịp. Tôi không ngờ cái tục lệ này lại mang một màu sắc lãng mạn đến kỳ lạ như vậy.

Với giọng thì thầm, Thơm nói với tôi thật thân tình: “Cái tục cạy cửa ngủ thăm này với trai bản thì thích chứ với con gái như em nhiều lúc cũng mệt lắm, nhiều người đến, dù không thích nhưng vẫn phải tiếp rồi lựa lời để chối từ. Có lúc đuổi mãi còn không chịu về, nhiều lần phải ngồi thi gan đến vài tiếng đồng hồ chẳng nói câu gì. Từng người đến rồi lại đi, không biết bao giờ em mới kiếm được một người để làm chồng”.

Tôi khẽ vỗ về Thơm, em ngả đầu ngon lành bên vai tôi, bất chợt tôi lại nhớ đến lời căn dặn của ông trưởng bản, tôi biết mình phải giữ đúng nét trong sáng của cái tục lệ tìm kiếm bạn tình hoang sơ này. Cũng không biết mình ngồi đó cùng Thơm bao lâu, thấy em dường như đã yên giấc, tôi khẽ đặt em nằm xuống gối, toan xuống giường để ra về, tay tôi lại bị nắm chặt một lần nữa, Thơm nói: "Anh đi về à”, tôi đặt nhẹ tay lên bên má mịn màng khẽ an ủi: “Anh phải về không chú Dũng lo, rồi anh sẽ quay lại thăm em”.

Bước ra khỏi cửa mà lòng tôi bứt rứt không yên, vậy là tôi đã thực sự biết cạy cửa ngủ thăm nhà sơn nữ, chưa lần nào đi viết mà tôi lại nhập vai đến vậy. Mùi hương từ mái tóc Thơm vẫn còn lan tỏa bên khứu giác, lòng tôi dấy lên một nỗi niềm khó nói thành lời. Lững thững dò dẫm định tìm đường sang nhà bên để gọi thằng Lợi về thì tôi đã thấy nó lao đến trước mặt ‘anh giỏi thế, tán được em Thơm à, sao ngồi lâu thế, em ngồi đợi gần 2 tiếng rồi đấy”, Lợi nói như sợ ai ăn cướp lời.

Tôi hỏi nó “anh tưởng mày chơi bên kia cơ mà” thì được Lợi cho biết, nó không được bạn tình ưng, cố lân la được một lúc thì bố mẹ cô gái kia về, nên nó đành ra đây ngồi đợi tôi.

Đường trở về nhà chú Dũng lần này sao mà nhanh quá, có lẽ vì tôi vẫn miên man với những suy nghĩ về Thơm. Không biết em có thể tìm được cho mình một người chồng yêu thương thực sự không, hay sẽ bị lợi dụng bởi chính cái tục lệ kỳ lạ cạy cửa… ngủ thăm này.
*********************************************

MỤC 1-10

CHUYỆN CÔ GẮI HÁI CHÈ VÀ THẰNG "PHẢI GIÓ"

Tác giả Vô danh

***
Đây là một bài thơ vui có lâu rồi nhưng nay được "cải biên" thêm xì dầu, bột ngọt, hành ngò để bắt mắt, đọc rồi đọc lại vẫn cười được vì cái tài làm thơ tục mà thanh, thanh mà tục..
***
Trong kho tàng ca dao VN, phần lớn các câu ca dao dùng để tả những sinh hoạt cộng đồng, hay đề cao những đức tính tốt nhằm mục đích khuyên nhủ người đời. Thế nhưng, thỉnh thoảng chúng ta vẫn bắt gặp những câu ca dao có tính cách tương phản với nền nếp đạo đức thông thường, ngầm ý nghĩa khuyên đời một cách hóm hỉnh, ví dụ như 4 câu ca dao của cô gái lẳng lơ tự bào chữa sau:

Chính chuyên chết cũng ra ma
Lẳng lơ chết cũng đem ra ngoài đồng
Chính chuyên chết phải đi không
Lẳng lơ chết có tiếng cồng, tiếng chiêng

Ở miền Bắc, vùng Thái Nguyên VN có những đồi chè đươc trồng trên đồi núi và công việc thu hoạch được đảm đương bởi phụ nữ, do đó mà có những câu ca dao khuyên nhủ các cô gái khi đi hái chè, hái xong lo về coi chừng bị gạ gẫm dụ dỗ, lúc nào cũng cảnh giác các cạm bẫy của cuộc đời:

Người ngoan lên núi hái chè
Hái dăm ba lá xuống khe ta ngồi,
Chim khôn chết mệt về mồi,
Người khôn chết mệt về lời nhỏ to
Chim khôn tránh lưới tránh dò
Cá khôn tránh lưới, lững lờ mắc đăng

Câu chuyện về Cô Gái Hái Chè gặp "thằng phải gió" dưới đây diễn tả một sự cố xảy ra trên một đồi chè ngoài ý muốn của cô gái, thế nhưng cái hay của đoạn ca dao là lột trần được cái tương phản của tâm lý con người.

Cô Gái Hái Chè (Chính Bản):

Hôm qua em đi hái chè
Gặp thằng phải gió nó đè em ra
Em lạy mà nó chẳng tha
Nó đem đút cái mả cha nó vào

Bấy giờ em biết làm sao?
Nếu em càng giẫy nó vào thêm sâu
Cái gì như thể củ nâu
Cái gì như cái cần câu vật vờ

Đoạn ca dao trên là lời tự thuật của một cô gái hái chè với cô bạn gái khác về vụ bị một thằng thanh niên nào đó cưỡng hiếp, thay vì oán giận người đã cướp đi cái trinh tiết qúi giá của mình. Cô hái chè này lại có thái độ đỏng đảnh khi kể lại các tình tiết diễn biến:

Hôm qua em đi hái chè
Gặp thằng phải gió nó đè em ra

Đọc hai câu mở, ta có cảm tưởng như cô gái kể về một câu chuyện thường nhật như Hôm qua đi chợ, đi chơi hội…, nhất là chữ “thằng phải gió” được dùng ở đây như một tiếng trách yêu.

Em lạy mà nó chẳng tha
Nó đem đút cái mả cha nó vào

Đến đây, ta thấy “sự phản kháng “này rất tiêu cực, sao chỉ lạy suông thôi mà không tỏ thái độ quyềt liệt hơn như cào cấu, cắn xé v.v..., chữ “mả cha nó” là một tiếng chửi trong ngôn ngữ bình dân nhưng nếu dùng để ám chỉ cái “ấy” thì thật là hay vô cùng, nghe như một tiếng mắng yêu.

Bấy giờ em biết làm sao?
Nếu em càng giẫy nó vào thêm sâu

Đến đây, cô gái biện hộ cho sự phản kháng yếu ớt của mình, càng giẫy thì càng không lợi nên đành tiêu cực cam phận nằm im.

Cái gì như thể củ nâu
Cái gì như cái cần câu vật vờ

Hai câu này mới đọc tưởng như hai câu ngô nghê của đoạn ca daọ Nhưng khi đọc kỹ lại ta mới thấy cái thâm thúy của người xưa. Chữ “củ nâu” tức củ ấu dùng để so sánh một vật sần sùi cứng ngắt, chữ vật vờ để chỉ một trạng thái xập xìu. Như vậy đoan này đã ngầm tả trạng thái thụ động tiêu cực từ đầu đến đuôi kèm theo những nhận xét tinh tế của cô gái. Chính vì cái tâm lý tương phản đó mà có những đoạn ca dao “Hậu Bản” lưu truyền trên Net.

Cô Gái Hái Chè (Hậu Bản):

Hôm sau em đến vườn chè
Kiếm thằng phải gió em đè nó ra
Nó lạy rối rít xin tha
Nhưng em cứ đút mả cha nó vào

Bây giờ mới sướng làm sao
Nên em càng giẫy cho vào thêm sâu
Giẫy sao cho dập củ nâu

Giẫy sao cho gẫy cần câu vật vờ
Vô danh Cô Gái Hái Chè (Mười Năm Tái Ngộ):

Mười năm thắm thoát trôi qua
Gặp lại phải gió nó già hơn xưa
Mừng như nắng hạn gặp mưa
Em đè nó xuống em lùa chim ra

Nó nằm nó khóc nó la
Em ngồi em bóp mả cha ngày nào
Khi xưa củ cứng cần cao
Ngày nay củ xẹp cần dâu cần xìu

(Vô danh)

Thằng Phải Gió Thẫn Thờ:

Sáng nay ngồi nấu nước chè
Nhớ lại chuyện cũ nó đè trong tim
Ngồi buồn ngó xuống con chim
Xưa sao hùng dũng giờ im thế này

Lắc qua lắc lại mỏi tay
Nó vẫn ủ rủ ngây ngây khờ khờ
Hỡi người em gái xóm mơ
Cần câu còn đó mồi trơ..... hết rồi

(Vô danh)

Để viết tiếp đoạn kết cho có hậu,
“thằng Phải Gió” vượt biên,
vinh quy bái tổ về làng, tay lủng lẳng bị đô la, túi đầy thuốc Viagra. "Thằng Phải Gió" sau khi vượt biên:

“Phải Gíó” mang mã Việt kiều
Viagra đầy túi làm liều kiếm em
Tủm tỉm nó nốc hai viên
Mả cha nó đứng chỉ thiên lên liền

Cả giờ nó lắc như điên
Ối giời !!!sao sướng như tiên thế này
Mười năm nắn bóp rã tay
Nó lắc cho bõ những ngày xuội lơ

Vô danh
*********************************************

CÀ KÊ 33- THÂN HỮU CÀ KÊ

Mục 1-11-1
Thy Như phóng sụ Noel
Do tin Thy Như vừa cho biết giờ chót khi Cà kê 33 đả lên khuôn xong để đưa đi in, Thy Như báo tin ngày 28-12-2011 tại nhà hàng Chiều Tím có buổi nói chuyện của Dược Sĩ Đặng Quốc Cơ vể để tài Phong Thủy. Theo lời ông Dược sĩ Cơ thì phong thuỷ là một khoa học xếp đặt hướng nhà,fheo phong cảnh chung quanh, hướng cửa, phòng ngủ, phòng ăn và cách bày biện trong nhà, rất có ảnh hưỏng đến đời sống ở trong nhà đó. Ông Cơ có ra một cuốn sách để tặng những bạn nảo muốn nghiên cứu vể phong thuỷ. Khoảng 60 ngưới đã đến tham dự, gốm có bữa cơm cũa nhà háng Chiểu Tím vá ca vũ nhac.

Nhân buổi gặp gỡ, anh nhạc sĩ Hồng Phơng nói sẽ làm lễ kỷ niệm nhạc sĩ Xuân Vinh, trinh bày những sáng tác của nhạc sĩ Xuân Vinh , như Cuộc tình đã mất, Đường về khuya, Romeo et Juliette, là những sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Xuân Vinh.


Mục 1-11-2
Phóng sự Noel của My My

NOEL des solos à Paris
Thứ bảy 24 décembre 2011 : NOEL – ngày mà nhà nhà, người người tưng bừng chào đón «đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời»…

Mùa Noel 2011năm nay tại Paris không có cái giá rét xuống đô âm và mưa tuyết ào ào như năm 2010, nhưng cũng hây hây lạnh, và vào ngày 24/12, ngày Chúa Giáng Sinh, bầu trời lại quang đãng rạng rỡ nắng vàng suốt ngày.

Năm nay « NOEL des solos à Paris » (Tiệc mừng Giáng Sinh dành cho những vị neo đơn tai Paris) vẫn do cặp vợ chồng Thy-Như & Jean-Pierre tổ chức trong môt buổi repas-dansant (chương trình cơm trưa & ca vũ nhạc) với sự hợp tác của nhóm nghệ sĩ thân hữu gồm các ca sỹ Kim Thu, chú Minh Nhật, cô Quỳnh Giao, nữ sỹ Mai Ling, Tata Laurent, Lionel, Pierre v.v... tại nhà hàng Chiều tím, quận 13- (trong khu phố Á Đông của kinh đô Paris).

Điều khiển chương trình do anh Maynith đảm trách rầt hào hứng với sự phụ trợ dàn nhạc của anh Denis. Ngoài ra còn có thêm sự yểm trợ của các nghệ sỹ cột trụ của nhà hàng như anh Tiên, anh Hải… Trong số quan khách tham dự có sự hiện diện của bác Tô Vũ (báo CÀ KÊ), nhà nghiên cứu phong thủy Đặng Quốc Cơ, bà quả phụ Lê Trọng Nguyễn đến từ USA, vài thân hữu người Pháp cũng góp mặt và hăng hái lên sân khấu hát tài tử những bản nhạc vui tươi.

Cô Thy-Như duyên dáng trong bộ mũ dạ đỏ đính chòm râu bạc làm ông PAPA NOEL khai trương chương trình khiêu vũ sau buổi cơm, trong lúc chị Thanh Chi tung tăng phát những chiếc nón đỏ xinh xinh của Papa Noel cho mọi người.

Trong cái giá rét của ngày đông, bên trong nhà hàng Chiều tím, chiều NOEL năm nay chiều không tím mà hồng lên niềm vui, tràn ngập tiếng cười, tiếng hát của những người đã đến với nhau bằng cả tấm lòng.

Cám ơn tất cả, cám ơn đôi uyên ương Thy Như & Jean-Pierre đã kết vòng thân ái giữa những tâm hồn cô lẻ đêm NOEL.

Mymy rât vui được dịp chia sẻ cùng cô bác, anh chi niềm hân hoan của buổi tiệc mưng Giáng Sinh này và kính chúc quý vị

NĂM MỚI 2012

An Vui * Mnh Lành * Hnh Phúc




 
*********************************************
MỤC 1-11-3
CƯỜI MỘT CHÚT CHO VUI ĐỜI
************
MỤC 1-11-3-1
Chị Tư và chị Năm trồng cà chua
Chị Tư và chị Năm là hai bạn thân và là hàng xóm với nhau. Hai nhà chỉ cách nhau một hàng rào và một mảnh vườn. Một buổi sáng, hai chị gặp nhau ngoài vườn. Thấy chị Tư đang hái cà chua thì chị Năm Lên tiếng: Tôi và bồ cùng trồng cà chua một lượt mà sao cà chua của bồ chín đỏ trông ngon lành quá, còn cà chua bên tôi thì cứ xanh lè. Bồ có bí quyết gì làm cà chua chín đỏ ra như vậy?

Chị Tư bèn trả lời: Ban đầu thì cà chua của tôi cũng xanh lè như bên bồ. Chồng tôi tức quá nên sáng nào ảnh cũng ra đứng đái ở đó. Không ngờ cà chua thấy của quý của chồng tôi thì mắc cở đỏ mặt nên đã đỏ ra là vậy đó.

Chị Năm cám ơn chị Tư rối rít về cái bí quyết này.

Ngay sáng hôm sau, chị Năm cũng ra vườn tuột quần đái ở đó. Nhưng lạ quá, chị đái đã một tuần rồi mà trái cà chua không biết mắc cở, đỏ mặt gì cả, chị càng đái thì càng chua càng xanh lè. Mà cũng thật lạ, chị thấy giây dưa leo trồng cạnh đó, tự nhiên trái nào cũng hoá ra tổ chảng, to lớn khác thường.
***
MỤC 1-11-3-2
Mộ bia
A: Ê... tui mới phát hiện ra... uống rượu tốt hơn uống bia đó...
B: Thiệt hông đó cha... tui thấy rượu độc hơn bia mà...
A: Thiệt mà... từ xưa tới giờ người ta chết vì bia không hà... đâu có ai chết vì rượu đâu...
B: Sao tui hông biết gì về vụ này hết vậy?
A: Không thấy đó sao... toàn là thấy người ta nói «mộ bia»... chứ chú mày có thấy người ta nói «mộ rượu» bao giờ chưa...?
***
MỤC 1-11-3-3
Panneau à Lyon
Thư gửi các ông đàn ông - Cái bao đầu tiên để che chở đôi ngọc hành quý báu cuả quý ông đả được phát minh năm 1874 để quý ông chơi trò trượt bóng trên đá tuyết, thế mà mãi một trăm năm sau năm 1974 mới phát minh cái nón để che đầu khi di xe gắn máy, như vậy các ông đã phải để 100 năm mới hiểu rằng trí óc cũng quan trọng. Kính thư Một người đàn bà

Panneau tư nhân treo (tự trả tiền) ở thanh phố Lyon (Pháp)

(Tô Vũ dịch)
*********************************************
MỤC 1-11-3-4
Perfect joke

A mainland Chinese man married an African woman and had a child.

Two months later the child passed away.

At the funeral house, a family member of the African woman kept sobbing and crying, and kept saying:

I JUST KNEW IT!!

