Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

VIET CÔNG PHÁ HOẠI PHẬT GIÁO Ở MỸ


VIỆT CỘNG PHÁ HOẠI PHẬT GIÁO Ở MỸ - Tô Vũ 200911
*
Hai tên sư giả từ xứ Việt cộng sang Mỹ tu.

Viẹt cộng gọi chúng là sư quốc doanh để sai bảo chúng phá hoại các tôn gíáo của quốc gia Việt nam, hòng chiếm sự điều khiển rồi tiêu diệt các tôn giáo, chủ nghĩa cộng sản là không có thờ phụng, chủ nghĩa vô thần, vô gia đình,vô tố quốc, gọi là tam vô. Hồ chí Minh chết không có gia đình đưa tiễn, mặc dầu ai cũng biết Hồ già có cả một bầy vợ con.

Sư quốc doanh là sư giả, chỉ có mang danh hiệu là sư, sư quốc doanh là những cán bộ không có đi tu ngày nào nhưng đươc huấn luyện các thể thức, học các kinh kệ, học những lề lối kinh lễ, cúng bái giống như những nhà tu thật, giống bề ngoài thôi trong lúc hành lễ, còn trong thâm tâm chúng thì chúng không có một phần nhỏ nào tin tưởng tôn trọng vào tôn giáo mà còn nhạo báng nữa.

Hai tên sư giả được sang Mỹ tu tại chùa Diệu Pháp Tự ở Avenue Bradenton, thành phố Tampa, tiểu bang Florida.
Hai đứa, một đứa tên là Đàm van Hen, một đứa là Lê Thuy thi Nga, làm hôn thú ở quận Sarasoga. Florida, ngày 28 tháng 3-2008. Trên giấy giá thú, tên sư giả mạo ký tên là Rév Thích Pháp Huệ lấy vợ là ni sư Lê thuý Thị Nga. Giấy giá thú này chúng giữ bí mật, và vợ chồng hai tên sư giả cộng sản quốc doanh cùng sống ở trên lấu chùa Diệu Pháp Tự, với chị của tên Heng là Đàm thị Một và bà phật tủ Vỏ thi Kim Sang. Chúng không tỏ cử chỉ nào, một lời nói nào tỏ ra là vợ chồng. Không một người phật tủ nào biết chúng là một cặp vợ chồng.

Đến ngày xảy ra cái chết của bàVõ thị Kim Sang một bà phật tử tu ở chùa làm công quả, ngày 9 tháng 8-2011, bà Sang 60 tuổi. Do sự thưa kiện của cháu bà ta là cô Võ Halley, nhà chức trách mới khám phá ra tờ giấy giá thú của hai tên việt cộng này.

Qúy vị độc giả đều biết rằng những tên sư quốc doanh của việt cộng, đều không phải là sư tu hành theo đạo Phật như từ ngàn xưa đến nay ở nước ta. Việt cộng đặt ra một cơ quan có những cán bộ chuyên coi về tôn giáo, phật giáo,cao đài, hoà hảo, tin lành, hồi giáo, gia tô giáo vv…. Chúng giả làm nhà tu, mục đích để nắm lấy các tôn giáo, để phá hoại các tôn giáo, để tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản vô thần ,vô gia đình, vô tổ quốc và cũng để dò xét và bắt bớ những người dân phản đối chúng. Chúng khuyến khích ngườì tỵ nạn dò xét nhau để báo cáo cho cộng sản biết những ý kiến của dân chúng chống đối với chính quyén cộng sản. Những tên dò xét này là nhũng người di cư, chống cộng nhưng lại nằm vùng cho cộng sản. đi họp cộng đồng có ai chống đối cộng sán lá chúng nó báo cáo cho sư quốc doanh, ngườì phản đối đó nếu về Việt Nam là bị công an giở hồ sơ hỏi ,những gì mỉnh lám, mính nói chống cộng ở ngoại quôc, có khi chúng đuổi không cho vào Việt nam

. Vì vậy những tên sư quốc doanh đều không phài là những nhà tu hành thật, mà đều là những bọn sư giả mạo. Chúng được theo học các khoá dạy về kinh lễ ở chùa, các giáo lý, cái kinh điển , một cách sơ sái đủ để cai quản một cái chùa để thi hành nhiệm vụ mà đảng giao phó cho chúng, nhất là lấy tiền, lấy tin tức, của phật tử chuyển vể nước cho cơ quan quản trị của chúng và cho bọn công an.

Cách đây bảy năm, tên sư quốc doanh Đàm văn Hen, sinh ngày 9 tháng 1-1952, được chính phủ Mỹ cấp giấy visa cho vào Mỹ để tu đạo Phật. Đàm văn Hen được đồng hương mời đến trụ trì tại chùa Diệu Pháp Tự ở số 9512E 34th Avenue Bradenton, thanh phố Tampa , Florida. Tên Đàm văn Hen lấy phàp danh là Thích Pháp Huệ.

Đàm văn Heng
Hai năm sau một ni sư quốc doanh, ni sư Lê thuy Thi Nga cũng được visa sang Mỹ và đến tu ở chùa náy cùng với tên Heng.

Đến ngày 28 tháng 3-2008, hai đứa đưa nhau ra toà thị chính quận Sarasoga , Florida, làm giá thú kết hôn. Trên giá thú tên Đàm văn Hen ký tên là Rév. Thích Pháp Huệ và tên Lê thuy thi Nga khai tên là Thích Nữ Diệu Thành.

Lê Thuy Thi Nga Thích Nữ Diệu Thành
Trên phương diện pháp lý ở nước Mỹ hai người sư, lấy nhau đều không trái pháp với luật của nước Mỹ, có trái là trái với pháp giáo nội bộ trong đạo Phật mà thôi. Theo phật giáo, nếu một ngưòi đi tu muốn bỏ đạo để lập gia đình, gọi là hoàn tục, thì không phải xin phép ai, mà cứ tự ý xuất gia hoàn tục, lấy vợ sinh con, sống cuộc đời bình thường như mọi người, không có tội lỗi gì đối với pháp luật cũng như đối với đạo giáo. Néu hai người đi tu mà có chức vi, muốn lập gia đình vói nhau thì phải trả lại chùa bộ áo cà sa, trở về thành nguời thưòng, trở về thành phât tử nếu không bỏ đạo, thì Phật giáo chấp nhận, nhưng vẫn giữ chức sư trụ trì tại chùa và ni sư và làm lén giá thù thành vợ chồng thì không thể chấp nhận được.

Sự hôn nhân, có giá thú chính thức giữa sư giả Heng và ni giả Nga giữ kín bí mật chỉ hai người biết vói nhau. Trong chùa hai người vẫn coi nhaư là đồng đạo. Không có một cử chỉ, hoặc lời nói nào lộ liễu. Nay sự thể đã phát giác ra, pháp luật coi là một sự lường gạt và sẽ trừng tri cùng với tội cướp tiền của bà Sang. .

Việc vỡ lở nguyên do tại cái chết của bà Võ thị Kim Sang, tu ở trong chùa, làm công quả, bị chết ngày 9-tháng 8-2011. Chết đột ngột, vì bà bị nhức đầu dữ dội, bà đòi kêu cấp cứu gọi điện thoại số 911, nhưng sư Heng không cho gọi, mà cho bà uống thuốc Tylanol ; hôm sau đưa vào nhà thương thì bà bị chết vì xuất huyết trong não (vỡ mạch máu trong đầu) .

Vấn đề là bà Vỏ thị Kim Sang cò tiển gửi trong trương mục. Trương mục này bà cho tên ni sư được đồng ký sử dụng. Trương mục có 40 ngàn dô la đã bị rút ra 30 ngàn , và hai ngày trước khi bà Sang chết trương mục bị rùt ra hai lần trong một ngày, mỗi lần 4 ngàn đô la, chỉ cách nhau trong 30 phút.

Cháu bà Võ thị Kim Sang là cô Lan Halley cho là có sự mờ ám, có s
 giết người lấy của, nên đưa đơn kiện nhà chùa

Bà Võ thi kim Sang, nạn nhân, bị chết và bị lường gạt mất tiền cho chùa
Nhờ sự thưa kiện, nhà chức trách đã khám phá ra vụ thành hôn gìấu giếm giửa hai tên Hen và tên Nga, ngày 28-3-2008 tại quận Sarasota Florida.