So a family elder pulled her aside and discreetly asked her 'what she knew?'

She replied "Chinese products don't last" !!!

***
Tô Vũ dịch :

TRUYỆN BA TÀU.- Một anh Tàu cộng lấy một cô Phi châu đen làm vợ, sanh một đứa con. Hai tháng sau đứa con chết.

Gia đình làm đám tang, cả nhà khóc lóc kêu la thương tiêc. Có một bà trong gia đinh vừa khóc lóc vừa kể lể cho mọi ngưởi nghe : Tôi đã biết trước mà !Tôi đã biết trước mà !!!

Ông cụ già gia trưởng, hỏi bà biết gì nói cho tôi nghe :

Bà ta trả lời: Tôi đã biết trước là đồ của Trung cộng không có bền mà!
*********************************************
MỤC 1-12

Tô Vũ giới thiệu tập thơ "TRO TÀN"của thi sĩ Nguyễn Ngọc Hoàng
Ngày 8-1-12, tại nhà hàng Chiều Tím, đã ra mắt tâp thơ của thi sĩ Nguyễn ngọc Hoàng.

Nguyễn ngọc Hoàng là một tên tuổi mới trong làng thi văn, Tô Vũ chưa đọc thơ của anh bao giờ, chưa gặp anh lần nào, nên Tô Vũ vui vẻ nhận lời mời của anh đến dự cuộc ra mắt sách,một phần vì tò mò, một phần để giới thiệu một nhà thơ mới, một nhà thơ can đảm dám in thơ để tặng, để bán, vì thơ là một sản phẩm văn hoá rất khó tiêu thụ, từ xua tới nay so với truyện báo, rất ít thấy có nhà xuất bản thơ. Kể từ khi nhà thơ Dã Thảo xuất bản tập thơ Nhặt lá tim rơi, cách đây ba năm đền giờ, Tô Vũ mới được mời dự ra mắt một tập thơ. Vì Tô Vũ đi lại khó khăn, mấy năm nay ít khi ra khỏi nhà, nên anh Hoàng đã đến tận nhà đón Tô Vũ.

Tô Vũ nhận xét, buổi ra mắt tập thơ này đã được tổ chức khéo léo tổ chức khác hẳn với các buổi ra mắt thơ văn khác, có thể nói là một cách mạng, một sự thành công của thi sĩ Nguyễn ngoc Hoàng và ban tổ chưc. Số người tới dự đông chật cả nhà hàng Chiều Tím, khoảng 150 người, sự tổ chức kết hợp giữa thi tửu, nhạc vũ, vừa ra mắt sách vừa tham dự một bữa tiệc có ca vũ nhạc. Việc giới thiệu do nhà văn thi nhạc Bích Xuân nổi tiếng ở Paris làm MC điều khiển cùng với nghệ sĩ Trần Nghĩa Hiệp, một nghệ sĩ tên tuổi ỡ Paris đã từng đóng phim và hợp tác trình diễn với ban nhạc lớn của Pháp ở Paris,,cả hai MC điều khiển tài tình, có thứ tự lớp lang. Với sự tham dự của các ông bà nhà văn nhà thơ nhà báo lên diễn đàn tỏ bày cảm tưởng vể tập thơ, và cũng có những nghệ sĩ ngâm những bài thơ của tác giả.

Xong là dự tiệc, vừa nghe hát vừa khiêu vũ, bắt đầu từ 12 giờ trưa đến 18 giờ mới chấm dứt.

Nhà thơ Nguyễn ngọc Hoàng
Tô Vũ nhận xét thấy cách thức ra mắt sách này dưới hình thức tiêu khiển, là một lối ra mắt sách nên theo tổ chức trong những buổi ra mắt sách sau này, vừa vui vẻ, vừa có cơ hội gặp mặt nhau chuyện trò, vừa được thưởng thức những món ăn ngon của nhà hàng, bữa đó là món lẩu, kèm theo chai rượu chát đỏ vào hạng khá, với số tiền ăn rẻ không đắt.

Tô Vũ bận ra mắt Cà Kê 33 này, chưa có thì giờ để đọc tập thơTro Tàn, nhưng đã đọc sơ qua một vài bài, thấy rằng nhà thơ Nguyễn ngọc Hoàng có khiếu thơ,có lời thơ, có hơi thơ, sau này có thể nổi tiếng xa. Trong Mục 3 Thơ của Chuyện Cà Kê số 33 này, Tô Vũ đăng hai bài thơ của thi sĩ Hoàng để giới thiệu cùng quý độc giả.

Vậy xin có vài hàng nói về nhà thơ Nguyễn ngọc Hoàng tuỳ sự phán xét của quý độc giả, nếu quý vị muốn mua sách xin liên lạc với thi sĩ Hoàng.

Thành thực có lời mừng thi sĩ Nguyễn ngọc Hoàng và chúc tiến bưóc mạnh trên con đường văn hoá.

Tô Vũ 140112
*********************************************
MỤC 1-13

Hình các tài tử điện ảnh Pháp Mỹ xưa (diaporama)
Dể tặng quý độc giả đã biết và mê những tài tử điện ảnh hồi mấy chục năm trước như Brigitte Bardo, Elisabeth Taylor, Claudia Cardinale, Sophia Loren, Marlon Brando, Gregory Peck, Rock Hudson, Tony Curtis, Audrey Hepburn, Madnna, Greta Garbo, Robert Redford. (Quý bạn có nhớ Gregory Peck và Audrey Hepburn trong Vacances Romaines không ? Phim tuyệt hay, nhớ đời phải không?)

Trên đây là một diaporama. Quý vị làm như thế này đẻ mở :

1) click trái vào cái diaporama "
Agingman_woman.pps"

2) Hình diapos hiện lên. Vì diapos này không t động, bấm chuột trái vào hình để chuyển sang hình sau

3) Muốn tắt. Click chuột phải vào trên tấm hình.
bấm "End Show".
********************************************
MỤC 1-14
Ngợi Ca Tháng Chạp

Hoàn
g Lan Chi (2011)
Bây giờ là tháng mấy? Không nhớ nữa. Thời gian bây giờ với tôi thật lãng đãng vô cùng. Lãng đãng đến độ có hôm chủ nhật tôi xách xe đi học. Đến trường thì ngẩn ngơ vì chỉ có hàng phượng tím cuối hè đang rũ mình sầu muộn. Lãng đãng đến độ nửa khuya thức giấc, nhìn ánh trăng vàng úa nhợt nhạt của khung kính lại vùng dậy tưởng là ban mai đang le lói.

Thuở sinh viên tôi yêu Tháng Chạp và Tháng Mười. Chạp vì thời khắc cuối năm bao giờ cũng đầy ắp và cái tên gọi, Chạp. Yêu vì một bài thơ dễ thương còn đọng mãi tận bây giờ:
Tháng chạp về rồi bé biết không
Một chút mầu xanh một chút hồng
Một chút vàng mơ và tím nhạt
Chưa giao thừa đã tết trong anh..

Tháng chạp về rồi bé biết không
Anh nằm trên cỏ nghe mùa xuân
Nghe sông đổ nước xuôi ra biển
Nghe biển phụ tình quên nước sông

Tháng chạp về rồi bé biết không
Gió đưa làm rơi lá sầu đông
Trong mơ cứ ngỡ mình vừa thoáng
Thấy bóng ai về trong nắng hanh

(thơ MM)

Chỉ người Bắc mới gọi tháng 11 là Một và 12 là Chạp. Người Bắc, tôi mỉm cười khi nhớ đến người bạn Nam “Chỉ người Bắc chị mới như vậy sao, người Nam tụi tui cũng ngon lắm chớ bộ!”. Thì ai cũng “ngon” cả nhưng có lẽ vì tôi là Bắc nên hay nói về Bắc. Người Nam hiền hoà chân chất nào khách sáo bóng bẩy như người Bắc. Tôi kể cho người bạn Nam nghe, chúng tôi bị nghe ca dao tục ngữ hàng ngày trong gia đình nên tự nhiên nhớ được rất nhiều. Nhớ thuở bé, chưa đi học và khi nghe mẹ mắng “Tránh ra, cứ lù lù như cái mả Đạm Tiên thế kia” đã ngây thơ hỏi “ mả Đạm Tiên là cái gì?”. Kể ra thì cũng phục các bà mẹ Bắc, luôn dạy con cái bằng đủ tục ngữ thành ngữ thơ văn. Ngồi ăn cơm là đã nghe mẹ tụng “ Này ăn trông nồi ngồi trông hướng đấy nhé” hay định làm gì là nghe tụng “Giấy rách phải giữ lấy lề nghe chưa”. Kể cả sau này khi tôi đã là mẹ của hai con nhỏ mà một lần về nhà buổi tối nên ngại thay và vẫn mặc đồ ở nhà với cái “quần lửng” ngang đầu gối, mẹ tôi đã nhìn tôi từ đầu đến chân “Y phục xứng kỳ đức!”.

Tháng Chạp ở miền Bắc xa xôi chắc dễ thương vì khí trời se sắt và rộn ràng của năm cũ. Tháng Chạp ở Sài Gòn mưa nắng của tôi cũng dễ thương vì chút lạnh cuối năm và lá vàng bay bay đường phố. Tháng Chạp ở thủ phủ tị nạn thì buồn hơn kiến cắn. Gió, gió Santa nổi tiếng mà. Một cậu em hỏi tôi sợ gió Cali chưa thì lúc đó tôi chưa biết. Bây giờ đã biết. Gió Cali không rít như Rừng Gió Virginia của tôi nhưng tôi cố đi tìm cái “gió lồng lộng” mà dường như không phải. Chỉ có điều lá vàng rơi ngập đường phố và gợi cho tôi nhớ đến vần thơ xưa:
Lá tre vàng dồn thổi mùa thu đi

Ở đây lá vàng không dồn thổi mùa thu đi mà là đuổi đông đi.

Thu!
Đông!

Nếu không từng ở Virginia thì hẳn là tôi sẽ ngắm mùa của Cali “tròn trịa” hơn. Cái nhìn của tôi bây giờ với mùa của Cali luôn như ánh trăng khuyết. Thu ư, lá đường phố có rụng nhưng lá trên cành vẫn xanh. Không có thu vàng tí nào cả. Và cũng sẽ chẳng có đông trắng. Nhưng lại mưa. Mưa cả ngày với bầu trời xám xịt, mưa không tí tách mà hơi dầm.

Vậy thì “ngợi ca tháng Chạp” ở cái gì bây giờ khi nơi này không có một chút xanh lơ , một chút hồng phấn, một chút vàng mơ, một chút tím nhạt, và cũng chẳng có dịp để mà “nằm trên cỏ nghe mùa xuân” và cũng chẳng thấy “gió đưa làm rơi lá sầu đông”?

Không, tôi vẫn “ngợi ca tháng Chạp” được vì …từ tháng này tôi không tìm mà đã gặp. Một người của “thế hệ gạch nối” và một người của “ trường cũ thầy xưa”.

Người của “thế hệ gạch nối” đến với tôi thật tình cờ. Từ những lủng củng trong nội bộ của một tổ chức nọ, tôi tìm đến bản dự thảo hiến chương cho tổ chức này mà Em là tác giả. Nêu thắc mắc với em để rồi hiểu được em và khi “trò chuyện” với em, tôi xúc động. Xúc động trước tâm tình và mơ ước của em. Tôi như nhìn thấy lại mình của một thuở xa xưa, cũng có những cái gọi là:

Tôi cũng đã từng mơ diễm sử
Nét vàng chói lọi của sơn khê

( không nhớ rõ lắm và cũng không nhớ tên tác giả)

(xem bài phỏng vấn Andy Nguyễn Xuân Hùng tại đây: Hoàng Lan Chi -Tâm tình với thế hệ gạch nối)

Người của “Trường xưa thầy cũ” đến với tôi lại là tiếp nối của “người thế hệ gạch nối”. Nói cho rõ hơn, tiểu muội Gia Long đọc bài tôi phỏng vấn “ thế hệ gạch nối” Andy Nguyễn Xuân Hùng, muội Phương Thuý thấy thích muốn nói chuyện với “ thế hệ gạch nối”. Tôi tò mò hỏi thì cuối cùng nhận được bài viết “ Bước tiến phải có” của em. Hai tâm tình, hai nội dung của Andy Nguyễn Xuân Hùng-Nguyễn Phương Thuý tưởng như là khác nhưng lại rất gần. Tôi vui, vui lắm khi biết ngoài vài tiểu muội khác, nay thêm một tiểu muội đúng nghĩa “con cháu Hai Bà”. ( xin xem bài viết của Gia Long Phương Thuý (DC) tại đây: Hoàng Ngọc An giới thiệu “Bước tiến phải có” của cựu Gia Long Phương Thuý (DC) và “Khoảng cách giữa quá khứ và tương lai” của Andy Nguyễn Xuân Hùng (Dallas)

Không, tôi vẫn “ngợi ca tháng Chạp” được vì Tháng Chạp này, từ miễn viễn tây, thành phố Houston, một buổi lễ tưởng niệm những đảng viên Quốc Dân Đảng đã bị giam cầm và bỏ mình ở một nơi rất xa. Năm 1931, Pháp tuyên án chung thân khổ sai biệt xứ và lưu đầy 525 chiến sĩ, trong đó có 325 Việt Quốc từ Côn Sơn sang French Guyana, vùng đất nằm giữa hai nước Venezuela và Brazil, cũng là một thuộc địa của Pháp, cách xa Viêt Nam hơn nửa vòng trái đất…..Các đảng viên bây giờ đã không quản khó khăn để đi tìm nắm xương tàn của đồng chí năm xưa và buổi tưởng niệm được ghi nhận. Tôi vẫn dành nhiều tình cảm cho Việt Nam Quốc Dân Đảng từ thuở xa xưa khi học về những trang sử cận đại của thời chống Pháp. Tôi vẫn ghi nhớ câu nói của Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học “ Không thành công cũng thành nhân”.

( Xin xem tại đây:
Cung Nhật Thành – Việt Nam Quốc Dân Đảng tám mươi năm uất hận, cảm khái và ngậm ngùi )

Không, tôi vẫn “ngợi ca tháng Chạp” được vì vẫn không ngừng có những “người tình mới”. Người tình là người yêu mình phải không? Yêu, đâu chỉ là tình yêu trai gái! Yêu là yêu văn, yêu tâm hồn, yêu con người, yêu vì chung lý tưởng…

Xem “em tôi” ( một người tình mới đấy) viết này:

“Có phải đọc bài "Những cội thông già" chị sợ em "đi lạc" phải không? Em nằm trong nhóm "già nhưng còn nhiệt huyết" của chị 100%, không nhượng bộ và thỏa hiệp dưới bất cứ hình thức nào. Từ từ em sẽ chứng minh với chị, trước mắt, em chỉ yêu cầu chị, hễ thấy em lơ mơ chỗ nào thì chị sửa lưng ngay cho, em cứng đầu nhưng luôn hướng về lẽ phải. Em chống cộng từ bản chất của nền văn hoá nô dịch Mac-Le-Mao, nghĩa là phải phục hồi và phát huy được văn hoá truyền thống của ông cha mình. Chuyện khó khăn em không nản, em nghĩ mình cứ rán hết sức mình, đi được đến đâu hay đến đó, đi đến chỗ mình không thể đi được nữa mới thôi. Dìu em chị nhé!”

Và khi em nghịch ngợm này:

“Hôm qua em đọc bài "Portland tưởng như là ngày cũ". Thấy chị dễ thương, lanh, thông minh và lãng mạn ghê đi, chẳng thấy "tồ" chút nào hết. “Tồ” mà biết "ba trợn" rằng "có chè thì xôi sẽ đậm đà hơn"?

Nghe chị nhắc "Anh Chi yêu dấu" em chợt nhớ đến tên tác giả. Chị và Đinh Tiến Luyện liên quan thế nào? Hồi nhỏ em mê đọc Duyên Anh, Đinh Tiến Luyện, Từ Kế Tường”

Tôi bật cười khi đọc “ba trợn vì biết có chè thì xôi sẽ đậm đà hơn”. Tôi vẫn là ‘tồ” và “ngố” nhưng những ngôn ngữ “ngớ ngẩn” của tôi đôi khi lại bị “những người tình” nhìn thấy cái gì đó …không ngớ ngẩn tí nào. (
Portland, Tưởng Như Là Ngày Cũ)

Không tôi vẫn “ngợi ca tháng Chạp” được vì có những đêm tháng Chạp gió Santa cuồn cuộn sóng, ánh trăng lạnh lẽo một mầu ảm đạm, tôi chỉ cần gọi cho anh để rồi nghe tiếng anh reo vui “Anh đây, anh đây” là tôi có người …rủ rỉ đủ mọi vấn đề trừ …thời sự!