Sau đây là bản sao tờ giấy giá thú đó. Quý độc giả lưu ý tên Heng ký tên là Rév.Thích Pháp Huệ và tên Nga đề pháp hiệu là Thích Nữ Diệu Thành
Khi công an đưa tờ giá thú này hỏi tên Heng, tên sư giả Thích Pháp Huệ từ chối không trả lời.
Tên Heng từ chối và lấy cớ là bận việc bỏ ra ngoài không trả lời

Tên Heng lấy cớ bận việc đi ra ngoài
***
Vụ án bà Võ thị Kim Sang còn chờ sự điều tra của cảnh sát và xét xử của Toà án. Chúng ta hãy chờ đợi kết quả.

Nhưng một vấn đề rất quan trọng được đặt lên giữa cộng đồng tỵ nạn chúng ta ngay từ bây giờ. đó là việc sư giả QUỐC DOANH VIỆT CỘNG ĐƯỢC LỆNH của cộng sản CÔNG KHAI PHÁ HOẠI PHẬT GIÁO Ở MỸ bằng cách công khai lập gia đình sinh con đẻ cái.

Vấn đề phải lưu ý các bậc tu hành và các đệ tử ngay từ giờ là :

1)Thứ nhất là xin lưu ý các giáo hội Phật giáo ở Hải Ngoại.

Việc bổ nhiệm một vị sư trụ trì một chùa mới xây cất , hoặc mới thành lập, ở Mỹ hay ở nước nào khác, là do cơ quan phật giáo nào bổ nhiệm ? Làm sao biết người đó có đủ tài năng về đạo đức, đạo giáo, và đạo lý và tư cách để làm được nhiệm vụ truyền bá đạo Phật cho chúng sinh ?

2) Các chùa, các am, các nơi thờ Phật mọc ra như n
m ở M có khi họ biến một ga ra, hay một căn nhá nhỏ thành nơi thờ Phật.

Lẽ tất nhiên là thiếu sư trụ trì. Cộng sản lợi dụng vào chỗ thiếu tăng ni để gửi sư giả sang Mỹ cai quản những nơi thờ phượng đó. Giáo hội Phật giáo Âu Mỹ có chương trình đào tạo các ni sư, các lớp dạy ni sư (séminaire) để trở thành những ngưởi trách nhiệm chùa triền, hay là chỉ bổ nhiệm những người cận thần tín nhiệm?

Các giáo hội Phật giáo ở 
Âu Mỹ có mở lớp đào tạo các sư ni để bù đắp vào sự thiếu hụt nhân sự điều khiển các chùa đó không ? để đến nỗi cộng sản lợi dụng cho những tên sư giả sang Mỹ trụ trì những ngôi chùa của đồng bào xây dựng ?

Các giáo hội Phật giáo ở Âu Mỹ đã có phương pháp nào để ngăn chận sự phá hoại Phật giáo ở hải ngoại không ? Thí dụ chúng thành lập một hệ th
ng sư đi tu mà có vợ con ?

Việc hai tên sư quốc doanh, làm giá thú lấy nhau ở Mỹ, không phải là một trường hợp tự ý lẻ loi của hai đứa dám làm , mà là một kế hoạch của cộng sản mở màn cho việc phá hoại Phật giáo, tạo phong trào sư lấy vợ, khắp nơi, mà không bị một sự trừng phạt. Việt cộng cho phép tên sư Heng ký tên là Rév. THICH PHAP HUỆ trên giấy giá thú, là việt cộng đã tính toán cho các sư quốc doanh khác lấy vợ. Và chỉ có với phương tiện đó lá có thể phá hoại Phật giáo ở Hoa Kỳ được mà thôi. Nếu hai đứa lén lút lấy nhau, ăn cắp tiền của chùa rồi trốn đi ở một nước nào, thì chúng chỉ đề tên thật của chúng theo passeport mà thôi, không đề chức tước. Các giáo hội đã có đặt thành vấn đè quan trọng, có quyết định gì không hay chỉ bỏ qua coi như đó là việc của mấy chùa đương sự ? Giáo hội Phật giáo Âu Châu Mỹ Châu có cho việc cộng sản cho tên sư quốc doanh Đàm văn Heng khuấy động phá hoại là một kế hoạch khởi đầu sự phá hoại Phật giáo của cộng sản ở ngoại quốc không ? PHÁ HOẠI BẰNG CÁCH CHO SƯ LẤY VỢ VÀ HIỆN NAY Giáo hội Phật giáo có điều tra tìm xem ĐÃ CÓ BAO NHIÊU SƯ LẤY VỢ Ở BÊN MỸ RỒI ? (Rất dễ, chỉ cần ra tòa thị chính, mở sổ hộ tịch mà tìm là thấy) . Cuộc tranh đấu với cộng sàn để giữ vững Phật giáo ở Hải ngoại cũng là một cuộc tranh đấu mà xin quý thầy có trách nhiệm ớ các Giáo hội Phật giáo ở hải ngoại phải có kế hoạch chống đối ngay từ lúc khỏi thuỷ này. Nếu để lan rộng thỉ chắc chắn ở Mỹ châu chúng sẽ nắm được phật giáo tại đó và biến thành một giáo hội quốc doanh sư có vợ ở hải ngoại.

1) Mong các thấy trong Giáo hội Phật giáo hải ngoại lo lắng và có kế hoạch đễ ngăn chặn phong trào sư quốc doanh khởi xướng phá hoại Phât giáo ở hải ngoai.

2) Mong các phật tử chùa Diệu Pháp Tự ở Florida cương quyết đuổi hai tên sư giả mạo ra khỏi chùa và khởi tố những điều chúng làm sai bậy để đưa chúng vào nằm trong tù về tội lường gạt, âm mưu giết người cướp cùa, Nước Mỹ là nước pháp trị không phải xứ Việt cộng của chúng, đôc tài, cướp của, đánh dân, giết dân, lấy nhà đât của dân, bán đất, bán rừng, bán biển cho tàu cộng, bắt bớ những người dân yêu nước biểu tình chống tàu cộng, cho tàu cộng tư do đi lại cư ngụ, lấy vợ, phá hoại kinh tế, và tự coi việt nam là một xã quận của chúng..
***
Coi hình sau đây, để xấu hổ cho người Việt Nam do hành động của bọn Việt cộng đã quỳ gối âm thầm nhìn nhận Việt cộng là một dân tộc thiểu số của tàu cộng (Hình Phạm Tứ Lang Philadelphia gửi, cảm ơn bạn Tứ Lang.) Hình chụp Lễ khai mạc Đại hội Thể thao Truyền thống Dân tộc Thiểu số Trung Quốc lần thứ IX
Đại hội Thể thao Truyền thống Dân tộc Thiểu số Trung Quốc lần thứ 9 tối 10/9/2011 đã khai mạc tại thành phố Quý Dương miền Tây Nam Trung Quốc. Đại hội Thể thao Truyền thống Dân tộc Thiểu số Trung Quốc 4 năm tổ chức một lần, với đặc sắc là nêu bật tính dân tộc, tính rộng khắp và tính nghiệp dư, đóng góp tích cực cho tìm hiểu và chỉnh lý hình thức thể thao truyền thống dân gian của các dân tộc thiểu số Trung Quốc, tôn vinh văn hóa thể thao dân tộc, phát triển sự nghiệp thể thao dân tộc cũng như tăng cường thể chất của nhân dân các dân tộc và thúc đẩy đoàn kết dân tộc.



Đại hội Thể thao Truyền thống Dân tộc Thiểu số Trung Quốc lần này đã thu hút được 6771 vận động viên của 55 dân tộc thiểu số Trung Quốc, các tuyển thủ sẽ tiến hành đua tranh trong 16 môn thi và 188 nội dung biểu diễn.
Trong ảnh, cô gái thứ 2 từ trái qua, mặc áo dài khăn đóng của VN.
Vậy tàu cộng đã coi người Việt là dân tộc thiểu số của mẫu quốc tàu cộng rồi.
Việt cộng hèn hạ đã quỳ gối chấp nhận.


  45 - 54, CHÍN NĂM KHÓI LỬA
                                                              tôvũ
Bài số 8
*
Trước những chi phí nặng nề cho chiến cuộc Ðông Dương và trước những đòi hỏi gia tăng viện trợ về Không quân mà Bộ Chỉ huy Ðông Dương yêu cầu tiếp viện gấp để áp dụng chiến thuật "lập căn cứ địa-không như căn cứ Na San, để cầm chân quân Việt minh", chính phủ Pháp không đủ khả năng đáp ứng cấp thời nên Thủ tướng René Mayer chỉ thị cho vị Chỉ huy Ðông Dương phải tự túc với những phương tiện Không quân sẵn có và phải thay đổi chiến thuật ở mạn xứ Thái để bảo vệ sinh mạng binh sĩ mà không cần giữ đất đai.
Chính phủ Pháp đã hết sức chán nản trước chiến cuộc kéo dài năm này qua năm nọ làm hao tổn ngân quỹ và làm chia rẽ nội bộ, đầu đề cho sự đối lập của các đảng phái chính trị.
Vì vậy ngày 8-5-53, tướng Navarre được cử sang Ðông Dương giữ chức vụ Chỉ huy tối cao Quân lực viễn chinh Pháp thay thế tướng Salan với nhiệm vụ tìm một lối thoát cho Pháp rút khỏi Ðông Dương mà không mất mặt.

Henri Navarre là một đại tướng 5 sao, 55 tuổi, đang phụ trách nhiệm vụ Tham mưu trưởng cho Thống tướng Juin ở Cơ quan phòng thủ OTAN [1]. Navarre chưa hề bước chân tới Ðông Dương bao giờ, nên ngày 7-5-53 khi Thủ tướng Mayer mời Navarre giữ chức Chỉ huy Ðông Dương, Navarre đã từ chối, nhưng Thủ tướng Mayer khẩn khoản :
" (...)Thủ tướng Mayer nói :
- Việc Ðại tướng không biết chút gì về Ðông Dương cũng là một lý do để tôi cử Ðại tướng. Ðại tướng sẽ nhìn vấn đề bằng một cặp mắt mới mẻ "
 " -  Nhưng, thưa Thủ tướng ...
" - Thôi mà Ðại tướng ... Tôi có cần nhắc Ðại tướng là một quân nhân không có quyền từ chối một nhiệm vụ giao phó, nhất là nhiệm vụ đó lại nguy hiểm. Chúng ta đang bị kẹt trong một ngõ cụt. Chúng ta phải tìm một lối thoát danh dự cho nước Pháp, Ðại tướng hãy giúp chúng tôi (...) "

***
Ngày 21-5-53, tướng Navarre có tướng Không quân Bodet và tướng Gambiez phụ tá, tới phi trường Gia Lâm cùng với Tổng trưởng Letourneau.
Khi Navarre đặt chân tới Ðông Dương thì nước Pháp lại không có Thủ tướng, chính phủ René Mayer bị đổ.
Cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài 36 ngày, mãi đến ngày 26-6-53, Joseph Laniel mới hội đủ số phiếu để chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị.
Navarre điều tra và nghiên cứu tình hình Ðông Dương trong một tháng, rồi trở về Pháp tường trình kết quả trước Hội đồng các Tham mưu trưởng do Thống chế Juin chủ toạ ngày 17-7-53. Ngày 24-7-53, Navarre trình bầy kế hoạch trước Hội đồng Quốc phòng do Tổng thống Pháp chủ toạ.
Navarre yêu cầu Chính phủ Pháp :
1- Ðặt một đường lối chính trị rõ rệt ở Ðông Dương,
2- Quy định quyền hạn của Chỉ huy trưởng Ðoàn quân viễn chinh.[2]
3- Rút bớt quân đóng ở Pháp và ở Ðức để chuyển sang Ðông Dương.
4- Phát triển và tăng cường quân đội các Quốc gia Liên kết (Việt Miên Lào).
Navarre quyết định giữ vững vùng đồng bằng Bắc Việt, mở những cuộc hành quân càn quét trong vùng đó để mang lại an ninh, còn những vùng khác thì Navarre không có khả năng giữ vững.
Trả lời một câu hỏi, Navarre xác nhận nếu Việt minh đánh Thượng Lào thì Navarre không thể đương đầu được, Navarre yêu cầu chính phủ ra chỉ thị rõ rệt nếu trường hợp đó xảy ra.

Những lời yêu cầu này của Navarre chẳng bao giờ được Chính phủ Pháp trả lời cũng như đường lối chính trị của Pháp ở Ðông Dương chẳng bao giờ được đặt ra một cách rõ rệt.
Chính phủ Pháp nhìn những đòi hỏi tăng cường bằng con mắt chán nản, mọi người chỉ mong chóng thoát ra khỏi Ðông Dương nhưng chẳng biết thoát ra bằng cách nào.
Navarre trở lại Ðông Dương với những lời hưá hẹn trong những đường lối mập mờ. Navarre kinh hãi khi thấy kế hoạch bí mật của mình trình bầy trước Hội đồng Quốc phòng được báo France Observateur ngày 30-7-53 đề cập tới trong bài "En un combat douteux" do ký giả  Roger Stéphane viết, nhất là vấn đề phòng thủ xứ Lào là một yếu điểm quan trọng của kế hoạch.

Tái lập căn cứ Ðiện biên Phủ

Ba tháng sau, những tin tức cho biết sư đoàn 316 Việt minh tiến về phía tây bắc đe doạ Lai Châu, các sư đoàn 308, 312 và sư đoàn pháo binh 351 tiến về phía Ðiện biên Phủ, đe dọa Thượng Lào.
Navarre cử quân nhảy dù, do tướng Gilles chỉ huy, tái chiếm Ðiện biên Phủ để lập căn cứ chặn Việt minh và bảo vệ xứ Lào [3].
Ít ngày sau, ngày 5-12-53, Navarre bỏ căn cứ Lai Châu. Quân trú phòng Lai Châu được bốc bằng máy bay đưa về  Ðiện biên Phủ để tăng cường.
Ðiện biên Phủ là một thung lũng phì nhiêu, lớn hiếm có ở mạn tây bắc Bắc Việt. Dài 15 cây số, rộng 5 cây số. Giữa thung lũng có con sông Nam Un chảy qua cánh đồng do dân cư Thái cầy cấy, sông Nam Un chảy vào sông Nam Hu, rồi Nam Hu chảy vào sông Mê Kông trên đất Lào. Một phi đạo bỏ phế từ lâu, từ thời Nhật, nằm dọc theo sông Nam Un về phía bắc lòng chảo.
Ðiện biên Phủ cách Hà nội 300 cây số về phía tây, cách Na San 80 cây số về phía tây nam, cách Lai Châu 80 cây số về phía nam. Chung quanh thung lũng Ðiện biên Phủ là núi đồi trập trùng, ngọn cao ngọn thấp bao quanh tứ phía, rừng già khắp nơi làm chỗ ẩn náu dễ dàng cho quân du kích. Cũng như Lai Châu và Na San[4], Ðiện biên Phủ là một điểm chiến lược bảo vệ miền tây bắc xứ Lào và thủ đô Vạn Tượng (Luang Prabang). Vạn Tượng ở cách Ðiện Biên Phủ 200 cây số về phía Nam.
Navarre và các tướng phụ tá như tướng Không quân Fay, đại tá Nicot, tướng Cogny đều hoàn toàn đồng ý biến Ðiện biên Phủ thành một căn cứ địa-không vững chắc để chống Việt minh. Navarre lý luận rằng Ðiện biên Phủ ở xa hậu cứ Việt minh ba, bốn trăm cây số, qua rừng rậm, núi cao, Việt minh không thể tiếp tế nổi lương thực và khí giới đạn cho 4 sư đoàn được, nếu Việt minh tấn công Ðiện biên Phủ thì giỏi lắm chỉ một tuần lễ là phải rút lui vì cạn tiếp tế. Trái lại quân Pháp trú phòng Ðiện biên Phủ sẽ được tiếp tế bằng máy bay, trừ phi phi đạo bị phá huỷ do trọng pháo của Việt minh không còn sử dụng được nữa, trường hợp này khó có thể xẩy ra được vì phi đạo ở quá tầm trọng pháo của Việt minh và nếu Việt minh mang được trọng pháo tới gần thì tức khắc sẽ bị máy bay hay trọng pháo huỷ diệt ngay.