Hoàng Lan Chi ( 2011
)
*****************************************************
C À K Ê 33 -
MỤC 2 - NHẠC NHẠC NHẠC

10 Bài pps

***
*
 

Hết mục 2 Nhạc nhạc nhạc - Cà kê 33
******************************************

CA KE 33
MỤC 3 THƠ

***

3-1
Thơ Lý Lãng Nhân - Hoa Kỳ

************************
3-1-1
Dễ hồ quên lãng

David Lý Lãng Nhân
Đầu năm mừng Chúa Xuân qua
Thủy Tiên nở nụ Đào Hoa hé cười
Paris âu yếm đón người
Rượu hồng thơ đẹp Yêu đời lãng du..

======

Đâu đây vọng lời ru thánh thoát
Cát mênh mông đầy hạt ân tình
Sóng ôm bờ, tràn lệ thủy tinh
Tựa vai đó, ai người tri kỷ !

Bước nhọc nhằn lữ hành vạn lý
Nhớ cỏ xanh, ly đá chanh đường
Mắt Dã Tràng tròn ngọc oan ương
Mộng du tử dễ hồ quên lãng


======


Đời mình như hạt phù sa
Nước trôi ra biển tình hòa sóng xanh
Năm dài thác đổ mong manh
Một ngày trân quý sẵn dành cho nhau

Madison, AL, Jan, 27, 2012
Trở về Mục 3

********************************************

Mừng năm mới

3-1-2 - Old Wine of Burgundy

Tác giả David Lý Lãng Nhân


Like a purple rose in April
Spreading its flagrant sweetness,
You fill up my heart and soul
With such a Happiness.

Ah! My old wine of Burgundy
Your bouquet mellows with the ages;
And love fills up the pages
O’ my book of Tenderness


========

3-1-3-Rượu cũ xứ Buộc-găng-đi

Như đoá hồng nhung tháng Tư đây
Tỏa hương nồng dịu ngọt ngào say
Mi đã chiếm hồn ta trọn vẹn
Hạnh phúc nghe chừng chảy ngập đầy

Ôi, rươu vang hồng Buộc-găng-đi
Mùi thơm nhẹ thoảng tháng năm đi

Tình yêu khắc chữ lên trang giấy
Quyển truyện ân tình đã đóng dầy

Madison, AL,Jan 2012
Trở về Mục 3

**********************************************

3-2- LA JEUNE FILLE DE MON PAYS
A To Oanh, avec tout ce qu'elle représente
(Tác giả Thomas Larget, Giáo sư Đại học Paris)

Connaissez-vous la jeune fille de mon pays ?
Qui aime sa patrie plus que sa propre vie
Et les rizières chargées de beaux épis mûris.
Connaissez-vous la jeune fille de mon pays ?

Avez-vous vu la jeune fille de mon pays ?
Les larmes aux yeux elle parle de son amour
Pour son pays meurtri par la guerre depuis toujours.
Avez-vous vu la jeune fille de mon pays ?

Elle rêve de la paix et des nuits calmes
Et dans la clarté de la lumière lunaire
Résonne la mélodie des chants populaires
De son histoire millénaire elle entend son âme.

Un jour à l'heure où toute forme est un spectre confus,
Près d'un sentier, dans un champ de maïs fleuris,
Les mains crispées sur la poitrine elle s'endormit,
Un filet de sang au coin des lèvres émues.
Une larme de joie coule sur sa joue bleuie.

Connaissez-vous la jeune fille de mon pays ?
Le VIET NAM

Noël 2011
LANG MAN

Trở về Mục 3
*********************************************

3-3- THƠ NGUYỄN NGỌC HOÀNG


3-3-1- Lá Thư Quê Nhà

Thơ Nguyễn ngọc Hoàng

Em bảo với anh là em nhớ lắm!
Nhớ đến anh, nhớ chuyện của chúng mình
Em khóc nhiều và thức trắng từng đêm
Từ dạo đó nửa hồn em đánh mất.

Em có biết, anh giờ xa biền biệt
Anh xa em, anh xa mối tình đầu
Anh cũng từng thức trắng suốt đêm thâu
Nhớ cha mẹ, nhớ đàn em nheo nhóc

Nhớ quê hương, đêm về anh thầm khóc
Và nhớ em, anh tha thiết nhớ về em!
Paris buồn, đông lạnh lại buồn thêm
Quê mình chắc đang vào mùa nắng gắt

Anh ngửi thấy mùi cỏ thơm nằn nặc
Thấy dáng em tan học bước chân về
Cùng bạn bè em thơ thẩn trên đê
Còn làm bộ như không thấy anh đứng đợi

Thấy em cười lòng anh lâng lâng vời vợi
Rồi bỏ đi chớ có nói được câu nào
Đám bạn mình, họ lẻo mép làm sao!...
Sợ bắt gặp, tụi nó cười …quê chết.

Xa quá em ơi! Bây giờ xa biền biệt
Chỉ trong mơ anh thấy bóng em về
Tân-Đại giờ chắc buồn thảm buồn thê
Paris lạnh cũng đang sầu ly biệt.

Puteaux décembre 1986


Nhà thơ Nguyễn ngọc Hoàng
 
Trở về Mục 3


3-3-2- Vọng Cố Hương

Thơ Nguyễn ngọc Hoàng

Trời tháng chín mưa thu rơi lả tả
Kỷ niệm về đau nhói cả tim gan
Hơi ấm xưa còn đọng dưới tro tàn
Ngày tháng chảy không vơi sầu ly biệt

Cố hương ơi! Ta nhớ người tha thiết
Tiếng chim chiều hay Tứ Diện Sở Ca
Tiếng kêu sầu ảm đạm xé hồn ta
Buồn viễn xứ như hồn ma đeo đuổi

Nơi tha phương chỉ mình ta thui thủi
Vẫn gượng cười cho buồn tủi lướt qua
Đêm khóc thầm ướt gối nhớ mẹ cha
Nhớ cố quận, từ cây đa, khóm trúc

Có cha mẹ bỗng trở thành côi cút
Có quê hương thành vong quốc thế sao?..
Thời gian ơi! Xin người chớ qua mau
Ta không muốn chết già nơi đất khách

Rượu ly hương thấm nhuần trong tim mạch
Đã mềm môi sao sầu vẫn chưa vơi
Nếu một mai xác bỏ tận góc trời
Nhưng hồn vẫn bay về ôm Đất Mẹ

Puteaux septembre 1987
Nguyễn ngọc Hoàng
Trở về Mục 3

********************************************

3-4- Hai bài thơ vô đề
của bác sĩ giáo sư họ Trần

Hai bài thơ của Bác sĩ giáo sư họ Trần (đã thất lôc) làm năm 1975 khi di cư sang Pháp,
bài thơ do một người quen của giáo sư gửi tới. Cảm ơn

Bài 1

Đáp xuống Orly hí hửng mừng
Bố già chắc mẩm có con cưng
Sân bay bỡ ngỡ không người đón
Hành lý bâng khuâng chẳng kẻ nưng
Gặp mặt dâu đầm mồm lẩm bẩm
Vào nhà ảnh bác mắt chừng chừng
Nước nhà độc lập sang chi đấy
Nghe nó la mừng ướt lệ dưng

Bài 2

Sống cảnh di cư dễ phát khùng
Chiều ngồi ngáp vặt sáng tiêu vong
Tài ba hai chữ tan thành mộng
Hương lửa ba sinh quá uổng công.
Nhìn ngắm trong gương hơn cú rủ
Sờ trong đáy túi vẫn tiên khồng
Ngán thay cái kiếp anh hùng tận
Thát thểu quê người hận núi sông

Trở về Mục 3

*********************************************

3-5- Mối tình hữu nghị Việt Trung

Tác giả S T
rần Nhơn

Mối tình hữu nghị Việt Trung
Vẫn luôn tỏa sáng đi cùng tháng năm.
Bành trướng Bắc Kinh gian tham
Luôn giăng lưới bẫy Việt Nam vào tròng.

“Hèn với giặc, ác với dân”, (2)
Đại cục là “đại cục... phân thiên triều”.(2)
“Chữ vàng”, “bốn tốt” dệt thêu,
“Đầu cầu hữu nghị” nói điêu, nói xằng. (3)

Trò hề môi hở lạnh răng,
Chiến tranh biên giới chặt phăng “nghĩa tình”.
Mặt nạ rơi, lộ nguyên hình:
Một bè Polpot - Tiểu Bình “sắt son”.

Háo danh lãnh nhiệm tiền đồn,
Tương tàn huynh đệ, bảo tồn Mao Lê.
Bình tâm nhìn lại mà ghê:
Bành trướng Đại Hán chẳng hề đổi thay.

Mao, Chu ... Giang, Hồ ngày nay,
Một tay giăng lưới, một tay mời chào.
“Tứ trụ triều đình”, ... nhảy vào,
Bẫy tiền, bẫy gái, ngôi cao, lộc dày...

Ai ơi, nhớ lấy điều này:
“Giết hết thỏ sẽ diệt bầy chó săn”.
Hãy quay về với nhân dân,
Giã từ toàn trị, gian thần Hán nô!

Tháng 12/2011

S Trần Nhơn

(Bài do anh PHUOC chuyễn tới. Cảm on anh PHUOC)

Trở về Mục 3

********************************************

Thơ AN NGUYỄN (HOA KY)

3-6-1- BIẾT ÐẾN BAO GIỜ

Tác giả An Nguyễn (Hoa Kỳ)

*

Mùa đông tuyết lạnh ở phương này
Nhớ nước thương nhà mắt lệ cay
Nghĩ đến song thân nơi cát bụi
Có ai hiểu thấu...nỗi đau này !

Cũng đành lạnh lẽo như băng tuyết
Bao tháng năm dài đẫm gió sương
Mái tóc xanh xưa giờ điểm bạc
Xứ người lau lệ khóc quê hương...

Chúng ta, tất cả người vong quốc
Thảm họa, cơ trời lạc bốn phương
Từng mảnh hồn đau lìa tổ ấm
Gian nan, phiêu bạt...lẽ vô thường

Bạn bè, thân quyến giờ xa lắc
Biết đến bao giờ...trở lại thăm
Từ buổi chia tay rời đất Mẹ
Tuyết sương phủ mộ mẹ cha nằm !

Non sông thăm thẳm nghìn xa cách
Bao mối tình thâm phải cách chia
Nhớ mái nhà xưa qua lối nhỏ
Khói lam bàng bạc giữa sương khuya...

Bây giờ lặng lẽ thân ly khách
Xuân đến nghe lòng đẫm gió mưa
Bao kẻ trắng đêm tràn nỗi nhớ
Ðau lòng dân Việt...thảm thương chưa !!!

Hãy pha nỗi nhớ vào men rượu
Cố nén trong tim giọt lệ khô
Thầm ước như là ta đã được
Chào Xuân quê Mẹ...thỏa mong chờ !...
 
Trở về Mục 3

*******************************************

3-6-2- YÊU THẦM

Tác giả An Nguyễn (Hoa Kỳ)

*

Tình dấu trong tim…tình không dám tỏ
Dẫu từng đêm ao ước được tao phùng
Hơn nửa đời, biết yêu là sẽ khổ
Nhưng người ơi, sao ngăn được tim mình !

Không gặp mặt từng giây nghe khắc khoải
Thế nhưng khi gặp gỡ lại làm ngơ
Thà chỉ riêng ta niềm đau ôm mãi
Mộng sẽ không tròn…tình phải bơ vơ…

Ðôi mắt đa tình, nhìn ta thắm thiết
Một lần thôi…se sắt cả tâm can
Một lần thôi…để ta vừa chợt biết
Chữ tình yêu sống dậy giữa hồn hoang

Ta ngụp lặn giữa biển đời sóng gió
Trái tim yêu đã lạnh với thời gian
Người từ đâu…như vầng trăng sáng tỏ
Cho ngọn lửa lòng, bừng dậy hoang mang

Ta sợ tình yêu…người ơi, có biết
Sâu thẳm trong hồn mơ ước chung đôi
Như tự cõi nào, nghiệp duyên tiền kiếp
Gặp một lần, lưu luyến mãi không thôi !

Ta sẽ tìm quên trong niềm câm lặng
Bởi yêu thầm đâu dám tỏ người ơi
Xin gửi tình ta theo mây trời lãng đãng
Theo vết bụi hồng…theo gió chơi vơi …
Trở về Mục 3

*********************************************

Thơ Arthur Rimbaud (1854-1891)

3-7-1- Première soirée

Bản d
ch của Lý Lãng Nhân (Hoa Kỳ)

*

Elle était fort déshabillée
Et de grands arbres indiscrets
Aux vitres jetaient leur feuillée
Malinement, tout près, tout près.

Assise sur ma grande chaise,
Mi-nue, elle joignait les mains,
Sur le plancher frissonnaient d’aise
Ses petit pieds si fins, si fins.

Je regardai, couleur de cire,
Un petit rayon buissonnier
Papillonner dans son sourire
Et sur son sein, mouche au rosier.

Je baisai ses fines chevilles.
Elle eut un doux rire brutal
Qui s’égrenait en claire trilles,
Un joli rire de crystal.

Les petits pieds sous la chemise
Se sauvèrent: “Veux-tu finir!”
La première audace permise,
Le rire feignait de punir!

Pauvrets palpitants sous ma lèvre,
Je baisai doucement ses yeux:
Elle jeta sa tête mièvre
En arrière: “Oh! C’est encor mieux!…

Monsieur, j’ai deux mots à te dire…”
Je lui jetai le reste au sein
Dans un baiser, qui la fait rire
D’un bon rire qui voulait bien…

Elle était for déshabillée
Et de grands arbres indiscrets
Aux vitres jetaient leur feuillée
Malinement, tout près, tout près.

Đêm đầu tiên

Bản dịch Việt ngữ do David Lý lãng Nhân 2009 (Hoa kỳ)

*

Áo nàng trể xuống làn hông
Cây cao vươn lá ngoài song thầm thì
Xuyên qua khung kính nhòm chi
Bóng cây sàm sỡ đã ghì sát nhau

Nàng ngồi trên ghế dựa cao
Nữa thân để lộ biết bao nhiêu tình
Hai tay khẻ chắp bên mình
Hai bàn chân nhỏ hữu tình làm sao

Mầu da sáp mịn ngọt ngào
Lung linh tia sáng dọi vào cành tươi
Chập chờn cánh bướm môi cuời
Trên bồng ngực đó lả lơi nụ hồng

Tôi hôn chân nhỏ tình nồng
Tiếng cuời nàng chợt vở tung mãnh tình
Tiếng cuời thánh thót xinh xinh
Thủy tinh trong vắt giọng tình véo von

Đôi bàn chân nhỏ thon thon
Dấu trong vạt áo như còn thiết tha
Buớc đầu bạo dạn đã qua
Giọng cười như thể phạt vờ đấy thôi

Đôi mi chớp mở dưới môi
Tôi hôn đôi mắt lả lơi sóng tình
Ngã đầu nàng nũng nịu xin:
“Thế ni còn thích hơn mình đã yêu…

Nầy anh! Thôi, chẳng nói nhiều…”
Ngực nàng chữa dứt lời yêu nồng nàn
Nụ hôn tôi đã rộn ràng
Nàng cười quyến rũ ngập tràn ái ân.

Áo nàng trể xuống làn hông
Cây cao vươn lá ngoài song thầm thì
Xuyên qua khung kính nhòm chi
Bóng cây sàm sỡ đã ghì sát nhau
Trở về Mục 3

**********************************************

3-7-2 - Vạt Áo Dài Truyền Kiếp

Thơ David Lý Lãng Nhân (Hoa Kỳ)

*

Người nhớ chăng, vạt áo dài Trưng Triệu
Phất phơ bay kiêu hãnh cưỡi đầu voi
Đạp thành trì nơi nô lệ giống nòi
Hồn Lạc Việt xưa oai hùng dựng nghiêp

Ôi, chiếc áo dài mến yêu truyền kiếp
Hai vạt mềm sau trước thả bằng nhau
Trải ngàn năm theo vận nước nông sâu
Cao hay thấp tùy thời cơ biến đổi

Khi thu gọn thành bà-ba áo túi
Lúc xẻ đôi một vạt thắt tứ thân
Khi hội hè, lễ lạc, lúc tiếp tân
Áo dài Việt ơi, tuyệt trần thẩm mỹ

Hở đáng hở, che đáng che ý nhị
Khoe tướng đi, ngồi đứng, lúc mộng mơ
Cổ thiên nga, lưng thon nhỏ cành thơ
Liễu tha thướt thẹn hồng tà úp mở

Sóng Đại Lảnh vai bờ hoa trắng nở
Mây Hải Vân phấp phới lượn vờn quanh
Dảy Trường Sơn màn thác đổ mong manh
Cửu Long ngập hương tình thương áo Mẹ
Trở về Mục 3

*******************************************

THƠ LAN CHI (HOA KỲ)

3-8- Thơ tình cuối thu

Hoàng Lan Chi

Mùa thu, mùa lãng mạn nhất trong năm. Tuổi thu, tuổi u sầu nhất đời người. Thư tình cuối thu có là kết hợp của nỗi u sầu lãng mạn không?