Ngày 20-11-53, từ hồi 11 giờ sáng, 63 chuyến máy bay Dakota thả 3.000 lính dù và chiến cụ xuống thung lũng Ðiện biên Phủ.  Ðại tá Bigeard và tiểu đoàn 6 Dù BPC, nhảy xuống điểm DZ (dropping zone) tây bắc, đại tá Bréchignac và tiểu đoàn 2 dù thuộc trung đoàn 1 RCP nhảy xuống điểm DZ  phía nam lòng chảo.
Tiểu đoàn của Bigeard nhảy trúng khu vực Việt minh đang  tập dượt nên bị Việt minh chống cự mãnh liệt. Máy bay Pháp phải yểm trợ đến 4 giờ chiều Việt minh mới rút lui lui, bỏ lại 90 xác chết. Pháp thiệt 13 người chết, 40 bị thương
Hai ngày sau, ngày 21 và 22 tháng 11-53, liên tiếp 3 tiểu đoàn Dù nữa được thả xuống cùng với một đại đội pháo binh. Ngày 24-11, phi đạo được sửa chữa xong, phi cơ lại đáp xuống được.
 Ngày 27-11-53, đại tá De Castries được cử giữ chức Chỉ huy trưởng căn cứ Ðiện biên Phủ thay tướng Gilles, người đã chỉ huy cuộc nhảy dù đầu tiên.
Các cơ quan của bộ Chỉ huy được đặt ngầm dưới đất, ở giữa lòng chảo, bên bờ sông Nam Un. Phía trái bộ Chỉ huy là bệnh viện và phi đạo dài hơn 1 cây số, nằm bên kia sông Nam Un. Một phi đạo phụ được xây đắp.
Trong thung lũng, 10 điểm tựa lớn bao vây bộ Chỉ Huy và phi đạo. Các điểm tựa được đặt tên bằng những tên phụ nữ Gabrielle (Bắc), Béatrice, Dominique (Ðông), Eliane, Isabelle (Nam), Junon, Claudine, Françoise (Tây), Huguette và Anne Marie.
Hàng ngàn tấn vật liệu, một đoàn chiến xa và trọng pháo, lương thực, đạn dược, dây kẽm gai được máy bay hàng ngày đổ xuống ùn ùn. Kết cuộc thì các đồn bót, các công sự phòng thủ đều được hoàn thành hoàn hảo. 12 tiểu đoàn dù tới nơi để đảm nhiệm việc phòng thủ kiên cố Ðiện biên phủ.
Navarre, Cogny và De Castries  vững bụng, hài lòng.

Bản đồ Ðiện biên phủ

 Ðầu tháng 12-53, những tin tức tình báo và không-ảnh do phi cơ do thám cho biết những sư đoàn Việt minh đã xuất hiện gần Ðiện biên Phủ. Hàng ngàn dân công với những đoàn xe đạp chở 250 ký mỗi chiếc xe đạp, 600 xe cam-nhông Mô-lô-tô-va chở 144 trọng pháo và súng phòng không, ống bắn hoả tiễn 6 nòng, tất cả di chuyển ngày đêm không ngừng về phía Ðiện biên Phủ, từ mạn biên giới Hoa Việt do viện trợ của Trung cộng đổ đến ồ ạt, trên con đường từ Lạng Sơn, Cao Bằng chuyển đến.
Những tin tức đó làm Navarre lo ngại, nhất là Hội nghị Bá Linh quyết định đưa vấn đề Tái lập Hoà bình ra bàn cãi tại Hội nghị họp ở Genève ngày 25-4-54 với sự hiện diện của các nước liên hệ.
Navarre lo ngại Việt minh và Trung cộng sẽ đặt cạn láng  vào ván bài cuối cùng giành thắng lợi trên chiến trường để làm hậu thuẫn cho cuộc đàm phán. Trong một bản tường trình do Tướng Không quân Bodet mang tay về Pháp tường trình cho chính phủ  Pháp, Navarre lần đầu tiên đã đề cập đến trường hợp thất bại ở Ðiện biên Phủ như sau :

"(...) Với những phương tiện mới của Việt minh mà những nguồn tin đứng đắn xác nhận, tôi không thể bảo đảm chắc chắn sự thắng lợi được. Ðây là một trận do Không quân định đoạt (...) Tôi yêu cầu Chính phủ tăng cường gấp về Không quân và tôi xin lập lại, sẽ do Không quân mà chúng ta thắng hay bại trong trận này (...) "
Mặc dầu lời kêu gọi tiếp viện khẩn thiết như vậy, nhưng Bodet cũng trở về tay không, không mang lại cho Navarre một cứu viện nào, Navarre hết hy vọng.

Tuy nhiên những ngày kế tiếp đó, các nhân vật quan trọng thay phiên nhau đến Ðiện biên Phủ để thị sát.

Tổng trưởng Quốc phòng Pleven, Bộ trưởng Chiến tranh Che-vigné, Bộ trưởng Quốc gia Liên kết Marc Jacquet, Ðại tướng Ely, trong cuộc viếng thăm Ðiện biên Phủ tất cả đều tỏ vẻ hài lòng vững bụng, mà không một ai lo ngại nghĩ đến việc triệt thoái, duy chỉ có tướng Fay, Tham mưu trưởng Không quân của Navarre, khi tháp tùng Pleven trong cuộc viếng thăm, đã trình bầy với Pleven rằng, nên lợi dụng lúc Việt minh chưa xiết chặt vòng vây, 2 phi đạo còn dùng được, mà triệt thoái khỏi Ðiện biên Phủ càng sớm càng tốt, nhưng lời trình bày của Fay đã làm cho những người hiện diện lạnh lùng lãnh đạm, Cogny nhún vai khó chịu. Sau này Pleven nói là tướng Fay đề nghị như vậy là lo ngại tới mùa mưa phi đạo bị ngập không sử dụng được. Trở về Pháp, Pleven tường trình trước Quốc hội là trong cuộc viếng thăm Ðiện biên Phủ ngày 19-2-54, Pleven nhận thấy những người bảo vệ căn cứ đó đều tỏ ra tin tưởng vào những phương tiện của căn cứ không một ai nghĩ tới sự triệt thoái.
Tuy vậy những tin tức về tiếp tế của Việt minh làm Navarre càng ngày càng lo lắng : một trung đoàn cao xạ phòng không Việt minh vừa vượt biên giới Hoa Việt tiến tới Ðiện Biên, từng đoàn vận tải Molotova Nga viện trợ ngày đêm vận chuyển khí giới đạn dược đến vùng tây bắc.
Ngày 4-3-54, Navarre họp với Bộ Chỉ huy tại Ðiện biên Phủ dự tính mang thêm ba tiểu đoàn nữa đến để đặt thêm những điểm tựa mới, hy vọng với sự đề phòng mạnh mẽ đó Việt minh không tấn công ngay, hoãn lại để nghiên cứu kế hoạch mới, có thể trong thời gian đó mùa mưa tới sẽ làm cản trở nhiều, Việt minh sẽ bỏ ý định tấn công.
" Như vậy thì có thể rằng Việt minh không kéo tới nữa, De Castries nói.
- Chúng ta nên thúc đẩy cho chúng đến tấn công sớm để cho xong đi.
- Chắc chúng ta có giữ vững được không ? Navarre hỏi.
- Sẽ gay go lắm, thưa Ðại tướng, De Castries nói. Nhưng nếu Ðại tướng gửi cho 2 hay 3 tiểu đoàn nữa thì chắc giữ được.
- Cogny nói : chúng ta không nên làm cho Việt minh  bỏ ý dịnh tấn công của họ. (...)