Mười năm tình cũ mà như mới
Mười năm áo trắng chẳng hề phai.

***

Có phải áo không mầu nên áo chẳng hề phai
Có phải tình không cũ bởi tình chưa là mới
Có phải em nguyên vẹn là thư tình bỏ ngỏ
Có phải anh còn đó mực tím mới lưng bình!

(hoàng lan chi )


Ta thương nhau mùa thu
Ta yêu nhau mùa đông
Ta yêu nhau mùa xuân
Để rồi tình tàn theo mùa xuân
Người về lặng lẽ sao đành

Em còn nhớ anh nói rằng
Khi nào em đến với anh
Xin đừng quên chiếc áo xanh
Em ơi có đâu ngờ đến rằng
Có trời nào không xanh
Có tình nào không phai
Như tình anh với em

(Thơ Tà áo xanh- Đoàn Chuẩn Từ Linh)
Nàng :

Anh yêu yêu,

“Em làm cái gì anh vui nhất” “ Viết thư cho anh”. Đó là câu trả lời em ưng ý nhất. Vì nó nói lên con người đang khát khao tình cảm của anh. Em, bản chất kiêu ngạo, không bao giờ em là bóng cây vệ đường, một quán nước bên hè. Mà em là bóng cây chà là trơ trọi duy nhất giữa vùng sa mạc mênh mông, để khi người lữ hành sắp ngã quỵ vì nắng bỏng thì bóng mát chà là sẽ là vị cứu tinh duy nhất. Thế đó, em phải là một cái gì rất cần thiết, rất yêu quý. Như hơi thở! Chứ em không phải là một trong những bông hoa điểm tô cho bất kỳ hình thức của một đấng mày râu nào.

Em đã bảo anh bất công với em. Vì nếu anh thích đọc thơ em thì ngược lại em cũng thế. Nhưng anh đã trả lời anh quá bận ít thì giờ hơn em. Quả có thế nên em sẽ viết cho anh. Nhiều hơn anh viết cho em. Nhưng không có nghĩa là em say đắm tình anh nhiều hơn anh say đắm tình em. Em chỉ cho vừa đủ những gì em nhận. Nhất là phương diện tình cảm. Bởi em vẫn bảo em có cả một bồ tự ái trong người kia mà. Có thể trong một phút giây nào bất chợt nào đó anh tóm bắt được con người thật của em. Như hôm nào em khóc trên ngực anh. Nhưng sau đó thì em vẫn “lên gân” đấy. Và em nhắc lại nhé, khơi dậy tình yêu là một điều khó, để nuôi dưỡng tình yêu không tàn là một điều khó hơn.

“Vì sao anh thích đọc thơ em, nói không đủ sao” “Vì thơ em viết sâu lắng hơn”. Đó cũng là một câu trả lời em thú vị. À em cũng đã từng ban phát những cái “dễ thương” của em. Nhưng người cảm nhận, cảm nhận hoàn toàn thì …bây giờ chỉ có anh. Chỉ anh mới cảm nhận được những sâu sắc của tâm hồn em. Sâu sắc, thầm kín và ngậm ngùi. Nhưng …cô đơn? Chưa đâu, anh thấy đấy bên anh em vẫn cảm thấy lạnh kia mà? Điều đó chứng tỏ vòng tay anh chưa đủ ấm cho một đại dương băng tuyết của đoá Quỳnh. Vấn đề là thời gian phải không anh? Thế mà, em còn ở bên anh bao lâu? Cuối cùng thì nàng Quỳnh vẫn một đời cô đơn. Em đã viết cho ông B “Tôi đã nghĩ ra cái tựa cho quyển truyện tôi viết về già “ Một đời cô đơn” hay “Bông hồng ngậm ngùi”? Anh thích tựa nào?

Em biết rằng em không phải là độc nhất vô nhị nhưng số người viết thư hay như em không phải là “lá rụng mùa thu”. Bằng cớ là anh cũng mê đọc thư em đấy thôi. Thơ em và hôn em, cái nào quyến rũ hơn?

“Em Pleiku má đỏ môi hồng. Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông. Nên tóc em ướt. Nên má em ướt. Nên em mềm như mây chiều trôi… Mai xa lắc trên đồn biên giới, còn một chút gì để nhớ để thương”.

Anh yêu yêu, mai này khi em xa lắc còn một chút gì của em để anh nhớ anh thương và anh quên ? “Phố núi cao phố núi đầy sương. Phố xá không xa nên phố tình thân. Đi dăm phút đã về chốn cũ, một buổi chiều nao lòng bỗng bâng khuâng. Xin cảm ơn thành phố có em, xin cảm ơn một mái tóc mềm..”

Anh lính khi lên miền núi nơi phố lạ đã thấy lòng bâng khuâng trước một mái tóc mềm. Đã cảm ơn thành phố Pleiku đất đỏ có cô em gái mềm như mây chiều trôi. Đã cảm ơn vì “may mà có em đời còn dễ thương”. Trong lá thư thứ hai, anh cảm ơn em đã cho anh “sống lại những giây phút thơ mộng của tuổi đôi mươi ngày xưa, cảm ơn những nụ hôn mềm..”

Buổi chiều thứ bẩy mưa lất phất anh có thấy chợt xao xuyến bâng khuâng khi gặp lại em với mầu áo len xanh? Anh có nghĩ đây chính là định mệnh của đời ta, cuộc đời về cuối đường của ta hay chỉ về sau anh mới dần dần nhận thấy?Trước em anh đã sống ra sao? Hưởng thụ cuộc đời ra sao? Hay cũng như em để giòng đời đẩy đưa, trôi tới đâu thì trôi? Cứ sống, làm đầy đủ bổn phận trả cho xong một kiếp Người?

Và bây giờ anh có cảm ơn Thượng Đế, cái lão Thượng Đế mà anh vẫn ghét ấy mà đã đẩy đưa cành Dao, cành Dao thực sự vào trong tay anh thay vì cành Dao trơ trọi ở vườn nhà anh? Có thấy cuộc đời dễ thương hơn khi có em như anh lính miền đất đỏ quanh năm mùa đông? Còn em vẫn chỉ là một nỗi ngậm ngùi mênh mông…

Chàng :

Bông hồng thầm kín và ngậm ngùi của anh, em “yêu” ²

Niềm vui lớn nhất của anh bây giờ là nhận và đọc thư em, bông hồng ngậm ngùi của anh. Em thừa biết điều đó mà phải không. Anh nhìn thấy cái ánh mắt “lém lỉnh” của em khi anh đã gần vào sở mà nhớ rằng để quên thư em và anh đã quay lại nhà em để lấy.

Từ bao giờ những lá thư xanh hồng vàng đó là một phần của đời sống anh, anh chẳng muốn nhớ đến. Cũng như anh cũng chẳng muốn nhớ đến chiều thứ bẩy, mưa lất phất và chỉ hơi se lạnh “Rơi xuống cho vừa lạnh nhớ nhung!”, và em thì điệu đà với mầu áo len xanh và khăn quàng cổ cũng mầu xanh. Anh cũng chẳng muốn nhớ nàng Dao với áo xanh đó khác cành Dao ở vườn anh thế nào. Anh cũng chẳng muốn nhớ đoá Quỳnh hôm đó khác với sắc Quỳnh xưa thế nào. Vì thế anh sẽ không trả lời câu em hỏi “Anh có nghĩ đây chính là định mệnh của đời ta, cuộc đời về cuối đường của ta” đâu. Tự em, hãy tự trả lời lấy thôi cô nhỏ ạ. Mười năm xưa, gặp em và nhìn em không nói thì bây giờ cũng không nói và mười năm sau cũng không nói. Em cứ nghĩ nỗi ngậm ngùi là của riêng em ư. Không đâu, nỗi ngậm ngùi của anh như đại dương, mỗi ngày gói vào con ốc nhỏ để tiếng ru buồn ấy còn đọng lại đến ngàn năm. Thôi thì ta chia sẻ nhau nỗi ngậm ngùi ấy vậy.

Dù em muốn em là hơi thở nhưng với anh thì muôn đời em là bông hồng thầm kín và ngậm ngùi của anh. Thầm kín vì anh chẳng thể nào khoe khoang cùng thế giới. Ngậm ngùi vì anh chẳng thể nào ôm em suốt một đời. Và như thế anh chẳng thể nào cám ơn cái lão Thượng Đế “thấy ghét” của em được. Anh chỉ cảm ơn Ba mẹ đã nuôi hộ anh cái cô Bắc Kỳ lai chẳng giống ai ấy mà dễ thương vô ngần. Ừ thì may mà có em đời còn dễ thương. Có đôi lúc tự hỏi chả lẽ anh “ngớ ngẩn” theo em. Từng này tuổi mà không dưng dại khờ như trẻ nhỏ. Nôn nao đợi chờ chỉ để đọc những bức thư tình lãng mạn. Phải chăng cái tố chất ấy đã tồn tại trong huyết quản và em là người đánh thức giấc cô miên?

Cứ mỗi ngày trôi qua, em làm anh thú vị với từng ngôn ngữ lạ. Vậy mà khi gặp em lần đầu, anh ngỡ rằng cô nàng ấy chắc chỉ biết làm duyên. Khi em trở lại, ngó chừng như xa lạ, mà rất gần ở ánh mắt gà con. Em chẳng thể là bồ câu xoe tròn. Em cũng chẳng thể là phượng của mày ngài. Em là con gà con vì tính tình trẻ nhỏ và rất đỗi gà tồ. Và vì thế đọng trong anh là ánh mắt gà con.

Vậy thì anh trả lời rồi đấy, mai xa lắc, vô cùng xa lắc, còn chút gì để nhớ, để anh nhớ, ngoài ánh mắt gà con?

Thôi còn được giây phút nào bên nhau, cứ nguyên vẹn là thư tình viết dở, là bút buồn mực nhỏ lệ ngẩn ngơ.

Ngủ đi em, bông hồng thầm kín và ngậm ngùi của anh.

( Viết cho Những ngày cuối năm)

Hoàng Lan Chi

Hết Mục 3 THƠ - Cà Kê 33

******************************************************************************************
MỤC 4 - TRUYỆN NGẮN
4-1- Câu chuyện của một Tiến sĩ toán học Harvard University

Tác gi
TS Thiên Tân

***
“... Mẹ ít văn hoá, nhưng mẹ nhớ khi nhỏ được thầy giáo dạy là, Golgi có nói một câu: Nghèo đói là trường ĐH tốt nhất. Nếu con có thể tốt nghiệp trường ĐH này, thì những trường ĐH như Thiên Tân, Bắc Kinh con chắc chắn đều đỗ...”.

Ngọn khói bếp dài cất lên từ trên nóc ngôi nhà nông dân cũ nát gia đình tôi. Người mẹ chân khập khễnh của tôi đang nấu mì sợi cho tôi, những bột mì này có được nhờ mẹ đổi năm quả trứng gà cho hàng xóm, chân mẹ bị thương vì mấy hôm trước, để thêm tí tiền cho tôi nhập học, mẹ đẩy một xe chất đầy rau từ thôn ra thị trấn, trên đường bị trật chân.

Bưng bát mì, tôi đã khóc.

Tôi buông đũa quỳ xuống đất, xoa nắn chỗ chân sưng phồng lên to hơn cả cái bánh bao của mẹ, nước mắt rơi xuống đất... Nhà tôi ở Thiên Tân, làng Đại Hữu Đới, huyện Vũ Thanh, tôi có một người mẹ tốt nhất thế gian tên là Lý Diệm Hà.

Nhà tôi vô cùng nghèo khó.

Khi tôi ra đời, bà nội ngã bệnh ngay trên giường sưởi, tôi 4 tuổi, ông nội lại mắc bệnh hẹp khí quản và bán thân bất toại, những món nợ trong nhà lớn dần theo năm.

Khi bảy tuổi, tôi được đi học, học phí là mẹ vay người khác.

Tôi thường đi nhặt những mẩu bút chì bạn bè vứt đi, dùng dây buộc nó lên một cái que rồi viết tiếp, hoặc dùng một cái dây chun xoá sạch những cuốn vở bài tập đã viết, rồi viết lại lên đó, mẹ thương tôi đến mức, cũng có lúc đi vay vài hào của hàng xóm để mua vở và bút chì cho tôi.

Nhưng cũng có những khi mẹ vui vẻ, là khi bất kể bài kiểm tra nhỏ hay kỳ thi lớn, tôi luôn đứng đầu, toán thường được 100/100 điểm. Dưới sự khích lệ của mẹ, tôi càng học càng thấy ham thích. Tôi thực sự không hiểu trên đời còn có gì vui sướng hơn được học hành.

Chưa đi học lớp một tôi đã thông thạo cộng trừ nhân chia và phân số, số phần trăm; khi học tiểu học tôi đã tự học để nắm vững Toán Lý Hoá của bậc Trung học Phổ thông; khi lên trung học, thành phố Thiên Tân tổ chức kỳ thi vật lý của bậc trung học, tôi là đứa học trò nông thôn duy nhất của cả năm huyện ngoại thành Thiên Tân được giải, một trong ba người đỗ đầu.

Tháng 6 năm đó, tôi được đặc cách vào thẳng trường trung học số 1 danh tiếng của Thiên Tân, tôi vui sướng chạy như bay về nhà.

Nào ngờ, khi tôi báo tin vui cho cả nhà, mặt bố mẹ chất chứa toàn những đau khổ; bà nội vừa mất nửa năm, ông nội đang gần kề cái chết, nhà tôi đã mắc nợ tới hơn 10.000 Nhân dân tệ rồi. Tôi lặng lẽ quay về bàn học, nước mắt như mưa suốt một ngày.

Đến tối, tôi nghe thấy ở ngoài nhà có tiếng ồn ào. Thì ra mẹ tôi đang định dắt con lừa con của nhà đi bán, cho tôi đi học, nhưng ba tôi không chịu.

Tiếng ồn ào làm ông nội nghe thấy, ông đang bệnh nặng, trong lúc buồn bã ông đã lìa đời.

Sau lễ an táng ông nội, nhà tôi lại mắc thêm vài ngàn tệ tiền nợ nữa. Tôi không còn dám nhắc đến việc đi học nữa, tôi cất “Giấy báo nhập học” thật kỹ vào vỏ gối, hằng ngày tôi ra đồng làm việc cùng mẹ.

Sau 2 hôm, tôi và ba tôi cùng lúc phát hiện ra: con lừa con biến mất rồi.

Ba tôi sắt mặt lại, hỏi mẹ tôi: “Bà bán con lừa con rồi à? Bà bị thần kinh à? Sau này lấy gì kéo, lương thực hoa màu bà đẩy xe tay nhé, bà tự cõng nhé? Bà bán lừa một hai trăm bạc liệu cho nó học được một học kỳ hay là hai học kỳ?”

Hôm đó mẹ tôi khóc, mẹ tôi dùng một giọng rất dữ dội rất hung dữ để gào lại ba tôi:

“Con cái mình đòi đi học thì có gì sai? Nó thi lên được trường số 1 của thành phố nó là đứa duy nhất của cả huyện này đấy, tôi không thể để cho tiền đồ của nó bị lở dở được. Tôi sẽ dùng tay đẩy, dùng lưng vác, để cho nó đi học...”.

Cầm 600 tệ mẹ vừa bán lừa, tôi thật sự chỉ muốn quỳ xuống giập đầu trước mẹ. Tôi đã thích được học quá rồi, mà còn học tiếp, thì mẹ sẽ khổ sở bao nhiêu, vất vả bươn chải thêm bao nhiêu?

Mùa thu năm đó tôi quay về nhà lấy áo lạnh, thấy mặt ba tôi vàng như sáp, gầy da bọc xương đang nằm trên giường sưởi. Mẹ bình thản bảo: “Có gì đâu, bị cảm, sắp khỏi rồi”. Ai ngờ, hôm sau tôi xem vỏ lọ thuốc của ba, thì thấy đó là thuốc ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển.

Tôi kéo mẹ ra ngoài nhà, khóc hỏi mẹ mọi chuyện là thế nào, mẹ bảo, từ sau khi tôi đi học, ba bắt đầu đi ngoài ra máu, ngày càng nặng lên. Mẹ vay 6.000 tệ đưa ba lên Thiên Tân, Bắc Kinh, đi khắp nơi, cuối cùng xác định là u nhu ruột bowel polyps, bác sĩ yêu cầu ba phải mổ gấp. Mẹ chuẩn bị đi vay tiền tiếp, nhưng ba kiên quyết không cho. Ông nói, bạn bè họ hàng đã vay khắp lượt rồi, chỉ vay mà không trả thì còn ai muốn cho mình vay nữa!

Hàng xóm kể với tôi: Mẹ dùng một phương pháp nguyên thuỷ và bi tráng nhất để gặt lúa mạch.

Mẹ không đủ sức gánh lúa mạch ra sân kho để tuốt hạt, mẹ cũng không có tiền thuê người giúp, mẹ bèn gặt dần, lúa mạch chín chỗ nào gặt chỗ đó, sau đó dùng xe cải tiến chở về nhà, tối đến mẹ trải một tấm vải nhựa ra sân, dùng hai tay nắm từng nắm lúa mạch đập lên một hòn đá to...

Lúa mạch trồng trên 3 mẫu đất của nhà, một mình mẹ làm, mệt đến mức không đứng dậy nổi nữa thì mẹ ngồi xổm xuống cắt, đầu gối quỳ còn chảy máu, đi đường cứ cà nhắc...

Không đợi hàng xóm kể hết, tôi chạy như bay về nhà, khóc to gọi mẹ: “Mẹ, mẹ, con không thể đi học nữa đâu...”. Kết quả, mẹ vẫn tống tôi lên trường.

Tiền sinh hoạt phí mỗi tháng của tôi chỉ 60 đến 80 tệ (tương đương 120-160.000 VND), thật thảm hại nếu so với những người bạn học khác mỗi tháng có 200-240 tệ. Nhưng chỉ mình tôi biết, món tiền nhỏ này mẹ tôi cũng phải tằn tiện lắm, từ ngày đầu tháng đã dành từng hào từng hào, bán từng quả trứng gà, rau xanh lấy từng đồng từng đồng, có lúc dành dụm không đủ đã phải giật tạm vài đôi chục. Mà cha tôi, em trai tôi, dường như chẳng bao giờ có thức ăn, nếu nhà ăn rau cũng chẳng dám xào mỡ, chỉ chan tí nước dưa muối ăn qua bữa.

Mẹ không muốn tôi đói, mỗi tháng mẹ chăm chỉ đi bộ hơn 10 cây số mua mì tôm với giá bán buôn. Rồi mỗi cuối tháng, mẹ vất vả cõng một túi nặng lên Thiên Tân thăm tôi. Trong túi ấy ngoài những gói mì tôm ra, còn có nhiều xếp giấy loại mẹ phải đi bộ ra một xưởng in ngoài thị trấn cách nhà 6km để xin cho tôi (đó là giấy để tôi làm nháp toán), cả một chai tương cay rất to, cải bẹ muối thái sợi, và cả một cái tông đơ để cắt tóc. (Cắt tóc nam rẻ nhất Thiên Tân cũng phải 5 tệ, mẹ muốn tôi dành tiền cắt tóc để mua thêm lấy vài cái bánh bao mà ăn).

Tôi là học sinh cấp 3 duy nhất của Thiên Tân đến cả rau ở bếp ăn nhà trường cũng không mua nổi, chỉ có thể mua vài cái bánh bao, mang về ký túc ăn cùng mì sợi khô hoặc chấm với tương ớt, kẹp dưa muối để ăn qua bữa. Tôi cũng là học sinh duy nhất không có giấy kiểm tra, chỉ có thể tận dụng giấy một mặt của xưởng in để viết bài. Tôi là đứa học sinh duy nhất chưa bao giờ dùng xà phòng, khi giặt quần áo tôi thường đi nhà bếp xin ít bột kiềm nấu ăn (alkali - chất kiềm, dùng để hấp bánh bao, làm bánh nướng, làm nước sôđa) là xong. Nhưng tôi chưa bao giờ tự ti, tôi cảm thấy mẹ tôi khổ cực cả đời, như người anh hùng chống lại đói khổ, làm con của người mẹ như thế tôi rất tự hào.

Hồi mới lên Thiên Tân, tiết học tiếng Anh đầu tiên khiến tôi ù cạc. Khi mẹ lên, tôi kể cho mẹ nghe tôi sợ tiếng Anh thế nào, ai ngờ mẹ chỉ cười bảo: “Mẹ chỉ biết con là đứa trẻ con khổ cực nhất, mẹ không thích con kêu khó, vì chịu khổ được thì chả còn gì khó nữa”.

Tôi hơi bị nói lắp, có người bảo, học tiếng Anh đầu tiên cần làm chủ được cái lưỡi của mình, bởi vậy tôi thường kiếm một hòn sỏi ngậm vào miệng mình, rồi gắng đọc tiếng Anh. Hòn sỏi cọ xát vào lưỡi tôi, có lúc máu chảy ra bên mép, nhưng tôi cố gắng để kiên trì.

Nửa năm trôi qua, hòn sỏi nhỏ đã bị mài tròn đi, lưỡi tôi cũng đã nhẵn, tiếng Anh đã thành người giỏi thứ 3 của lớp.

Tôi vô cùng cảm ơn mẹ, lời mẹ khích lệ tôi vượt qua khó khăn lớn trong học tập.

Lần đầu tiên tôi được tham gia cuộc thi Olympic tri thức toàn quốc khu vực Thiên Tân, đoạt giải nhất môn Vật lý và giải nhì môn Toán học, tôi được đại diện Thiên Tân đi Hàng Châu tham gia Cuộc thi Olympic toàn Trung Quốc môn Vật lý.

“Đoạt lấy chiếc Cup giải nhất toàn Trung Quốc tặng mẹ, rồi lên đường dự Olympic Vật lý Thế giới!” Tôi không ngăn được nỗi khao khát trong lòng, tôi viết thư báo cho mẹ tin vui và mơ ước của tôi.

Kết quả, tôi chỉ được giải nhì, tôi nằm vật ra giường, không ăn không uống.

Dù tôi là người đạt thành tích cao nhất trong đoàn Thiên Tân đi thi, nhưng nếu tính cả những khốn khổ của mẹ tôi vào, thì thành tích này không xứng đáng!

Tôi về trường, các thầy ngồi phân tích nguyên nhân thất bại cho tôi thấy: Tôi những muốn phát triển toàn diện cả Toán Lý Hoá, những mục tiêu của tôi quá nhiều nên sức lực tinh thần tôi phải phân tán rộng. Nếu giờ tôi chỉ chọn một mục tiêu trước mắt là kỳ thi Toán, nhất định tôi thắng.

Tôi cuối cùng đã giành chiến thắng tại kỳ thi Olympic Toán toàn Trung Quốc với điểm số tuyệt đối, lọt vào đội tuyển quốc gia, cả mười kỳ thi kiểm tra ở đội tuyển tôi đều là người đứng đầu. Với thành tích đó, tôi được sang Argentina tham gia kỳ thi Olympic Toán quốc tế.

Nộp xong phí báo danh, tôi gói những sách vở cần chuẩn bị và tương đậu cay của mẹ lại, chuẩn bị lên đường.

Giáo viên chủ nhiệm và thầy giáo dạy Toán thấy tôi vẫn mặc bộ quần áo thải của người khác cho, những thứ áo quần màu sắc chả đâu vào đâu, kích cỡ khác nhau, bèn mở tủ áo của tôi ra, chỉ vào những áo trấn thủ vá, những áo bông tay đã phải nối hai lần, vạt đã phải chắp 3 phân, hỏi tôi:

“Kim Bằng, đây là tất cả quần áo của em ư?”

Tôi chả biết nói sao, vội đáp: “Thầy ơi, em không sợ người khác chê cười! Mẹ em thường bảo, Phúc Hữu Thi Thư Khí Tự Hoa - trong lòng có sách vở tất mặt mũi sáng sủa, em mặc những thứ đồ này đi Mỹ gặp Tổng thống Clinton em cũng chẳng thấy ngượng”.

Olympic Toán học Thế giới lần thứ 38 chính thức khai mạc.

Chúng tôi thi liên tục suốt 5 tiếng rưỡi, từ 8 giờ 30 phút sáng tới 2g chiều. Ngày hôm sau công bố kết quả, đầu tiên công bố Huy chương Đồng, tôi không muốn nghe thấy tên mình; sau đó công bố Huy chương Bạc, cuối cùng, công bố Huy chương Vàng, người đầu tiên, người thứ hai, người thứ ba là tôi.

Tôi khóc lên vì sung sướng, trong lòng tự nói: “Mẹ ơi, con mẹ thành công rồi!”

Tin tôi và một người bạn nữa đoạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Toán học ngay chiều hôm đó đã được Đài Phát thanh Nhân dân Trung ương Trung Quốc và Đài Truyền hình Trung ương TQ đưa. Ngày 1-8, chúng tôi vinh quang trở về, lễ đón long trọng được Hiệp hội Khoa học Trung Quốc và Hội Toán học Trung Quốc tổ chức. Khi đó, tôi muốn về nhà, tôi muốn sớm gặp mẹ, tôi muốn chính tay tôi đeo tấm huy chương vàng chói lọi lên cổ mẹ...

Hơn 10 giờ đêm tối hôm đó, tôi cuối cùng đã đội trời đêm về đến nhà. Người mở cửa là ba tôi, nhưng người một tay ôm chặt lấy tôi vào ngực trước lại chính là mẹ tôi.

Dưới trời sao vằng vặc, mẹ tôi ôm tôi rất chặt...

Tôi lấy tấm huy chương vàng đeo lên cổ mẹ, khóc một cách nhẹ nhõm và sung sướng.

Trường Trung học số Một của Thiên Tân chật ních người, mẹ được ngồi lên bàn chủ tịch danh dự cùng với các quan chức Cục Giáo dục Thiên Tân và các giáo sư toán học hàng đầu. Hôm đó, tôi đã phát biểu thế này:

“Tôi muốn dùng cả sự sống của tôi để cảm tạ một người, là người mẹ đã sinh và nuôi nấng tôi. Mẹ tôi là một người phụ nữ nông dân bình thường, nhưng những đạo lý mẹ dạy tôi nên người đã khích lệ tôi cả đời. Năm tôi học lớp 10, tôi muốn mua cuốn sách “Đại từ điển Anh-Trung” để học tiếng Anh, mẹ tôi không có tiền, nhưng mẹ vẫn nghĩ cách giúp tôi.
Sau bữa cơm sáng, mẹ tôi mượn một chiếc xe cải tiến, chất một xe rau cải trắng, hai mẹ con tôi đẩy ra chợ huyện cách hơn 40km bán rau. Đến được chợ đã gần trưa, buổi sáng đó tôi và mẹ chỉ ăn 2 bát cháo ngô nấu với khoai lang đỏ, lúc đó bụng đói cồn cào, chỉ mong có ai tới mua cho cả xe rau ngay. Nhưng mẹ vẫn nhẫn nại mặc cả từng bó, cuối cùng bán với giá 1 hào một cân. Hai trăm cân rau đáng lẽ 21 tệ, nhưng người mua chỉ trả 20 tệ.

Có tiền rồi tôi muốn ăn cơm, nhưng mẹ bảo nên đi mua sách trước, đó là việc chính của ngày hôm nay. Chúng tôi đến hiệu sách hỏi, giá sách là 18 tệ 2 hào 5 xu, mua sách rồi còn lại 1 tệ 7 hào 5 xu. Nhưng mẹ chỉ cho tôi 7 hào rưỡi đi mua 2 cái bánh bột nướng, 1 tệ kia còn phải cất đi để dành cho tôi làm học phí. Tuy ăn hết 2 cái bánh nướng, nhưng đi bộ tiếp 40km về nhà, tôi vẫn đói tới mức hoa mắt chóng mặt, lúc này tôi mới nhớ ra tôi đã quên không phần cho mẹ ăn một miếng bánh nướng nào, mẹ tôi chịu đói cả ngày, vì tôi mà kéo xe suốt 80km đường xa.

Tôi hối hận tới mức chỉ muốn tát cho mình một cái, nhưng mẹ tôi chỉ bảo: “Mẹ ít văn hoá, nhưng mẹ nhớ khi nhỏ được thầy giáo dạy là, Golgi có nói một câu: nghèo đói là trường đại học tốt nhất. Nếu con có thể tốt nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh, con chắc chắn đều đỗ”.

Khi mẹ nói thế mẹ không nhìn tôi, mẹ nhìn ra con đường đất xa xôi, cứ như thể con đường đất đó có thể thông tới tận Thiên Tân, đi thẳng tới Bắc Kinh.

Tôi nghe mẹ bảo thế, tôi không thấy đói nữa, chân tôi không mỏi nữa…

Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất, thì tôi muốn nói rằng, người mẹ nông dân của tôi chính là người thầy giáo giỏi nhất của đời tôi”.

Dưới khán đài, không biết có bao nhiêu đôi mắt đã ướt đẫm, tôi quay về phía người mẹ tóc hoa râm của tôi, cúi người xuống kính cẩn...

TS Thiên Tân
*******************************************

4-2- Vệt nắng cuối chiều

Tác giả : Phạm Tín An Ninh (Norvège)

***
Tháng 7/75, khi mọi người vẫn còn đang ngơ ngác, chưa kịp hoàn hồn trước bao thù hận, mất mát chia lìa, thì ở khu làng biển nghèo Bá Hà, một cậu bé 15 tuổi lại ngỡ ngàng trước một tin vui - có mẹ. Khi bà ngoại dắt Hưng vào nhà và chỉ một người đàn bà xa lạ, bảo đó là mẹ mình. Hưng bất ngờ đến sững sờ, cứ ngỡ như bà mẹ này vừa mới từ trên trời rơi xuống.

Từ khi sinh ra, rồi cả một thời tuổi thơ Hưng chỉ sống với bà ngoại. Ngoại nghèo khổ, một thân một mình vất vả làm thuê, gánh mướn, chắt chiu nuôi đứa cháu duy nhất của mình. Hưng lớn lên bằng tấm lòng bao la của ngoại và sóng gió của biển khơi mênh mông. Trò chơi chỉ là rượt theo các chú dã tràng trên bờ biển vắng hoặc nhặt những chiếc vỏ ốc, vỏ sò sau mỗi lần thủy triều lên xuống. Càng lớn Hưng càng khôi ngô, khỏe mạnh. Có lẽ nhờ tiếng hát ru hời của ngoại cùng âm thanh rạt rào của biển luôn an ủi vỗ về mà Hưng gần như quên hẳn nỗi bất hạnh mồ côi và hun đúc Hưng thành một đứa bé khôn ngoan, thánh thiện, sớm biết nhìn bầu trời xanh bao la mà khát khao bao điều ước vọng.

Năm mới lên tám tuổi, vừa hết lớp ba, dù rất say mê học hành nhưng không đành nhìn ngoại ngày một còng lưng, Hưng phải xin nghỉ học để đi làm phụ ngoại. Theo ghe lưới cá của mấy người hàng xóm. Thời gian nghỉ ngơi, ở nhà tự học, đọc sách vở mà Hưng mượn được hoặc mua lại từ những bạn bè hay các anh chị học sinh lớn tuổi trong làng. Hưng ít khi hỏi ngoại về cha mẹ mình, vì Hưng không hề biết mặt họ, và trong ký ức non nớt cũng như trong cả những giấc mơ của Hưng cũng không bao giờ có hình ảnh cha mẹ. Chỉ nghe bà ngoại kể là cả hai người đều bị bạo bệnh qua đời lúc Hưng mới sinh ra. Có lẽ thấy tội nghiệp đứa cháu côi cút của mình, bà không muốn Hưng phải suy nghĩ hay nhớ đến chuyện buồn này, nên chỉ kể vội một đôi lần, lúc Hưng mới lớn lên và bắt đầu nhận hiểu đôi điều ở quanh mình. Rồi không bao giờ bà nhắc lại nữa.

Hưng có hai ông cậu, em của mẹ, nhưng ít khi gặp mặt. Ông cậu nhỏ đi làm xa ở đâu đó, còn ông cậu lớn thì đi lính quân dịch, một năm chỉ về phép đôi ba lần. Ông có vợ, nhưng gởi vợ lại cho ngoại. Bà mợ thì hiền lành, nhưng ông cậu lần nào về cũng ghen tương, gây gổ với mợ, với ngoại, mặc dù ông rất thương và lo lắng cho ngoại. Có lần ngoại buồn, hờn cậu, dắt Hưng theo ra tận vùng quê Xuân Tự, ngoài Vạn Giã ở với gia đình người em của ngoại. Sau hơn nửa tháng, nguôi ngoai và nhớ nhà, nhớ biển, nhớ cả đôi gánh tần tảo của mình, bà cháu lại dắt díu trở về làng cũ. Đó là kỷ niệm một lần đi xa độc nhất trong tuổi thơ của Hưng.