*

Trận Ðiện biên Phủ

Cuộc tấn công chờ đợi từ bao ngày đã khởi sự hồi 17 giờ 15 ngày 13-3-54.
Trọng pháo 105 ly của Việt minh bắn liên hồi vào hai điểm tựa Gabrielle và Béatrice là hai điểm xa nhất về phía bắc và đông bắc. Mọi người đều bị bất ngờ. Ngay đợt đầu, tại điểm Béatrice, thiếu tá Pégaux và các sĩ quan phụ tá bị chết ngay vì đạn trúng hầm, còn sống sót có trung uý Vadot.
Trung tá Gaucher, phụ trách điểm bắc đang gọi dây nói hỏi tin thì đạn cũng trúng hầm, Gaucher bị đứt một cánh tay, máu chảy xối xả, một lúc sau thì Gaucher chết. Một sĩ quan phụ tá cũng bị tử thương.
Trung tá Langlais, chỉ huy đoàn quân trừ bị, được De Castries cử đến thay thế Gaucher phụ trách khu bắc và khu trung tâm.
Tại điểm tựa Béatrice (đông bắc) sau nhiều đợt pháo kích dữ dội, 6 tiểu đoàn Việt minh xung phong ồ ạt. Quân quyết tử với những bộc pha cắm ở đầu các cây tre dài phá vỡ được nhiều nơi trên hàng dào dây kẽm gai. 2 tiền đồn nhỏ thuộc Béatrice thất thủ,Việt minh chuyển về phiá bắc và phiá đông để uy hiếp điểm Gabrielle và điểm Dominique.
Sáng ngày 14-3-54, trọng pháo Việt minh lại giội vào khu trung tâm, nơi có ban Chỉ huy Trung ương của Ðiện biên Phủ.
Trên phi đạo, 3 phi cơ Bearcats bị phá hủy, đài kiểm soát không vận bị sập.
Tại bệnh viện, thương binh được chở đến tới tấp. Y sĩ thiếu tá Grauvin và các y sĩ phụ tá mổ xẻ, khâu vá không ngớt tay. Máu dự trữ hết, thuốc trụ sinh cạn.
Ðợt pháo kích đầu tiên làm Bộ Chỉ huy Pháp kinh sợ hiệu lực của trọng pháo địch. Phản ứng vô hiệu của Pháp làm De Castries thấy rằng không thể dùng trọng pháo phản kích hay máy bay oanh tạc để huỷ diệt trọng pháo địch được như trong kế hoạch phòng thủ đã dự định. Thiếu tá Piroth, Chỉ huy đơn vị trọng pháo và thiết giáp của căn cứ, lúc trước bảo đảm là có thể diệt trọng pháo địch trong hai ngày, nay thất vọng hết sức vì không biết địch ở chỗ nào mà phản kích. Piroth bỏ ăn ưống thất thểu bước vào hầm bộ Chỉ huy Trung ương gặp De Castries :
De Castries hỏi Piroh :
- Thiếu tá có biết trọng pháo Việt minh đặt ở đâu không ?
- Có lẽ ở đây, Piroth trả lời, tay run run chỉ vào một điểm mơ hồ trên bản đồ
- Thiếu tá có thể khoá họng nó được không?
Hai ngày trước thì Piroth sẵn sàng trả lời là với trọng pháo 55 ly, ông ta có thể khoá họng được bất cứ ổ pháo nào của địch, nhưng hôm nay thì khác. Hôm nay đứng trước sụ thật tàn khốc khủng khiếp, Piroth cảm thấy bất lực. Ra khỏi hầm của Castries, Piroth gặp Langlais. Piroth như người mất hồn, nói:
- Tôi vừa nói với đại tá là chúng ta sẽ chết hết cả, Trung tá ơi ! Thật là lỗi tại tôi !
Năm phút sau, trở về hầm, Piroth rút khoá lựu đạn cho nổ tung tự tử chết.
Tin Piroth chết làm Castries lo ngại, nhất là tin tình báo mới nhất cho biết chung quanh Ðiện biên Phủ, Việt minh dự trữ sẵn sàng đạn trọng pháo 150 ly, đạn phòng không, trái phá 75 không giật, và đạn moọc-chi-ê đủ cỡ.
Navarre và Cogny khi biết tin những sự thiệt hại, liền gửi quân tiếp viện đến Ðiện biên Phủ.
Tiểu đoàn dù 5 Việt Nam, dưới quyền chỉ huy của thiếu tá Botello, được thả xuống ngày 14-3 và hai ngày sau là Tiểu đoàn dù số 6 BPC do thiếu tá Thomas chỉ huy.
Trưa ngày 14-3-54 trọng pháo Việt minh lại nã vào điểm tựa Gabrielle (Bắc) do Tiểu đoàn 5 thuộc Trung đoàn An-giê-ri chống giữ. Việt minh kéo ca-nông 75 không giật đến gần bắn thẳng vào đồn. Bót chỉ huy bị trúng đạn sập. Lính Việt minh từ các sườn đồi núi chung quanh đổ xô xuống.
4 giờ sáng ngày 15-3-54, sau khi kêu trọng pháo bắn vào địa điểm của mình thì điểm tựa Gabrielle bị tràn ngập, Thiếu tá chỉ huy đồn Macquenel và sĩ quan phụ tá bị Việt minh bắt cầm tù.
Sáng sớm ngày 15-3, tiểu đoàn dự trữ 1 BEP và tiểu đoàn 5 BPVN Việt nam, với 6 chiến xa, phản công điểm tựa Gabrielle để cố giải thoát một đại đội còn kẹt ở một tiền đồn mà không hàng Việt minh.
Sau hai giờ xung phong dưới làn mưa đạn trọng pháo và moọc-chi-ê địch, đoàn quân phản công không tiến quá được 1 cây số rưỡi mà đã bị thiệt hại nhiều phải rút lui bỏ cuộc.
Ngày 16 và 17-3, ba đại đội lính Thái đóng tại điểm tựa Anne Marie (tây bắc) trước uy hiếp của địch, sợ quá bỏ trốn hết, bỏ ngỏ điểm tựa Anne Marie.
Ngày 26-3, phi đạo không còn sử dụng được nữa vì luôn luôn bị pháo kích và bị cao sạ phòng không của Việt minh uy hiếp. Ðã từ 10 ngày chỉ có một vài máy bay do những phi công cảm tử, ban đêm đáp xuống phi đạo, không có đèn đóm gì báo hiệu. Ngày 26-3, chiếc máy bay chuyên chở cuối cùng chở 28 thương binh cất cánh bay thoát, rồi từ đó đồ tiếp tế phải thả xuống bằng dù, một phần lớn lọt vào khu vực Việt minh chiếm đóng.
Navarre hết hy vọng chống giữ nổi Ðiện biên Phủ.
Báo cáo của Cao ủy Dejean về đến Paris làm tê tái chính phủ Pháp, như giội một chậu nước đá vào mọi người. Hội đồng Quốc phòng họp khẩn cấp. Trong một bầu không khí vô trách nhiệm và mất tinh thần, các Tham mưu trưởng các binh chủng đều tuyên bố vô khả năng tiếp viện để cứu giúp đoàn quân Ðiện biên Phủ.
Từ ngày 30-3-54 đến ngày 5-4-54, Việt minh chiếm được các điểm tựa Dominique (Ðông) và Eliane (Ðông nam).
Ngày 5-4, Navarre thả tiểu đoàn dù số 2 thuộc trung đoàn 1 RCP xuống tăng cường.
Ngày 9-4, đại tá Bigeard dùng súng phun lửa phản công chiếm lại được điểm tựa Eliane.
Ngày 1-5-54, sau 50 ngày bị vây hãm, lương thực và đạn dược đã cạn gần hết, dù tiếp tế thả xuống thì lọt vào tay Việt minh một nửa, binh lính và sĩ quan mỏi mệt kiệt sức, ngày đêm chỉ lúc nào ngớt tiếng pháo kích thì ngồi chợp mắt ngủ được một chút trong hầm. Xác chết xếp chồng chất đầy một hố giao thông rồi lấp đất vùi lại sơ sài, mùi xú uế khắp nơi. Trong bệnh viện, giòi bọ bò ngổn ngang quanh các thương binh nằm chật ních không có chổ len chân.
Navarre hết hy vọng thoát khỏi thất bại chỉ còn mong chờ Hội nghị Genève nhóm họp, may ra hai bên đình chiến hoặc nếu không thì hy vọng vào sự can thiệp không quân của Mỹ.

*
De Castries được thăng chức Thiếu tướng, lon và sao được máy bay thả dù xuống.
Ðã từ lâu, De Castries không ló mặt ra khỏi hầm, suốt ngày ngồi ôm máy truyền thanh liên lạc liên tục với Hà nội, tiểu tiện vào các vỏ hộp. Thành ra, trên thực tế, trung tá Langlais là người chỉ huy thực sự trong Ðiện biên Phủ. Chính Langlais, trong lúc giao tranh, đã đến các điểm tựa để giữ vững tinh thần binh sĩ, chính Langlais và Bigeard đã tổ chức lại các đơn vị, cử các sĩ quan thay thế các người thiệt mạng hay không có khả năng, tổ chức các cuộc phòng thủ và các cuộc tấn công.
Tới ngày 1-5, một tiểu đoàn tiếp viện nữa được thả dù xuống.

Trận Ðiện biên Phủ kết liễu

Ðêm 6 rạng 7 tháng 5-1954, Việt minh pháo kích khắp nơi. Quân xung phong ồ ạt tiến vào các điểm tựa, trận tấn công cuối cùng đã khởi diễn.
Ðến chiều ngày 7-5-54 thì Việt minh vượt qua tất cả các điểm tựa còn lại, ngoại trừ điểm Isabelle ở cực nam vẫn còn giữ vững.
Việt minh tiến vào Bộ Chỉ huy trung ương và Bệnh viện giải phẫu. Nơi đây các thương binh các ngả kéo đến tràn ngập, chờ đợi đến lượt được săn sóc, xếp hàng dài hàng cây số ngoài cửa bệnh viện.

17 giờ ngày 7-5-54, Castries từ biệt Cogny và báo cáo huỷ diệt đài liên lạc vô tuyến.
Quân Việt minh tới cửa hầm.
De Castries từ dưới hầm bước lên, đầu đội mũ ca-lô đỏ, mặc sơ mi vén tay, ngực đeo một hàng cuống mề-đay, mặt xanh mét, miệng hút thuốc, mắt hấp hay vì chói ánh sáng, lặng lẽ leo lên một chiếc xe gíp do một tài xế Việt minh lái ra khỏi Ðiện Biên Phủ về cơ quan điều tra của Việt minh.
Một tiếng rưỡi đồng hồ sau, hồi 18 giờ 30, điểm tựa Isabelle bị cơn mưa trọng pháo giội vào, đại tá Lalande cầm cự đến 1 giờ sáng ngày 8-5-54, thì đầu hàng cùng với 600 lính Lê dương.

Tiếng súng im khắp nơi.
Trận Ðiện biên Phủ kết liễu.
Trong số 14.450 binh sĩ giữ Ðiện biên Phủ, tức là quân số của 6 tiểu đoàn dù, 10 tiểu đoàn bộ binh và vài đại đội tạp chủng khác thì có 1.500 người chết, 3.000 người bị thương và khoảng 10.000 bị bắt cầm tù.
Việt minh dẫn đoàn tù binh đi bộ, từng toán 400 người, qua rừng qua núi, suốt 4 tháng trời mới đến các trại giam ở vùng Thanh Hoá hay vùng biên gìới Hoa Việt. Số người chết vì cực nhọc, bệnh tật và thiếu thốn rất nhiều.
Sau khi Hiệp định Genève ký kết thì ngày 2-9-54, số tù binh đó được trao trả cho Chính phủ Pháp, trong số này có tướng De Castries và toàn bộ Tham mưu Ðiện biên Phủ.

*


Sau khi Ðiện biên Phủ thất thủ, ngày 3-6-54, tướng Ely, Tổng Tham mưu trưởng quân lực Pháp được cử sang Ðông Dương giữ chức Cao uỷ và Chỉ huy trưởng thay thế Dejean và Navarre.
Trước thắng lợi của Việt Minh, bộ Chỉ huy Pháp lo ngại Việt minh tấn công thẳng vào vùng đồng bằng nên họ bàn tính kế hoạch rút quân khỏi Bắc Kỳ để chuyển vào Nam Kỳ cố thủ. Ely ra lệnh rút hết quân ở Nam Ðịnh, Thái Bình, Ninh Bình và Bùi Chu, Phát Diệm về giữ Hànội và giữ trục giao thông Hànội - Hải Phòng.
Hàng trăm ngàn dân cư ở các vùng Pháp rút quân, bỏ hết cửa nhà gia sản tản cư lên Hànội, để cùng với dân cư các vùng khác, cả triệu người, di cư khổng lồ vào miền Nam sau khi Hiệp định Genève ký kết.

*
Ðầu năm 1954, trước khi có cuộc bao vây Ðiện biên Phủ, chính phủ Laniel đã được Quốc hội chấp thuận cho tìm cách chấm dứt chiến tranh Ðông Dương bằng một cuộc hoà đàm.
Hội nghị Tứ cường họp ở Bá Linh để giải quyết vấn đề Thống nhất nước Ðức và vấn đề Phòng thủ Âu châu, đã đồng ý chấp thuận lời đề nghị của đại biểu Pháp mời tất cả các nước đã tham dự chiến tranh Triều Tiên và các phe liên hệ ở Ðông Dương tới Genève họp bàn về Vấn đề Cao Ly và Vấn đề Chấm dứt chiến tranh ở Ðông Dương.
Ngày họp định vào ngày 26-4-54.
Tuy nhiên, trong Chính phủ và trong Quốc hội Pháp vẫn có nhiều khuynh hướng đối chọi nhau về vấn đề Ðông Dương.
Phe thì muốn điều đình với Hoa Kỳ để Hoa Kỳ giúp đỡ toàn thể chiến phí hoặc Hoa Kỳ trực tiếp tham chiến. Phe thì chủ trương đi với Nga để nhờ Nga đứng làm trung gian chấm dứt chiến tranh. Có phe lại muốn điều đình thẳng với Việt Minh để chấm dứt chiến tranh và trung lập hóa Ðông Dương. Phe khác thì muốn viện trợ cho Trung cộng đổi lấy sự can thiệp với Việt Minh để chấm dứt chiến tranh.
 Các chủ trương đối chọi nhau, không có phe nào mạnh hơn phe nào, nên đường lối không có gì dứt khoát, mọi người chờ chiều hướng chiến tranh diễn biến.
Khi chiến cuộc Ðiện biên Phủ đến hồi khẩn cấp, Pháp thấy khí thế Việt minh lên cao, Laniel vội vàng cử tướng Ely, Tham mưu trưởng quân lực Pháp, sang Mỹ cầu cứu.
Tổng Tham mưu trưởng Mỹ, Ðô đốc Radford, đề nghị gửi 60 pháo đài bay B.29 từ Manille (Phi-luật-tân) sang ném bom chung quanh Ðiện biên Phủ vào các vị trí Việt minh, mỗi chuyến 450 tấn bom, cùng với 150 phi cơ chiến đấu của Ðệ thất Hạm đội. Chính phủ Pháp vui mừng, yêu cầu thực hiện gấp trước khi Ðiện biên Phủ nguy ngập, nhưng Radford đã vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của những nhân vật quan trọng trong Quốc hội Mỹ nên việc gửi máy bay sang cứu Ðiện biên Phủ không thành.
Quốc hội Mỹ phần thì ngờ vực mục đích chiến tranh của Pháp ở Ðông Dương không muốn trực tiếp nhúng tay vào sợ mang tiếng giúp một chiến tranh thuộc địa, phần thì lo ngại sa lầy vào một cuộc chiến tranh kiểu Triều Tiên mà Mỹ vừa thoát khỏi. Vì vậy ngày 5-4-1954, ngoại trưởng Mỹ Foster Dulles chính thức trả lời Thủ tướng Laniel là : "Mỹ không can thiệp bằng quân sự trong chiến cuộc Ðông Dương theo hình thức hiện tại."
Trái lại, theo một nguồn tin khác, về việc Mỹ có ý định tham chiến giúp Pháp giải toả Ðiện biên Phủ, thì sự việc lại khác.
1) Ngày 23-3-1954, tướng Ely tới Hoa thịnh Ðốn cầu viện, được Tổng thống Eisenhower tiếp tại toà nhà Bạch Ốc với sự hiện diện của đô đốc Arthur Radford.
Eisenhower hoàn toàn đồng ý trợ giúp cho Navarre :
" Hoa kỳ viện trợ khẩn cấp những nhu cầu của tướng Navarre, đặc biệt tất cả những yêu cầu nào có thể giúp chiến thắng trận Ðiện biên Phủ".
Eisenhower giao cho đô đốc Radford toàn quyền quyết định. Radford đề nghị với Ely một chương trình trợ giúp đặt tên là "Chương trình Vautour " :
- 60 pháo đài bay B.29 căn cứ tại Phi luật tân, có 150 phi cơ chiến đấu bảo vệ, mỗi phi vụ sẽ đổ xuống 450 tấn bom chung quanh Ðiện biên Phủ và các căn cứ tiếp viện của Việt minh.
Tướng Ely và chính phủ Pháp từ chối không nhận đề nghị này (Theo sách "La république des contradictions" éditions Fayard).
2 ) Theo sách " D'une résistance à l'autre " (Presses du siècle), Thủ tướng Pháp Bidault kể rằng :
Giữa tháng tư 1954, ngoại trưởng Hoa Kỳ tới Pháp. Tôi (Bidault) tỏ ý lo ngại về tình trạng chiến sự ở Ðiện biên Phủ.
Tôi nói với Foster Dulles rằng : Hoa kỳ đã tuyên bố công khai rằng Hoa Kỳ không chấp nhận một sự bành trướng của cộng sản trong vùng, thì đây là một cơ hội cho Hoa Kỳ hành động hợp với chính sách của Hoa Kỳ để chận đứng sự bành trướng của cộng sản. Hạm đội của Hoa Kỳ hiện đang ở vịnh Bắc Kỳ (Golfe du Tonkin). Nếu Hoa Kỳ ném bom chung quanh lòng chảo Ðiện biên Phủ thì có thể giúp cho quân Pháp trú đóng tại đó thoát khỏi áp lực của Việt minh.
Foster Dulles không công khai trả lời thẳng đề nghị của tôi, nhưng ông ta đã nói riêng với tôi rằng :
- Nếu Hoa Kỳ tặng Pháp hai trái bom nguyên tử, thì Thủ tưóng nghĩ sao ?
Không cần suy nghĩ lâu, tôi trả lời ngay :
- Thả bom nguyên tử vào khu Ðiện biên Phủ thì cả quân đội Pháp đồn trú trong đó cũng như quân Việt minh bao vây chung quanh đều bị thiệt hại. Nếu dùng bom đó để ném vào những đường giao thông tiếp tế từ Trung cộng sang thì có thể gây ra một cuộc chiến toàn diện. Trong cả hai trường hợp, quân trú phòng ở Ðiện biên Phủ sẽ không được hưởng chút gì.
Tôi từ chối lời đề nghị đó.


Hội nghị Genève

Nội các Laniel đổ, Mendès France được chọn làm Thủ tướng. Ngày 16-6-54, trước Quốc hội, Mendès France cam kết giải quyết vấn đề chấm dứt chiến tranh Ðông Dương trong thời hạn một tháng, nếu tới ngày 20 tháng 7-54 không xong thì sẽ xin từ chức.
Chính phủ Pháp bấy giờ đã hết tin tưởng vào sự giúp đỡ của Mỹ, nhưng hai ngày trước ngày họp hội nghị Genève ngoại trưởng Pháp Bidault còn cố điều đình với Foster Dulles để Mỹ can thiệp hòng vớt vát được danh dự cho Pháp, nhưng Dulles từ chối.

Như vậy, khi tới Genève phó hội, các nhà ngoại giao Pháp đã ở trong tư thế bất lợi về mặt quân sự và còn bị ràng buộc với lời cam kết của Mendès France, nên việc Pháp chấp nhận những điều kiện của đối phương Việt minh đưa ra là một việc gần như bó buộc.
Ngày 8-5-54, phiên họp đầu tiên về chiến tranh Ðông Dương khai mạc.
Có 9 phái đoàn tham dự là : Phái đoàn Anh do Eden cầm đầu, phái đoàn Mỹ do Foster Dulles, phái đoàn Pháp do Bidault, phái đoàn Trung cộng do Chu Ân Lai, phái đoàn Nga sô do Molotov, phái đoàn Việt minh do Phạm văn Ðồng, phái đoàn Việt Nam Quốc gia do Nguyễn quốc Ðịnh và hai phái đoàn Lào, Cao miên.
Trước giờ khai mạc hội nghị, tin Ðiện biên Phủ thất thủ ngày 7-5-54, đã được loan truyền đi, nên trong bài diễn văn khai mạc, đại biểu Pháp đã đặt trọng vấn đề ngưng chiến trước vấn đề chính trị.
Bidault tách rời vấn đề Việt Nam ra khỏi vấn đề Lào và Cao miên. Bidault cho rằng tại Việt nam có cuộc nội chiến, còn tại Lào và Cao mên thì là một cuộc ngoại xâm.
Phạm văn Ðồng đưa ra một đề nghị 8 điểm để chấm dứt xung đột và muốn giải quyết chung cho cả ba nước chứ không giải quyết riêng rẽ.
Sau cuộc họp khoáng đại, phái đoàn Pháp gặp riêng rẽ những phái đoàn Trung cộng, Nga sô và Việt minh để mặc cả.
Ngày 13-5-54, Việt minh chấp thuận cho Pháp di tản các thương binh ở Ðiện biên Phủ về Hà nội điều trị.

Ðể tỏ cho Nga, Trung cộng và Việt minh biết ý chí muốn giải quyết vấn đề trong một tháng, Mendès France ra lệnh cho đại biểu Pháp ở hội nghị Genève chỉ ký giao kèo thuê căn biệt thự Joli Port trên bờ hồ Léman trong một tháng cho Phái đoàn Pháp ở.

Ngay từ đầu, Pháp đã đưa ra đề nghị chia đôi Việt nam, thay vì giữ nguyên vẹn lãnh thổ và lập một chính phủ Liên hiệp. Việt minh chấp nhận ngay ý kiến chia cắt và đưa ra những đề nghị về làn phân ranh.
Hai bên mặc cả với nhau, Pháp thì đề nghị ở vĩ tuyến 18, Việt minh thì đòi cắt ở vĩ tuyến 13. Ngày 9-7-54, Việt minh đề nghị hạ xuống vĩ tuyến 14, Pháp vẫn giữ vững vĩ tuyến 18. Ngày 13-7, Việt minh lại hạ xuống vĩ tuyến 16 và đến ngày 19-7 thì hai bên thoả thuận chia cắt ở độ vĩ tuyến 17, phù hợp với ý kiến của Anh và Mỹ.
Ðứng trước những cuộc mặc cả âm thầm nguy hại cho Quốc gia Việt Nam, ngoại trưởng Trần văn Ðỗ, đại diện Việt nam, chủ tịch phái đoàn (thay thế ông Nguyễn quốc Ðịnh), ngày 19-7-54 đã chuyển đến 8 đại biểu của các nước họp hội nghị những lời đề nghị và phản kháng như sau :
(...) Những dự tính của Nga và Việt minh chấp thuận một cuộc chia cắt Việt nam thành hai vùng, vùng bắc nhượng choViệt minh, mặc dầu trên nguyên tắc chỉ có tính cách tạm thời nhưng nó cũng sẽ gây ra ảnh hưởng tương tự như ở Ðức, Áo và Cao Ly. Việc chia cắt đó không mang lại hoà bình tìm kiếm bởi vì nó làm tổn thương đến tinh thần quốc gia của dân tộc và sẽ gây nên những sự náo loạn trên khắp lãnh thổ có thể đe dọa nền hoà bình đã đạt được một cách đắt giá.

Trước khi bàn đến thể thức chia cắt mà hậu quả sẽ tai hại cho dân tộc Việt Nam và cho hoà bình thế giới, phái đoàn Việt nam đề nghị một cuộc ngưng bắn không phân ranh và không chia cắt. Ðề nghị của phái đoàn là :
1) Giữ nguyên vị trí hiện tại.
2) Tập hợp quân lính trong những vùng càng nhỏ càng tốt.
3) Giải giới những binh lính không chính quy.
4) Sau một thời gian sẽ được quyết định sau, giải giới quân độiViệt minh và triệt thoái dần quân đội ngoại quốc.
5) Liên hiệp quốc kiểm soát :
a) việc ngưng bắn.
b) việc tập hợp quân lính.
c) việc giải giới và triệt thoái quân đội ngoại quốc
e) tổng tuyển cử sê được tổ chức khi nào LHQ nhận thấy trật tự và uy quyền đã được hoàn toàn tái lập.
(...) Phái đoàn Việt nam quốc gia đề nghị một buổi họp nghiên cứu về đề nghị ngưng bắn không chia cắt lãnh thổ. Hoà hợp đề nghị của mình với đề nghị của những nước khác, phái đoàn Quốc gia Việt Nam mong góp phần hữu hiệu vào việc tìm kiếm một nền hoà bình thật sự và trường cửu hợp với nguyện vọng của dân tộc Việt Nam ."

Trưa ngày 20-7-54, thấy tình hình khẩn cấp ngoại trưởng Trần văn Ðỗ lại gửi tới 8 phái đoàn một Bản Tuyên ngôn theo đó Quốc gia Việt nam không chấp thuận một làn ranh giới làm mất phần phía bắc lãnh thổ. Tuyên ngôn này còn yêu cầu có những biện pháp bảo vệ dân chúng không cộng sản và đòi quyền nhập cảng khí giới để bảo vệ lãnh thổ.
Tuyên ngôn như sau (trích) :
" (...) Trong trường hợp ngưng bắn mà không chia cắt lãnh thổ không được chấp thuận, và với mục đích không làm chậm trễ cuộc tìm kiếm một giải pháp khác cho hoà bình, phái đoàn Việt Nam long trọng lưu ý các phái đoàn khác về những điểm sau đây :
Thoả hiệp ngưng bắn được coi như một văn kiện hoàn toàn quân sự do vị Chỉ huy trưởng hoặc đại diện hai bên ký kết, chỉ liên quan tới bộ Chỉ huy tối cao Pháp và Việt minh. Thoả hiệp đó dẫn đến những hậu quả có hại cho tương lai Việt Nam. Những hậu quả đó là việc rời bỏ đất đai, dân cư và các công sở. Quyền hạn mà Quốc trưởng Việt Nam đã ủy cho vị Chỉ huy trưởng Pháp khi trước không có nghĩa là Việt Nam phải chịu những hậu quả trầm trọng như vậy.
1) Về vấn đề làn phân ranh phái đoàn Việt Nam tiếc không thể đồng ý giải pháp chia cắt, tức là bỏ choViệt minh tất cả miền BắcViệt nam là một phần đất có đông dân cư. Việc nhượng bỏ đó có hậu quả là không còn khả năng chống lại sự bành trướng của cộng sản trên phương diện quân sự và chính trị. Nước Việt Nam không thể bỏ rơi những người công giáo đã tỏ ý chí chống lại chế độ cộng sản."
2) Vì vậy Phái đoàn Việt nam (quốc gia) yêu cầu phải hết sức tìm những biện pháp hữu hiệu để che chở dân chúng không bị đặt dưới một chế độ nô lệ chính trị và tinh thần, và tìm những phương tiện để di chuyển những đám dân chúng đó đến vùng không cộng sản nếu họ có lời yêu cầu.
3) Về quyền tổ chức sự tự vệ Việt nam, sự cấm đoán nhập cảng khí giới vào Việt nam sau đình chiến chỉ làm lợi cho Việt minh vì không thể nào kiểm soát được họ nhập khí giới qua vùng biên giới rộng lớn Hoa Việt. Trái lại việc cấm đoán đó sẽ làm nguy hại cho Việt nam chỉ trông mong vào đoàn quân viễn chinh Pháp mà chính phủ Pháp lại tuyên bố sẵn sàng triệt thoái sớm.
Vì những lẽ trên, nước Việt nam không thể nào chấp nhận được việc chia cắt một phần quan trọng lãnh thổ và dân cư của mình mà lại còn mất quyền tổ chức việc quốc phòng phù hợp với một nước độc lập và có chủ quyền."
Lời phản kháng và đề nghị của đại diện Quốc gia Việt Nam không được Hội nghị bàn cãi tới và đến tối ngày hôm 20 rạng ngày 21-7-54, vào hồi 1 giờ sáng, thì một Thoả hiệp ngưng bắn được ký kết giữa đại tá Tạ quang Bửu thay mặt Võ nguyên Giáp và tướng Deltheil thay mặt tướng Ely, Cao ủy Pháp tại Ðông Dương.
Lễ ký kết diễn ra trong 7 phút đồng hồ tại một gian phòng nhỏ cạnh phòng Hội đồng, chung quanh một cái bàn kính hình bầu dục trên bàn có đặt một quả địa cầu tiêu biểu cho Liên hiệp Quốc.
Hiện diện có đại sứ Jean Chauvel đại diện nước Pháp, đại tá Gilbert Monkton đại diện nước Anh, trung tá John Devan đại diện Hoa Kỳ, 20 nhà nhiếp ảnh và quay phim, 30 ký giả. Ðại diện Quốc gia Việt Nam không tham dự.
Ðại diện Pháp, tướng Deltheil ký trước, tiếp theo là đại diện Việt minh Tạ quang Bửu. Không có một bài diễn văn nào được đọc trước hay sau buổi lễ, không một cái bắt tay nào giữa Deltheil và Tạ quang Bửu.

Thoả hiệp ngưng bắn
Thỏa hiệp ngưng bắn gồm 6 chương, tóm tắt như sau:
Chương 1Ðường phân ranh.
Ðường phân ranh được ấn định theo sông Bến Hải, cách phía bắc quốc lộ số 9 chừng 20 cây số, nằm trên vĩ tuyến 17. Lực lượng của hai phe đối chiến đã tập trung ở hai bên đường phân ranh này.
Có một khu vực tập hợp tại miền Bắc và nhiều khu vực ở miền Nam (3 hoặc 4 khu vực chính). Các quân lực tập hợp trong các khu vực đó sẽ được triệt thoái dần trong thời hạn tối đa là 30 ngày. Sau đó cả hai miền sẽ được đồng nhất.
Chương hai.
Chương hai liên hệ đến các thể thức ngưng bắn và vấn đề chuyển giao quyền hành chính dân sự.
Khoản 2 nói rõ rằng sẽ không có một cuộc trả thù nào đối với nhửng người hay những tổ chức có hoạt động đối lập trong thời kỳ chiến đấu. Trong khoảng thời gian từ lúc thực thi thỏa hiệp đến lúc quân đội triệt thoái hết, mọi người đều được phép rời bỏ khu vực này sang khu vực khác. Cả hai phe sẽ không chấp nhận một sự phá hoại hay xâm phạm đến tính mạng của bất cứ cá nhân nào.
Chương 3. Chương 3 đề cập đến việc cấm đem thêm quân đội, chiến cụ vào, cấm không được thành lập các căn cứ quân sự mới, cấm nhượng các căn cứ cho ngoại quốc kể từ khi thi hành thoả hiệp.
Chương 4. Chương 4 liên quan tới các tù binh và thường dân bị giam giữ, thời hạn phóng thích.
Chương 5Chương 5 liên quan đến những thể thức riêng.
Chương 6 .  Chương 6 nhằm vào việc kiểm soát và các điều khoản liên quan đến các Uỷ ban kiểm soát quốc tế và hỗn hợp.

Cuộc ngưng bắn sẽ thi hành bắt đầu từ ngày 27-7-54 cho Bắc Việt, từ ngày 1-8-54 cho Trung Việt, từ ngày 7-8-54 cho Nam Việt, từ ngày 6-8 và 7-8-54 cho Ai Lao và Cao Miên.
Ngày hôm sau, 21-7-54, trong buổi họp khoáng đại bế mạc Hội nghị Genève, một bản Tuyên ngôn chung của các phái đoàn được tuyên bố. Bản Tuyên ngôn này không mang chữ ký của một phái đoàn nào nhưng được sự thoả thuận của các phái đoàn Anh, Pháp, Nga, Trung cộng, Ai Lao, Cao Miên và Việt minh.
Phái đoàn Quốc gia Việt Nam và phái đoàn Hoa Kỳ không chấp thuận, vì vậy mà người ta nói là Việt Nam và Mỹ không ký thoả hiệp Genève, thực sự thì không có thoả hiệp viết trên giấy tờ và cũng không có chữ ký nào của các phái đoàn phó hội.

Ngoại trưởng Trần văn Ðỗ một lần nữa lại phản đối việc Hội nghị không lưu ý những đề nghị của Quốc gia Việt Nam, là :
- Ngưng bắn mà không chia cắt lãnh thổ Việt Nam.
- Phi-quân-sự hoá và trung-lập-hoá các giáo sứ ở vùng đồng bằng Bắc Việt.
- Phản đối việc ký kết hấp tấp Thoả hiệp ngưng bắn với những điều kiện đe doạ tương lai của Việt Nam. Ðại biểu Quốc gia Việt Nam trách vị Chỉ huy trưởng Pháp ở Ðông Dương, tướng Ely, đã lạm quyền mà Quốc Trưởng Việt nam trao cho để chỉ huy Quân lực Việt Nam, Ely đã ký kết với Việt minh những điều thất lợi cho Quốc giaViệt Nam mà không có sự thoả thuận trước của chính phủ Việt Nam.

Ðại biểu Mỹ, tướng Bedell Smith tuyên bố Mỹ ghi nhận sự thông tri các Hiệp ước ngưng bắn và bản Tuyên ngôn chung, nhưng Mỹ không bị ràng buộc bởi những văn kiện đó. Mỹ sẽ không dùng sự đe doạ để đòi thay đổi những điều khoản trong các văn kiện đó. Chính phủ Mỹ cho rằng những sự vi phạm các thoả hiệp đó là một điều trầm trọng có tính cách đe dọa thực sự nền hoà bình và an ninh thế giới. Ðối với thái độ của chính phủ Quốc gia Việt nam Mỹ xác nhận tôn trọng quyền tự quyết của mọi dân tộc, quyền từ chối tham dự mọi hiệp ước trái với quyền định đoạt tương lai của họ.

*
____________________________________________________
CHÚ THÍCH BÀi SỐ 8

[1] OTAN (Organisation du Traité de l’Atlantique Nord) hay là NATO (North Atlantic Treaty Organization) : Cơ quan Hiệp ước Bắc Ðại tây Dương
[2]  Vì chính phủ Pháp mới đặt trên đầu Navarre một Cao ủy dân sự là Dejean có quyền quyết định cả về dân sự lẫn quân sự.
[3] chú thích : Ðiện biên Phủ đã bị Việt minh chiếm ngày 30-11-52.
[4] Na San cũng đã bị triệt thoái từ tháng 8


*
____________________________________________________
CHÚ THÍCH BÀi SỐ 8

[1] OTAN (Organisation du Traité de l’Atlantique Nord) hay là NATO (North Atlantic Treaty Organization) : Cơ quan Hiệp ước Bắc Ðại tây Dương
[2]  Vì chính phủ Pháp mới đặt trên đầu Navarre một Cao ủy dân sự là Dejean có quyền quyết định cả về dân sự lẫn quân sự.
[3] chú thích : Ðiện biên Phủ đã bị Việt minh chiếm ngày 30-11-52.
[4] Na San cũng đã bị triệt thoái từ tháng 8