Mười lăm năm sống bên cạnh ngoại, trừ chuyến đi xa duy nhất ấy, Hưng chỉ quanh quẩn ở làng quê Bá Hà hay trong khu vực Hòn Khói. Một khu làng nghèo thuộc huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, nằm bên bờ một cái vịnh nhỏ xa xôi, cách biệt thị tứ. Thời Pháp thuộc, chưa có nhiều phương tiện giao thông, nơi này chẳng khác nào một ốc đảo. Muốn đến nơi khác phải di chuyển bằng ghe thuyền. Dân chúng đa số sống bằng nghề đánh cá, làm muối, một ít làm ruộng. Nghèo, nhưng để bù lại, ông trời đã ban cho họ sự kiên nhẫn, trí thông minh, lòng hiếu học, cùng những cô con gái mặn mà nhan sắc.

Đầu thập niên 60, Bá Hà, Hòn Khói có khá nhiều người trẻ vươn lên, thành đạt bằng con đường chữ nghĩa, tốt nghiệp bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, đã tạo một làn sóng đưa con cái vào các thành phố lớn Nha Trang, Sài Gòn theo học. Nhà nào cũng hy vọng con cháu mình sẽ bước ra khỏi cái nghiệp nghèo khổ, ít học, quanh năm chỉ soi mặt dưới biển, trên đồng từ mấy đời của dòng họ, cha ông. Điều đáng buồn là cùng với cái đà vươn lên ấy cũng là lúc xảy ra nhiều biến động đau thương của đất nước. Bá Hà, Hòn Khói lại là nơi có nhiều anh em ruột thịt và bạn bè thân thiết, kẻ đứng bên này, người đứng bên kia, trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Chủ nghĩa Mác-Lê một thời đã hấp dẫn một số người trí thức trẻ, vươn lên từ những tầng lớp nghèo khổ, khi “đấu tranh giai cấp” trở thành mục tiêu và lý tưởng của họ. Họ không hiểu là người ta đã lợi dụng điều này, dẫn dắt họ vào con đường lầm lạc để cuối cùng chỉ phục vụ cho một nhóm người ác độc, chẳng hề có lý tưởng mà chỉ khát khao quyền lực, bạc tiền.

Hương là một trong số những người đi theo con đường cam go đầy bất trắc ấy. Có điều không nổi đình, nổi đám như vài người cùng xóm. Một anh giáo sư có vợ bác sĩ và mấy người cháu ruột đều có bằng cấp cao, kẻ vào bưng, người hoạt động nội thành, sau 75 làm nhiều chức rất lớn trong đảng. (Nhưng cũng chỉ vài năm sau thì giật mình thấy “lạc đường” nên quay lại chống đảng để bị tù tội và mất hết bổng lộc) (*). Việc ra đi của cô gái tên Hương này kín đáo, thầm lặng và từ một lý do đặc biệt hơn, không ai biết được.

Hưởng ứng phong trào cho con cái tiến thân theo con đường sách vở, cha mẹ Hương chắt chiu tiền bạc cho cô con gái của mình vào Sài gòn học. Thương cha mẹ nghèo mà phải vất vả lo lắng cho mình, sau khi vào Sài Gòn một thời gian, Hương kiếm việc làm thêm; vừa làm vừa học. Công việc chỉ là phụ giúp trong một nhà máy dệt, nhưng sau một tháng, ông chủ thấy Hương vừa hiền lành thật thà, vừa có chí học hành nên cho Hương làm sổ sách, kế toán. Biết Hương thuê phòng trọ trong khu lao động nghèo, sống một mình giữa Sài Gòn ồn ào đầy bất trắc, ông chủ tốt bụng động lòng thương cho về ở chung với đám con cái trong ngôi nhà rộng lớn của mình. Vừa làm cho xưởng dệt vừa phụ giúp những chuyện lặt vặt trong nhà.

Ông Bùi Văn Trụ, chủ xưởng dệt Bắc Hà là một kiến trúc sư tài ba, từng thiết kế nhiều khu đô thị và nhận lãnh công trình xây cất khu chợ Hòa Bình Đà Lạt. Gia đình trước ở Hà Nội và đã mấy đời làm chủ nhiều xưởng dệt. Năm 1954, cả nhà di cư vào Nam, sống ở khu Phùng Hưng, Chợ Lớn. Sau khi tạm ổn định đời sống và việc học hành cho con cái, ông gầy dựng lại Xưởng dệt Bắc Hà này. Được sự giúp đỡ của chính quyền trong bước đầu, nhưng chính yếu là nhờ vốn liếng và nhiều kinh nghiệm của ông, xưởng dệt ngày càng phát triển, không bị thất thế giữa những xưởng dệt lớn khác ở chung quanh mà hầu hết do Hoa kiều làm chủ.

Biết ông Trụ là người có khả năng và tâm huyết, chính phủ Ngô Đình Diệm đã yêu cầu ông cộng tác trong chương trình tái định cư và kiếm công ăn việc làm cho hơn một triệu người đồng cảnh với ông. Xưởng dệt Bắc Hà cũng là nơi quy tụ nhiều người di cư có kinh nghiệm trong nghề dệt.

Vợ mất, để lại cho ông bốn người con, ba trai một gái. Ông tục huyền với bà vợ mới, là bạn thân của vợ ông và cũng chính là người quản lý mấy xưởng dệt của ông ngoài Hà Nội. Khi di cư vào Nam, gia đình ông, ngoài vợ chồng và cậu con trai nhỏ của bà vợ sau, còn có cả bốn đứa con của bà vợ trước. Vào Sài Gòn ông bà có thêm một cô con gái út. Các con đều theo học các trường Tây: Jean Jacques Rousseau hay Marie Curie. Ông Trụ rất cưng con, nhưng thường bận đi xa trong nghề kiến trúc, hay giúp việc định cư cho những bà con khác, nên giao cho vợ chăm sóc, dạy dỗ đàn con, ngoài việc quản lý xưởng dệt Bắc Hà. Có lẽ một phần do ảnh hưởng nghề nghiệp, nhiều năm với cương vị quản lý mấy xưởng dệt lớn, nhân viên lên đến mấy trăm người, nên bà khá nghiêm khắc với con cái.

Trong mấy cậu con trai có Hoành, con út của đời vợ trước, rất giống bố, khá đẹp trai, hiền lành, học hành chăm chỉ và luôn vâng lời cha mẹ. Hoành không những giống bố về khuôn mặt, dáng đi mà còn ở đức tính rộng lượng, thương người. Thấy Hương con nhà nghèo, nhưng xinh xắn, nhu mì và hiếu học, Hoành rất quí mến, thương yêu lo lắng cho Hương như cô em gái. Hoành thường dạy kèm thêm cho Hương. Những ngày nghỉ, khi đưa các em gái đi chơi, Hoành luôn rủ Hương cùng đi. Thường chỉ đi dạo trong Sở Thú, ăn kem hoặc xem ciné. Sự gần gũi, thân tình và hợp tính nhau dần dần đã làm tình yêu nẩy nở.

Cuộc tình đẹp nhưng thầm lặng kéo dài gần hai năm, càng lúc càng say đắm, nồng nàn với kết quả là Hương mang thai. Hoành đem sự việc thưa cùng cha mẹ và xin được cưới Hương làm vợ. Lúc ấy Hoành đang học năm cuối trường Jean Jacques Rousseau và chuẩn bị thi BAC II. Cha của Hoành, sau khi la rầy rồi cũng đồng ý. Ông bảo Hương là đứa con gái hiền hậu dễ thương, lỗi là ở con trai mình. Cha mẹ phải có trách nhiệm, nhất là trong bụng Hương đang có giọt máu của họ Bùi. Nhưng bà kế mẫu của Hoành thì vừa nghiêm khắc, vừa bảo vệ nếp nhà “môn đăng hộ đối”, quyết liệt khước từ. Sau nhiều lần bàn cãi, cha của Hoành phải tạm thời nhượng bộ để giữ hòa khí gia đình. Cuối cùng ông bà đi tới quyết định: Thuê chỗ ở khác cho Hương sống để chờ sinh đẻ. Sau khi sinh xong, ông bà sẽ bắt đứa con và chu cấp tiền bạc như một đền bù để Hương về quê sinh sống, cắt đứt mọi liên lạc với gia đình cũng như với Hoành. Thực ra, trong thâm tâm ông Trụ, cha Hoành, đây chỉ là kế hoãn binh với bà vợ kế, chờ sau này, mọi việc lắng xuống, ông sẽ mua nhà riêng cho Hoành và tìm cách đưa Hương trở về sống với Hoành và con. Tiếc là ông không nói sớm điều ấy với Hoành. Hoành quá thật thà đem hết mọi việc kể cho Hương nghe, và khuyên Hương cứ ở lại sinh đẻ rồi sau này sẽ tính. Vừa bất bình trước sự khinh miệt giai cấp của gia đình Hoành, vừa giận thái độ khiếp nhược của Hoành, và nhất là sợ bị mất đứa con, hôm sau Hương viết để lại cho Hoành một lá thư từ biệt, trút bao đớn đau trách móc, rồi lặng lẽ ra đi. Để đánh lạc hướng gia đình Hoành, ngừa việc sau này họ đi tìm để bắt đứa con, Hương bảo sẽ về quê ở Diên Khánh (Thành) thay vì về Hòn Khói. Vì xưa nay, mọi người chỉ biết Hương là người từ Nha Trang vào học, thế thôi.

***

Mười lăm năm chưa biết mặt mẹ, chưa hề biết cảm giác của một đứa con có mẹ. Bây giờ bỗng dưng gặp một người bảo là mẹ mình, Hưng không có cảm xúc. Ngồi nghe mẹ kể lại cuộc đời bà và nguyên nhân sự có mặt của mình trên thế gian này, Hưng ngậm ngùi nhưng vẫn không hiểu hết được những điều đã xảy ra. Sao giống chuyện trong mấy cuốn tiểu thuyết mà mình đã đọc. Hưng thầm nghĩ như thế rồi hỏi mẹ:

- Vậy tại sao mẹ lại bỏ con lại cho bà ngoại khi con chỉ mới lên ba?
- Đó là điều đau xót và ân hận nhất của mẹ, đã dằn vặt mẹ bao nhiêu năm nay. Nhưng xin con hãy hiểu và tha thứ cho mẹ. Lúc ấy mẹ không có con đường nào khác. Phụ lòng bà ngoại, xấu hổ với bà con láng giềng vốn còn rất đậm nề nếp cũ, con gái không chồng mà có con là cái tội xấu xa, cái án vô hình nhưng nặng nề lắm, con ạ.

- Đã bao nhiêu năm, sao mẹ không tìm cách liên lạc với bà ngoại và với con, để bà ngoại vừa một mình khốn khổ nuôi con vừa buồn vì tưởng mẹ đã chết thật rồi.

- Thực ra thì lúc ấy mẹ cũng muốn chết lắm. Viết lá thư để lại cho ngoại, bảo là mẹ xuống biển tự tử. Khuya hôm ấy mẹ có ra biển, nhưng khi lội xuống biển, nhìn thấy biển mênh mông, đen sẫm, nghe tiếng sóng thét gào, mẹ bỗng giật mình sợ hãi, không còn một chút can đảm. Mẹ bước lên bờ với ý nghĩ bỏ đi, nhưng chưa biết đi đâu, mẹ ra trốn ngoài ghềnh đá bên động cát, thì bất ngờ gặp mấy người du kích trong xã, trong đó có cô Tám, bạn học của mẹ lúc nhỏ, rủ vào bưng theo kháng chiến. Mẹ đi theo cô ấy.

- Sao mẹ không ở trong đội du kích cho gần nhà mà lại đi ra tận ngoài Bắc?

- Mẹ được cô Tám dắt lên núi để học tập. Nghe nói cách mạng là thực hiện triệt để cuộc đấu tranh giai cấp, mẹ thấy rất hợp với ước nguyện của mẹ nên đã xin tình nguyện để được kết nạp vào đảng. Hơn nữa, mẹ cũng muốn rời xa quê hương, để không ai còn biết đến mình. Mẹ được đưa ra Liên Khu 5, ba năm sau chuyển ra Bắc. Và cũng ở tại Liên Khu 5 này mẹ đã gặp cha của con bây giờ.

Đưa tay chỉ người đàn ông cao lớn, mặc bộ áo quần bằng vải kaki Nam Định, vai mang xắc-cốt, nãy giờ ngồi yên lặng trên bộ phản, bên cạnh bà ngoại, và hai đứa trẻ lạ, mẹ Hưng tiếp tục:

- Chú Ba đây là chồng của mẹ. Và con Hồng, thằng Hà đây là em của con. Trước khi vào Nam, chú Ba nhất quyết bảo mẹ phải nói với con, chính chú ấy là cha ruột để cho con vui, nhưng mẹ không chịu. Mẹ muốn con biết rõ sự thật, vì chuyện cha con là chuyện máu mủ thiêng liêng. Con có nghĩ về mẹ thế nào cũng được, nhưng mẹ muốn con biết rõ lai lịch của mình.

Ông Ba đứng dậy, bước lại ôm vai Hưng thân mật :

- Mặc dù trước đây chưa được gặp con, nhưng mẹ con đã kể cho chú nghe về con từ khi mẹ và chú mới quen nhau. Chú rất thương con, và mong là con luôn xem chú như là ba của con. Nếu được, xin con cho chú cái vinh dự làm cha của con trong giấy khai sinh. Chú thực lòng không muốn trong khai sanh của con đề cha là vô danh, như mẹ đã kể cho chú nghe.

Nói xong ông Ba gọi hai đứa con lại, bảo anh Hưng đây là anh hai của hai đứa con. Từ nay phải gọi là anh hai và thương yêu, vâng lời anh ấy. Hai đứa nhỏ bước đến vòng tay, bẽn lẽn chào Hưng.

Cái giọng Bình Định lai Bắc kỳ của ông Ba hơi khó nghe. Nhưng Hưng hiểu được những điều ông muốn nói và tin những tình cảm ấy là chân thật. Mặc dù sau tháng 4/75, Hưng nghe người trong làng kháo nhau: Đừng nghe những gì Cộng Sản nói.

Sum họp được hai ngày, thời gian chưa đủ để Hưng cảm giác có mẹ, có em, thì mẹ Hưng cùng chồng và hai con phải vào Cam Ranh để nhận nhiệm sở mới. Nghe nói ông Ba làm ở Phòng Địa Chính còn mẹ Hưng thì làm hiệu trưởng một trường phổ thông cấp 1. Trước khi đi ông bà để lại cho bà cháu Hưng mấy bao gạo, một số tiền và ít áo quần.

Sự thay đổi qua bất ngờ và khá lớn lao đó vẫn chưa đủ làm cho Hưng mất đi cái cảm giác mồ côi. Mười lăm năm, đã quen và yêu cuộc sống tuy vất vả nhưng rất yên ả với ngoại, với biển cùng đám bạn bè ở cái làng nghèo Bá Hà này nên Hưng không muốn có một sự đổi thay nào nữa. Từ ngày người mẹ xuất hiện, với một lai lịch khá mơ hồ về cha, cùng với sự xáo trộn từ đầu tháng Tư, kéo theo bao âu lo của bà con trong xóm, đầu óc Hưng lúc nào cũng căng thẳng, chẳng khác nào những đêm biển lặng, theo thuyền đi lưới cá ngoải khơi, đột nhiên bị dông tố bất ngờ. Bao nhiêu năm sống với ngoại, Hưng ví ngoại như cây cổ thụ đầu làng, quanh năm phủ bóng che mưa, che nắng cho mình. Hưng không muốn có ngày bị người ta kéo ra khỏi cái bóng thần tiên ấy, cho dù người ấy là ai. Bỗng dưng Hưng thấy thương ngoại hơn. Tối tối, Hưng chui vào nằm bên ngoại, ôm ngoại thật chặt như sợ bà sắp tuột mất khỏi vòng tay bé nhỏ của mình. Còn ngoại thì khác, bà tỏ ra phấn chấn, vui mừng, thường nắm tay Hưng bảo nhỏ:

- Hãy vui lên nghe con, bây giờ thì con đã có mẹ. Trước đây ngoại rất lo sợ, vì ngoại đã già rồi, nếu có bề gì biết có ai lo lắng cho con. Bây giờ con có mẹ, ngoại yên lòng.

Ngoại nói là ngoại mừng, nhưng nhìn vào mắt ngoại, Hưng thấy ngoại đang khóc.

Hơn một tháng sau, mẹ và chú Ba đưa xe con về đón ngoại và Hưng vào Cam Ranh. Gia đình ông bà được cấp ngôi nhà khá rộng trong khu cư xá, nghe nói của một công chức VNCH bị tịch thu. Mới làm việc chỉ hơn một tháng, nhưng ông bà tỏ ra chán ngán. Ông bảo làm trong ngành địa chính nên biết rõ nhiều điều bất công, khuất tất. Từ việc tịch thu tài sản của nhiều người dân vô tội đến việc giành giật chia chác từ chức tước đến nhà cửa, đất đai giữa những cán bộ trong các ban quân quản và guồng máy chính quyền mới vừa “biên chế”. Mẹ Hưng thì dễ dàng nhận ra hệ thống giáo dục và trình độ của các giáo chức miền Nam, hơn hẳn bây giờ và cả ngoài Bắc. Tuy phải chấp hành cấp trên, nhưng với chức vụ hiệu trưởng, bà cảm thấy e thẹn, nhất là những khi phải họp hành “giao ban” với các giáo chức cũ. Hưng nghe mẹ thường buồn bã tâm sự với ngoại :

- Điều buồn nhất sau bao nhiêu năm trở lại quê nhà là con cảm thấy thật cô đơn. Láng giềng, bạn bè cùng lớp cùng trường ngày xưa dường như đều muốn xa lánh con. Có ai bất ngờ gặp con giữa đường, họ giả vờ vồn vã nhưng con nhìn thấy rõ sự dè dặt trong mắt họ.

Ông bà luôn chăm sóc ngoại, vỗ về an ủi Hưng. Nhiều đêm bà ngủ cùng phòng với Hưng để mẹ con tâm sự. Nước mắt của mẹ dần dà đã thấm đẫm trong lòng Hưng, làm Hưng xúc động. Nằm trong vòng tay, với những cái nhìn âu yếm, cùng những giọt nước mắt ấy của mẹ đã làm Hưng thấy gần gũi, thấu hiểu được nỗi lòng và ước mơ của mẹ. Nhiều lúc, thấy mẹ ngồi thẫn thờ nhìn xa xăm, Hưng biết là cả một quá khứ đau buồn đang trở về với mẹ, nhưng không hiểu là hình bóng của cha Hưng đã hiện lên như thế nào trước mắt mẹ. Mẹ có còn thương cha, có dành một ngăn nhỏ nào trong trái tim của bà cho người tình xưa, hay chỉ có oán trách, hận thù? Còn chú Ba, chồng của mẹ bây giờ, thực ra cũng là một người tốt, chân chất hiền lành, thường tâm tình khuyên bảo, năn nỉ Hưng ở lại với ông bà và hai em. Ông sẽ lo cho Hưng đi học trở lại, có mẹ kèm thêm để Hưng học nhanh hơn. Ông cũng tỏ ý muốn thay mặt cho cha Hưng để bù đắp những gì mà hơn 15 năm qua Hưng bị mất mát quá nhiều. Ông tha thiết mong được Hưng gọi mình là ba như hai đứa em của Hưng.

Hai tuần ở đây, tình cảm trong Hưng có nhiều biến chuyển. Hưng bắt đầu gọi ông Ba bằng cha, và cũng là lần đầu tiên Hưng cảm giác mình có mẹ. Hưng thấy hạnh phúc và cũng có chút hãnh diện về mẹ, một người đàn bà lớn tuổi nhưng còn nhan sắc và hiểu biết. Có một điều Hưng vẫn mơ hồ, không biết con đường gai góc mà mẹ đã đi trong gần mười lăm năm, bỏ Hưng côi cút với ngoại, có phải mẹ đã thực sự tìm đúng lý tưởng của mẹ ? Hưng thấy cái làng Bá Hà này vốn cũng đã nghèo, giờ lại càng nghèo khổ xơ xác hơn. Các chủ ghe mà Hưng đã từng đi theo phụ lưới, giờ phải đem ghe thuyền giao nộp hết cho hợp tác xã. Các anh chị từng vươn lên trong học hành, có cả ông thầy trẻ từng dạy Hưng, một thời làm hãnh diện cho Bá Hà, giờ một số bị tù đày, số còn lại thì quay về nghiệp cũ; đánh cá, làm muối, làm ruộng. Chẳng lẽ học hành, giỏi giang chữ nghĩa lại có tội ? Mọi người ai cũng ngờ vực, sợ sệt lo âu.

***

Tháng 5/78, một chiếc thuyền nhỏ vượt biển tắp vào một hoang đảo ở Nam Dương. Trên thuyền gồm có 18 người, đa số là thanh, thiếu niên. Tất cả được Cơ Quan Cao Ủy Tị Nạn LHQ đón nhận đưa về tạm trú tại trại tị nạn Tandungpinang. Trong số 18 người này có Hưng, cậu bé đánh cá vùng biển Hòn Khói năm nào, bây giờ đã 18 tuổi. Được phái đoàn Mỹ nhận, Hưng đến định cư tại Tiểu bang Florida vào đầu tháng 10/79 với sự bảo trợ của một gia đình người Mỹ tốt bụng.

Nhờ có sẵn đức tính cần cù chăm chỉ, từng trải qua cả một thời tuổi thơ cơ cực, và cũng nhờ vào trí thông minh của ông trời ban cho người dân nghèo Hòn Khói, Hưng vừa đi làm giúp đỡ gia đình, nhất là bà ngoại ở Việt Nam, vừa theo học tại một trường Cộng Đồng dành cho người lớn tuổi. Hưng học rất nhanh và luôn đạt điểm cao, được khích lệ của các thầy cô giáo. Hưng theo gương Nguyễn Xuân Nam, một người bạn nghèo cùng làng Bá Hà, sang Mỹ trước Hưng một năm, nổi danh hiếu học (**). Trong chuyến đi của Hưng có cậu em ruột của Nguyễn Xuân Nam.

Khi được Cao Ủy Tị Nạn và Phái Đoàn Mỹ phỏng vấn, hỏi do động cơ nào mà Hưng vượt biển ra đi. Hưng trả lời là chính bà ngoại đã khuyên và giúp Hưng tìm mọi cách, bà bảo :

- Chỉ mới sau mấy năm “giải phóng” mà coi bộ dân chúng khốn khổ quá chừng. Ai cũng lo sợ, oán than cách mạng. Ngoại già rồi, nhưng con còn trẻ phải tìm mọi cách ra đi. Ở lại coi bộ khó sống lắm con ạ.

Đó là lời khai hoàn toàn thành thật, vì xưa nay Hưng không hề biết nói dối. Có điều Hưng hơi ngạc nhiên khi nghe ngoại bất ngờ nói ra điều này, mà trước đó Hưng chưa bao giờ nghe bà nói tới. Sau này, Hưng mới biết đó là quyết định của mẹ và ông cha kế. Cả số tiền để Hưng trả cho chủ ghe cũng do ông bà đưa cho ngoại.

Lá thư đầu tiên nhận được của mẹ, có cả ông Ba, người cha kế viết chung trong đó, Ông bà chúc mừng Hưng đã đến xứ tự do, nơi bảo đảm tìm thấy tương lai, nếu ở lại, giờ này Hưng đã bị đi nghĩa vụ quân sự và có thể bỏ xác oan uổng ở chiến trường Campuchia trong cuộc tranh giành quyền lực giữa những người Cộng Sản. Hai năm sau, tháng 12/81, Hưng được tin ông xin phục viên, viện cớ chứng đau nhức đến buốt óc do một mảnh đạn còn nằm trong đầu, bị thương trong trận tấn công Quảng Trị 1972, không thể giải phẫu lấy ra được. Mẹ Hưng còn dạy học thêm vài năm nữa, sau này xin nghỉ vào Bình Dương làm nghề trồng cây ăn trái.

Năm 1992, sau khi tốt nghiệp đại học và đã có công việc làm ổn định, được tin ngoại ốm nặng, Hưng vội vã về Việt nam thăm ngoại. Xin bảo lãnh ngoại sang Mỹ để chữa bệnh và sống với Hưng, nhưng ngoại nhất quyết chối từ, bảo là bà đã sống ở làng quê Bá Hà cả một đời người, như cây đa mọc rễ không dễ gì mà bứt ra được. Không ngờ đó là lần cuối cùng Hưng gặp ngoại. Bà qua đời vào năm 1998. Được tin ngoại mất, Hưng có cảm giác như cả bầu trời sập xuống. Hưng tưởng tượng cái cây cổ thụ xum xuê to lớn ở đầu làng Bá Hà vừa bị bật gốc. Dù bây giờ Hưng đã thực sự trưởng thành, có một gia đình hạnh phúc với vợ con, công ăn việc làm ổn định, nhưng Hưng vẫn cảm thấy như vừa mất đi cái bóng mát vĩ đại để tâm hồn mình trú ẩn. Bởi mỗi khi buồn, cảm thấy cô đơn lạc lõng trên xứ lạ quê người, nghĩ tới ngoại là tinh thần Hưng phấn chấn. Nhớ những ngày mình còn bé, ngoại thường dắt lên chùa lễ Phật. Hưng chấp tay trước ngực, đứng nép bên ngoại trước tượng Phật, nghe ngoại chỉ cầu xin bao điều may mắn tốt đẹp cho đứa cháu côi cút của mình. Có lẽ nhớ những lời cầu xin này của ngoại mà cuộc đời mình mới được như hôm nay. Bây giờ trang sách cuộc đời như vừa bị ai đó xé đi mất nửa trang đầu, để nửa sau không còn ý nghĩa gì nữa. Hưng khóc hết nước mắt và hụt hẫng đến suy sụp cả tinh thần.

Ông Ba, người chồng sau của mẹ cũng qua đời mấy năm sau đó. Hưng dắt vợ con về Việt Nam để chịu tang ông như người cha ruột của mình. Hưng xin xây mộ phần cho ông, an ủi mẹ và hai em. Trước khi rời Việt Nam, Hưng gởi lại cho mẹ một số tiền và hứa mỗi tháng sẽ gởi thêm về để phụ cho hai em ăn học đến nơi đến chốn.

Trong lần về Việt Nam lo đám tang cho ngoại, Hưng có dịp tâm tình riêng với mẹ. Mấy ngày hai mẹ con nằm trong khách sạn Hải Yến ở Nha Trang, khi ngoài trời gió mưa tầm tã, mẹ đã kể lại tỉ mỉ hơn về cha ruột của Hưng, về cuộc tình thật đẹp, thật lãng mạn nhưng kết cục quá đau đớn của ông bà. Mẹ cũng không còn trách cha. Bảo ông ấy là người tốt, hiểu biết, thương người, nhưng lúc ấy còn đang đi học, lệ thuộc nhiều vào gia đình, hơn nữa lại là đứa con luôn vâng lời cha mẹ. Hôm ấy, lần đầu tiên mẹ ngỏ ý muốn Hưng đi tìm cha, dù điều ấy bây giờ rất nhiêu khê, nhất là sau tháng 4/75, những người giàu có đã phải bỏ nhà cửa, bỏ Sài gòn ra nước ngoài hay đến một vùng quê xa xôi nào đó để mong còn giữ được cái thân.

Nghe lời mẹ, trước khi trở lại Mỹ, Hưng thuê xe đến khu Phùng Hưng trong Chợ Lớn. Đúng như lời mẹ nói, tất cả đã đổi thay, không ai biết gì về gia đình ông chủ xưởng dệt Bắc Hà ngày trước. Vừa thất vọng, vừa nghĩ là nếu có tìm được ai đó trong gia đình cha, chắc gì họ đã đón nhận mình. Bởi trong mười lăm năm Hưng sống côi cút khổ cực, cũng không hề thấy có ai đi tìm đứa con, đứa cháu lạc loài bất hạnh. Hưng quyết định bỏ hết, cố quên đi cái quá khứ đau buồn và phiền muộn ấy để cho lòng thanh thản. Hưng nhủ thầm “không ai thay đổi được quá khứ, mình nên dồn hết trí óc và thời gian còn lại để xây dựng tương lai”. Hôm ấy, khi máy bay lấy cao độ để rời khỏi không phận Sài gòn, Hưng nhìn xuống, qua khung cửa kiến nhỏ, nhận ra khu vực Chợ Lớn nằm xa xa phía dưới, bất giác Hưng đưa tay lên chào. Hưng nghĩ đó không chỉ là cái vẫy tay từ biệt khu phố Phùng Hưng, mà còn từ biệt luôn một quá khứ mơ hồ. bất hạnh với một người cha chỉ nghe như huyền thoại.

***

Cách đây hai tuần, khi đang say ngủ Hưng giật mình bởi chuông điện thoại reo. Xem đồng hồ, đã hơn hai giờ sáng. Giờ này mà ai gọi chắc là có điều khẩn cấp lắm. Hưng bốc ống nghe. Bên kia đầu dây là Hà, đứa em trai cùng mẹ khác cha đang gọi từ Sài gòn. Hà gọi từ một trạm internet, nên hiện lên trên khung điện thoại của Hưng một dãy số lạ hoắc. Hà báo tin đã tìm được một người biết gia đình ông bà Bùi văn Trụ, chủ xưởng dệt Bắc Hà. Việc đi tìm tin tức về người cha ruột của Hưng hy vọng có nhiều manh mối. Cái tin bất ngờ đó làm cho Hưng lo lắng hơn là vui mừng. Không biết khi tìm được rồi họ có nhận mình không?

Cái vẫy tay từ biệt hôm nào trên máy bay, Hưng tưởng đã bỏ lại cho khu phố Phùng Hưng tất cả quá khứ buồn thảm. Hưng muốn xoá sạch hết tất cả, như cái xưởng dệt Bắc Hà giờ cũng chẳng còn một dấu tích nào. Nhưng rồi một giấc mơ đã làm Hưng thay đổi. Một giấc mơ kỳ lạ. Trong giấc mơ, có tiếng điện thoại reo, Hưng bốc máy lên nghe. Giọng một người đàn ông :

- Có phải Hưng đó không con ? Ba là Hoành, cha của con đây. Bao nhiêu năm đi tìm con khắp nơi mà không gặp. Ba rất thương nhớ con. Hãy tha thứ cho ba nghe Hưng!

Hưng giật mình tỉnh giấc, trong tai vẫn còn văng vẳng tiếng người vừa nhận là cha mình. Giọng nói trầm ấm, hiền lành, xúc động. Giấc mơ đã làm Hưng nhớ lại câu nói “cha con là máu mủ thiêng liêng” của mẹ trong ngày đầu tiên khi hai mẹ con gặp nhau tại căn nhà tranh của ngoại ở làng quê Bá Hà hơn 36 năm trước. Chính giấc mơ đã thôi thúc Hưng đi tìm lại cha mình

Hưng nghĩ ngay tới Hà, đứa em trai một mẹ khác cha, nhưng rất giống Hưng và luôn kính trọng, thương yêu, giữ tình nghĩa với Hưng chẳng khác nào anh em ruột. Từ hơn mười năm nay, Hà làm việc cho một công ty xuất nhập cảng lớn tại Sài Gòn, chắc chắn quen biết nhiều người. Hưng liền gọi điện thoại về Việt Nam, bảo Hà hỏi mẹ rõ ràng chi tiết về gia đình ông bà chủ xưởng dệt Bắc Hà để tìm ra tông tích của cha Hưng. Hà hết lòng ủng hộ mẹ và Hưng về việc này. Ngày nào, sau khi đi làm về, Hà cũng chạy ngay xuống khu phố Phùng Hưng.

Qua bao biến cố, thăng trầm, Sài Gòn - Chợ Lớn bây giờ đổi thay nhiều quá. Cả khu xưởng dệt Bắc Hà không còn lại một dấu tích gì. Người ta đã phá hết để xây khu chung cư mới. Hầu hết dân chúng ở khu vực này từ ngoài Bắc mới vào sau 75. Dường như chẳng còn ai biết có một xưởng dệt tên Bắc Hà từng hiện diện ở nơi này. Hơn nữa, mọi người đang tất bật rượt đuổi theo thời gian để tìm cơ may trong cơn sốt đổi đời, thì còn đầu óc và thời giờ đâu mà nhớ tới ngày xưa, ngay cả cái thời đẹp đẽ hạnh phúc mà họ đã mất. Sau mấy ngày, Hà may mắn gặp được một ông già tốt bụng. Ông thuê lại căn nhà của một người Bắc 54 đã ở đây hơn 30 năm kể từ ngày di cư vào Nam. Hy vọng ông ấy biết nhiều về gia đình chủ nhân xưởng dệt Bắc Hà. Ông tìm địa chỉ đưa cho Hà. Hà chạy ngay lên tận Biên Hòa và gặp được người chủ nhà gốc Bắc 54 ấy. Ông cụ đã trên 85 tuổi, nhưng trí nhớ còn rất tốt. Ông biết rất rõ về gia đình ông bà kiến trúc sư Bùi văn Trụ và xưởng dệt Bắc Hà nhưng ông bảo sau 75, cả nhà cửa và xưởng dệt đều bị tịch thu. Có lẽ tất cả đã ra nước ngoài. Vì từ ngày ấy ông không còn gặp và cũng chẳng nghe ai nói tới gia đình ấy nữa. Tuy nhiên, ông có biết một bà bác sĩ hiện ở bên Pháp, là bà con với gia đình ông bà chủ Bắc Hà. Bà có về Việt nam thăm thân nhân và bạn bè một đôi lần. Ông hứa sẽ tìm một người quen, là bạn thân của bà bác sĩ ấy, để hỏi giùm tin tức. Hà mừng quá, xin số điện thoại của ông cụ rồi chạy ngay đến một trạm internet ở gần đó để gọi cho Hưng, mặc dù biết ông anh của mình giờ này đang ngủ say. Hà bảo :

- Em báo tin để cho anh “phấn khởi” và tốt nhất là em cho anh số phôn của ông cụ, để anh gọi về trực tiếp nói chuyện. Sẽ hấp dẫn, hồi hộp và chính xác hơn là em.

Sáng hôm sau, Hưng gọi về và gặp được ông già Bắc Kỳ 54 khả kính. Nhưng ông bảo phải chờ ông hỏi thăm, vì chưa gặp được người ấy. Ông hẹn Hưng tuần sau gọi lại. Trong một tuần ấy, lòng Hưng rối như tơ vò. Không biết người cha ấy như thế nào, vợ con ra sao. Nhà giàu và học hành như thế đối với mẹ con Hưng họ là giai cấp thượng lưu. Hơn nữa còn bà vợ. Liệu bà có cho chồng nhận Hưng là con, khi sợ bị chia mất một phần gia tài, và nhất là tình cảm của mẹ con bà? Hưng tâm tình với vợ. Là một người hiểu rõ tính tình, suy nghĩ và cả một quá khứ bất hạnh buồn thảm của chồng, vợ Hưng luôn an ủi, khích lệ và chia sẻ cùng chồng mọi tâm sự, nỗi niềm:

- Em nghĩ anh nên vui và nắm lấy cơ hội này để tìm gặp lại cha. Vì hoàn cảnh của anh, của chúng mình hiện nay, em không sợ gia đình cha sẽ hiểu lầm. Mình không cần bất cứ tài sản gì nữa, còn tình cảm, đó là sự thiêng liêng như mẹ đã nói, không ai có thể nhẫn tâm chia cách được. Hơn nữa nếu còn sống, cha cũng đã già rồi. Em tin là dù trước kia có thế nào, bây giờ bất ngờ gặp được anh, chắc là cha sẽ vui mừng ghê lắm. Hơn nữa, đó chính là điều ước mong của mẹ.

Những lời nói của vợ làm cho Hưng bớt căng thẳng và vui vẻ hơn, nhưng chưa hết hẳn lo âu. Sau một tuần lễ dài nhất trong đời, Hưng gọi điện thoại về Biên Hòa gặp ông cụ Bắc Kỳ 54. Rất may mắn ông đã có số điện thoại của bà bác sĩ ở bên Pháp. Đó là bà bác sĩ Tuyết, trước kia là học trò của ông bác sĩ Bùi Huy Lâm hiện ở bên Mỹ. Hưng rụt rè gọi cho bà Tuyết. Một người đàn ông bốc phôn. Nhưng mới nói vài câu, Hưng nghe bên kia đầu dây im lặng, rồi cúp máy. Hưng đoán có lẽ ông là chồng của bác sĩ Tuyết, tưởng ai gọi nhầm số. Cũng có thể ông không muốn nghe, ngại dính vào câu chuyện phiền toái của Hưng. Suy nghĩ mãi, cuối cùng Hưng hỏi vài người quen ở Cali, xin số phôn của bác sĩ Bùi Huy Lâm. Ông này khá nổi tiếng ở đây. Ông Lâm thật nhân từ, tốt bụng, vui vẻ và chịu khó nghe Hưng trình bày một câu chuyện khá dài. Ông tỏ ra xúc động. Khi đang khóc trong điện thoại, Hưng nghe bên kia đầu dây có tiếng sụt sùi. Ông hứa sẽ liên lạc ngay với bà Tuyết để kể lại đầy đủ sự việc và bảo đảm bà sẽ sốt sắng trong việc này. Ông còn an ủi Hưng:

- Cháu yên tâm. Bây giờ không phải chỉ có cháu, mà còn có cả bác nữa, chúng ta nhất định sẽ tìm ra bố của con.

Tấm lòng của bác sĩ Lâm làm Hưng thực sự cảm kích. Hưng nghĩ mình đã may mắn gặp một người nhân từ, nên hy vọng mọi điều sẽ tốt đẹp.

Cuối cùng thì Hưng cũng gặp được bà bác sĩ Tuyết. Lần này bà lắng tai, thăm hỏi an ủi và cho Hưng số điện thoại của người cô út, em cùng cha khác mẹ với cha Hưng. Bà sống ở Thụy Sĩ.

Hôm nói chuyện với cô, tự dưng Hưng xúc động đến nghẹn ngào. Bà chỉ lớn hơn Hưng có bốn tuổi. Tuy hoàn toàn không biết gì về Hưng, không hề được nghe người anh tên Bùi văn Hoành của bà đã từng có một đứa con như thế, nhưng bà rất vui vẻ, thân thiện và dành cho Hưng những lời thương yêu, quí mến. Chính tấm lòng và giọng nói của bà đã làm cho Hưng có cảm giác người này thực sự có liên hệ máu thịt với mình.

Hưng gởi ngay cho bà vài tấm ảnh của Hưng qua email và ngược lại bà cũng gởi cho Hưng tấm ảnh của người anh, mà Hưng bảo là cha. Xem ảnh xong, bà bảo là Hưng giống cha Hoành như đúc. Còn Hưng, khi nhận tấm ảnh của cha, tấm ảnh lúc ông còn trẻ, nên cả vợ chồng Hưng đều giật mình tưởng người trong ảnh chính là Hưng bây giờ. Bà cũng báo tin cho người chị cả của bố, bác Hương, hiện định cư ở Canada gọi sang Mỹ thăm và vui mừng đón nhận Hưng. Tối hôm ấy, Hưng rất xúc động nhận được một email ngắn của cô út :

- Hưng đã quậy trời, quậy đất đi tìm bố, từ bác sĩ Lâm ở Cali, đến cô Tuyết, bác Túc ở Pháp. Tất cả đã biết và cùng chia sẻ niềm hạnh phúc. Cô ở Suisse và bác Hương ở Toronto đã mở rộng vòng tay đón Hưng vào gia đình họ Bùi. Cô rất vui vì Hưng tìm được dòng suối trong, và Hưng sẽ như dòng thác đổ, như sông Cửu Long chẩy về ôm hết những người Hưng muốn thương yêu

Có một điều không phải như Hưng nghe mẹ và ông cụ Bắc Kỳ 54 ở Phùng Hưng ước đoán trước đây, cha của Hưng không định cư ở Pháp sau 75, mà vẫn còn ở Sài Gòn. Điều ngạc nhiên hơn ông từng là đại úy phi công VNCH. Bị tù 7 năm sau tháng 4/75. Ông đủ điều kiện đi Mỹ theo diện HO, nhưng bà vợ, nhờ chôn giấu được một số vàng của cha mẹ để lại sau 75, nên còn vốn để buôn bán làm ăn, điều quan trọng hơn là cả cha mẹ bà đều bị bệnh nặng nằm một chỗ cần đến sự săn sóc của bà, nên bà không thể bỏ đi. Cuối cùng bố Hưng phải đành ở lại. Bà cô út rất tế nhị, vừa muốn tránh việc phiền muộn có thể ảnh hưởng tới cuộc kỳ ngộ, và cũng muốn dành trọn cảm giác ngạc nhiên cho ông anh, nên bà bảo sẽ không trực tiếp cho cha Hưng biết, mà chỉ cho Hưng số điện thoại và địa chỉ của ông, đề nghị Hưng nhờ đứa em ở Sài gòn tìm cách hẹn ông ra ngoài, kể chuyện về Hưng, rồi sau đó gọi điện thoại để hai cha con nói chuyện.

Hưng nghe theo lời cô, nhờ Hà giúp mình mọi việc. Chiều hôm sau, từ một quán cà phê trong giờ vắng khách, ông Hoành lần đầu tiên nghe tiếng nói của đứa con hơn 51 năm chưa hề biết mặt.

Giọng nói đôn hậu pha lẫn chút đùa cợt, có lúc lại nghẹn ngào đứt đoạn của ông đã gây cho Hưng cảm giác gần gũi, thân thiết ngay từ phút ban đầu. Ông kể chuyện về bố ông và ông, đau buồn thế nào khi biết mẹ Hưng bỏ đi, vã đã vất vả kiên nhẫn đi khắp nơi tìm mẹ con Hưng mà không gặp. Khi nghĩ là mẹ Hưng đã tự tử mang theo dòng máu của mình, cha con ông đã ân hận đau đớn như thế nào. Trong phòng riêng ông có để tấm ảnh nhỏ của mẹ Hưng trên kệ thờ. Thấy ông đau buồn tiều tụy, bố ông xin giấy tờ cho ông sang Pháp du học. Nhưng khi ông chuẩn bị lên đường thì bố ông đột ngột qua đời do một tai nạn ở Lâm Đồng. Ông phải ở lại, phụ bà kế mẫu lo cho xưởng dệt và mấy đứa em. Khi đến tuổi động viên, xin vào trường Không Quân ở Nha Trang và làm phi công quan sát (L19) cho đến ngày mất nước. Thời gian biệt phái công tác ở Trà Nóc, ông quen cô con gái của một thương gia ở thành phố Cần Thơ. Sau này trở thành vợ của ông. Bây giờ ông bà có bốn người con, hai trai hai gái. Tất cả đều đã trưởng thành và có gia đình riêng. Những điều ông kể, nhiều lần bị gián đoạn. Không phải ông quên, hay ái ngại, mà vì phải dừng lại để lau nước mắt. Bên kia đầu dây, Hưng cũng sụt sùi.

Ông nhờ Hà về thưa lại với mẹ xin cho ông được đến thăm mẹ. Được bà đồng ý, sáng hôm sau ông lái xe lên Bình Dương. Vợ chồng Hà giúp trang điểm, thay áo quần mới cho mẹ. Vừa vui mừng, vừa xúc động khi nép vào cánh cửa nhà sau, nhìn lén cuộc trùng phùng kỳ diệu của mẹ mình với người tình xưa, Cả hai đều bạc tóc. Ông nắm tay bà :

- Bà còn giận tôi không ?

Mẹ Hưng không trả lời mà bật khóc. Đôi mắt của bà đã bị mờ từ hơn bốn năm nay, bây giờ càng mờ hơn qua làn nước mắt. Nhưng dường như bà đã nhận ra ông, nhìn thấy ông rất rõ qua ký ức và cả tâm hồn bà. Ông ôm lưng, dìu bà ngồi vào chiếc ghế bành bên cửa sổ. Khi thấy bà ngồi bỏ hai chân trên ghế, ông đùa :

- Bà ngồi cái kiểu này, hèn gì Thái Lan đang bị một trận lụt kinh hoàng bên ấy.

Bà hiểu ý, vội bỏ thòng hai chân xuống, đưa tay lau nước mắt rồi nhoẻn miệng cười. Vợ Hà véo nhẹ tay chồng khi thấy mẹ đã trên 70 nhưng vẫn còn giữ chút thẹn thùng của thời con gái.

Ông nói tiếp :

- Chắc bà thương tôi lắm hay sao mà đặt tên cho mấy đứa con sau này cũng bằng vần H, và cháu Hà trông cũng giống tôi lắm?

Bà lảng sang chuyện khác:

- Nghe nói ông là sĩ quan Cộng Hòa, khi biết tôi theo Việt Cộng ông có thù ghét tôi không?

Ông cười thật to :

- Nhiều lần bay trên trời, tôi phát hiện mấy cô du kích tắm truồng dưới suối. Tôi sà xuống thật thấp định phóng mấy trái hỏa tiễn, nhưng bỗng nhận ra có bà dưới đó, nên tôi vội vã bay đi. Chứ hồi đó tôi bắn một phát thì làm sao bây giờ hai đứa còn gặp nhau đây.

Không biết vì giọng bông đùa rất tự nhiên hay vì chữ “hai đứa” của ông vừa nói, bà bỗng im lặng, đưa đôi mắt đục mờ nhìn xa xăm. Trong ký ức của bà, hình ảnh anh học trò Hoành 19, 20 tuổi tuấn tú ngày xưa vừa sống dậy, tạo cảm giác trẻ trung, cùng một chút lãng mạn trong lòng bà.

Dường như ông đã đoán trước và chờ đợi thời điểm kỳ diệu này, bước ra xe lấy bó hoa vào trao cho bà :

- Xin bà nhận cho tôi vui. Đây là bó hoa đáng lẽ tôi trao cho bà trong ngày đám cưới, giờ lại trở thành bó hoa xin tạ tội, dù rất muộn màng. Cái lỗi lớn nhất của tôi là đã đẩy bà đi lạc vào một con đường, để đến cuối đời bà vẫn mãi ăn năn.

Khi thấy bà ôm chặt bó hoa vào lòng, rưng rưng nước mắt, ông bỗng trầm xuống:

- Tôi xin cám ơn bà. Dù bà không nói ra, nhưng tôi biết là bà đã tha thứ cho tôi. Thằng Hưng, đứa con bất hạnh của chúng ta, dù ở thật xa, nhưng tôi đang nhìn thấy nó mỉm cười. Tôi đang chờ để đón vợ chồng nó và hai đứa cháu nội của mình. Nay mai tụi nó sẽ về đây để cùng với bà và tôi ôm nhau mừng cho cuộc trùng phùng kỳ diệu này.

Trước khi chia tay, ông xin phép bà được thắp một nén hương trên bàn thờ ông Ba, chồng của bà.

Khi tôi ngồi viết lại câu chuyện này theo lời kể của Hưng, thì Hưng cùng vợ và hai cô con gái đang có mặt tai phi trường Tampa, bắt đầu cuộc hành trình về Việt Nam để tìm lại nguồn cội và quá khứ của mình. Cầu mong cuộc trùng phùng sẽ làm lành được những vết thương trong lòng mỗi người, trải qua bao đổi thay, tan thương dâu bể.

Đồi Hacienda Heights, Mùa Thanksgiving 2011
Phạm Tín An Ninh
(*) Gs Đỗ Trung Hiếu, sau 75 làm Ủy Viên Liên Lạc Các Tôn Giáo của Trung Ương Đảng CSVN, vợ là bác sĩ Văn và cháu là Đỗ Hữu Ưng. Hiếu gia nhập đảng CS (1956) trước khi, hoạt động trong phong trào sinh viên Phật Tử Sài gòn. Sau này(1986) phản tỉnh, cùng với Nguyễn Hộ và các đảng viên kỳ cựu trong Câu Lạc Bộ Kháng Chiến Cũ, chống lại đảng nên (1992) đã bị tù và tước hết đảng tịch cùng các chức vụ.

(**) Nguyễn Xuân Nam, vượt biên trước Hưng một năm, lúc 19 tuổi. Ở Việt nam, Nam mồ côi mẹ, cha bị thương tật, chỉ học đến lớp ba, rồi nghỉ, theo cha làm nghề đánh cá. Vậy mà sau hơn mười năm sang Mỹ đã trở thành một bác sĩ nổi danh, được Hội Đồng Giáo dục Y Khoa trường đại học Harvard bình chọn là một trong những bác sĩ giỏi nhất nước Mỹ, hiện đảm trách Trưởng Khoa Nhi Đồng bệnh viện Los Angeles, California và cũng là giáo sư tại một số trường Đại Học của Hoa Kỳ

Trở về Mục 4
**********************************************

MỤC 4-3

Vẫn là nỗi nhớ không nguôi

- Tác giả Nguyên Nhung (Hoa Kỳ)
Đây là một truyện dưói hình thức diaporama. Bầm Chuột trái vào "VẪN LÀ NỖI NHỚ KHÔN NGUÔI" trên đây. Truyện hiện ra - Đọc hết trang, muốn sang trang click vào phiá trái của con chuột.

Muốn tắt truyện,
bấm vào phía phải của con chuột, rồi bấm vào "End Show"
********************************************

Hết Mục 4 Truyên ngắn Cà kê 33
Rồng Nhâm Thìn và Tô Vũ chúc quý đôc giả năm Nhâm Thìn may mắn, gia đình yên vui, sức khoẻ dồi dào, thân tâm an lạc. Cộng sản sắp tàn bại, chúng ta hẹn gặp nhau ở Sài gòn đễ xây dựng lại đất nước, sửa chữa lại những gì bọn cộng sản đã phá hoại

Chúng ta sẽ về Sàigòn xây dụng lại đất nước

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét