45 - 54, CHÍN NĂM KHÓI LỬA
tôvũ
Bài số 9
*
Bản Tuyên Ngôn Chung
Bản Tuyên Ngôn Chung đề
ngày 21-7-54 của các phái đoàn dự Hội nghị Genève về thoả hiệp ngưng bắn
1- Hội nghị
ghi nhận những thoả hiệp chấm dứt chiến sự ở Cao Miên, Ai Lao và Việt
Nam. Sẽ tổ chức việc quốc tế kiểm soát và giám thị sự thi hành những điều khoản
trong đó.
2- Hội nghị vui
mừng thấy chiến sự được chấm dứt ở Việt Nam, Cao Miên và Ai Lao. Hội
nghị tin tưởng rằng việc thi hành những điều khoản ghi trong bản Tuyên ngôn
chung này và trong những Thoả hiệp ngưng chiến sẽ cho phép ba nước liên hệ từ
nay trở đi có thể đảm nhiệm được vai tuồng của họ một cách hoàn toàn độc lập và
tự chủ trong Cộng đồng Hoà bình thế giới.
3- Hội nghị ghi
nhận những lời tuyên bố của các chính phủ Cao Miên và Ai Lao và ý chí
chấp nhận những biện pháp cho phép tất cả các công dân được dự phần vào cộng
đồng quốc gia, nhất là tham gia các cuộc tổng tuyển cử sắp tới sẽ diễn ra trong
năm 1955, theo thể thức bỏ phiếu kín và với sự tôn trọng những tự do căn bản,
đúng như hiến pháp của các nước ấy đã định.
4 - Hội nghị ghi nhận những điều khoản trong thoả hiệp ngưng chiến ở Việt Nam ngăn cản sự
gia nhập quân đội hay khí giới đạn dược từ ngoại quốc tới. Hội nghị cũng ghi
nhận những lời tuyên bố của các chính phủ Ai Lao và Cao miên về quyết định của
họ, chỉ yêu cầu ngoại quốc viện trợ quân sự hay huấn luyện viên khi nào xét cần
cho việc phòng thủ hữu hiệu nước họ mà thôi, và riêng về phần Ai Lao, trong các
giới hạn được ấn định trong thoả hiệp ngưng bắn liên quan đến họ.
5 - Hội nghị ghi nhận những điều khoản ngưng chiến ở Việt Nam theo đó không một căn cứ quân
sự nào của ngoại quốc có thể được thiết lập trong những khu vực tập hợp của hai
phe và cả hai bên phải giữ sao cho những khu vực tập hợp dành cho họ không thuộc
một liên minh quân sự nào và không bị sử dụng để mở lại chiến tranh hoặc dùng
để làm nơi hoạt động cho một chính sách gây hấn.
Hội nghị cũng ghi nhận những lời tuyên bố của các chính phủ Ai Lao và Cao
Miên theo đó những nước này sẽ không tham gia một hiệp ước nào với các quốc gia
khác, nếu hiệp ước gồm điều kiện phải tham gia một Liên minh quân sự không
thích hợp với những nguyên tắc của Hiến chương Liên hiệp quốc, hay, về phần Ai
Lao, không phù hợp với các nguyên tắc của Hiệp định về ngừng chiến ở Ai Lao,
hoặc là đặt các căn cứ quân sự của các cường quốc trên lãnh thổ Ai Lao, Cao
Miên khi mà nền an ninh của họ không bị đe doạ.
6 - Hội nghị nhận
thấy rằng Hoà ước liên quan tới Việt Nam có mục đích cốt yếu để giải
quyết những vấn đề quân sự hầu chấm dứt chiến tranh và đường phân ranh quân sự
là một đường ranh tạm thời không thể nào được coi như một ranh giới chính trị
hay lãnh thổ.
Hội nghị tỏ ý tin tưởng rằng việc thi hành những điều khoản của Thoả hiệp
ngưng chiến sẽ tạo nên những tiêu đề cần thiết để thực hiện việc giải quyết
chính trị cho Việt Nam trong một tương lai gần đây.
7 - Hội nghị tuyên bố rằng, đối với Việt Nam, sự giải quyết những vấn đề chính trị trên căn
bản tôn trọng những nguyên tắc độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, sẽ làm
cho dân tộc Việt Nam được hưởng những tự do căn bản do các cơ cấu dân chủ bảo
đảm, các cơ cấu này sẽ được thành lập sau cuộc Tổng tuyển cử tự do với sự bỏ
thăm kín.
Sau khi sự vãn hồi hoà bình đã có những tiến bộ khả quan và tất cả những
điều kiện cần thiết đã được đầy đủ để nguyện vọng quốc gia có thể được tự do
phát biểu, những cuộc Tổng tuyển cử sẽ được khai diễn trong tháng 7 năm 1956
dưới sự kiểm soát của một Uỷ ban quốc tế gồm có đại diện những quốc gia hội
viên Uỷ hội quốc tế kiểm soát dự liệu trong Thoả hiệp ngưng chiến.Về vấn đề này
sẽ có những cuộc trao đổi ý kiến giữa các nhà cầm quyền của hai miền kể từ ngày
20-7-1955.
8 - Những điều khoản trong Thoả hiệp ngưng chiến nhằm bảo đảm sự bảo vệ cá nhân và tài sản phải
được áp dụng một cách triệt để để cho mọi người ở Việt Nam được tự do chọn lựa
nơi muốn cư ngụ.
9 - Các nhà cầm quyền ở hai khu vực Nam và Bắc Việt Nam cũng như ở Ai Lao và Cao Miên đều
không được chấp nhận sự trả thù cá nhân hay trả thù tập thể đối với những người
hay thân nhân của những người đã hợp tác với một trong hai phe trong thời kỳ
chiến tranh, dưới bất cứ một hình thức nào,.
10- Hội nghị ghi nhận bản tuyên ngôn của chính phủ Cộng hoà Pháp theo đó Pháp sẵn sàng rút
quân khỏi các lãnh thổ Cao Miên, Ai Lao và Việt Nam theo lời yêu cầu của các
chính phủ liên hệ và trong những thời hạn sẽ được ấn định do sự thoả thuận của
các phe, ngoại trừ trường hợp mà các phe đồng ý giữ lại một số quân lính Pháp
tại những địa điểm và trong một thời gian được ấn định sau.
11 - Hội nghị ghi nhận lời tuyên bố của Pháp là sẽ dựa vào sự tôn trọng nền độc lập và chủ
quyền cùng sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của các nước Cao Miên, Ai Lao
và Việt Nam để giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến sự tái lập và tăng
cường hoà bình tại các nơi đó.
12 - Trong sự bang giao với Cao Miên, Ai Lao và Việt Nam, các nước tham dự hội nghị Genève
cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập thống nhất và sự toàn vẹn lãnh thổ và
tránh mọi sự can thiệp vào nội bộ của các nước đó.
13 - Những nước dự Hội nghị thoả thuận sẽ tham hỏi ý kiến nhau về mọi vấn đề đo Uỷ hội quốc tế
kiểm soát chuyển đạt để nghiên cứu những biện pháp cần thiết bảo đảm sự tôn
trọng những thoả hiệp ngưng chiến ở Cao Miên, Ai Lao và Việt Nam. (Hết)
Sau khi Thoả hiệp ngưng chiến được ký kết, mọi người tại Pháp đều thở phào
nhẹ nhõm như vừa cất được gánh nặng, Thoả hiệp Genève được coi như là một thành
công rực rỡ.
Ngày 22-7-54, thủ tướng Mendès France đáp máy bay về Paris, được đón tiếp
nồng nhiệt giữa những tiếng hoan hô vang dậy của toàn thể thành phần chính phủ
đi cùng với gia đình của họ đến phi trường đón tiếp đông đảo.
Tại quốc hội, Mendès France được chủ tịch Le Trocquer hết sức ca ngợi về kỳ
công làm chấm dứt chiến tranh ở Ðông Dương.
Mendès France lên diễn đàn hãnh diện nhắc đến lời hứa trước Quốc hội một
tháng trước mà ông ta đã thực hiện được.
"Tôi đã
kết thúc được thoả hiệp đình chiến Ðông Dương đúng như thời hạn tiên
liệu.
...Vài
ngày nữa máu sẽ ngưng chảy và thế là dứt cơn ác mộng."
*
Khrouchtchev và Chu ân
Lai
phát giác thực lực của Việt minh
hồi 1954
Về sau, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Nga sô, Nikita Khrou-chtchev, đã viết như
sau về Hội nghị Genève, trong tập hồi ký Khrouchtchev Souvenirs, (bản
dịch Pháp ngữ, édition Robert Laffont, 1971)
(...) Hồi đó chúng tôi (Nga sô) còn có những mối giao hảo tốt đẹp với đảng
cộng sản Trung quốc. Một cuộc họp sơ thảo trước ngày họp Hội nghị ở Genève đã
được tổ chức ở Moscou. Chu ân Lai đại diện Trung quốc, Hồ chí Minh, Phạm văn
Ðồng đại diện Việt Nam. Chúng tôi xét duyệt tình hình Việt Nam để quyết định,
tùy thế yếu mạnh của Việt nam, một thái độ chung ở Genève. Tình hình VN thật là trầm trọng.
Phong trào kháng chiến Việt Nam lúc bấy giờ sắp bị sụp đổ. Những nguời kháng
chiến hy vọng Hội nghị Genève mang lại một cuộc ngưng bắn để họ có thể giữ
những phần đất đã chiếm được trong cuộc chiến đấu chống Pháp. Pháp chiếm đóng
Hà nội. Trên bản đồ ghi những đề nghị để giải quyết chiến sự, chúng tôi thấy
những phần đất Pháp chiếm đã ăn sâu vào lãnh thổ.
Sau một buổi họp tại Moscou, trong phòng Catherine, điện Kremlin, Chu ân
Lai kéo tôi(Khrouchtchev) bước
ra xa để nói riêng với tôi rằng :
"Ðồng chí Hồ chí Minh nói với tôi (Chu ân Lai) là tình hình ở Việt Nam đã
thất vọng, nếu chúng ta không đòi được ngưng bắn thì Việt Nam không còn có thể
kháng cự chống Pháp lâu dài được nữa. Vì vậy họ (Việt minh) định
rút về phía biên giới Hoa Việt khi cần thiết và họ mong chúng tôi sẵn sàng mang
quân sang Việt Nam như khi trước chúng tôi đã mang quân sang Bắc Cao Ly . Nói
rõ là họ muốn chúng tôi giúp họ đánh đuổi Pháp. Nhưng chúng tôi không thể nào
thoả mãn lời yêu cầu ấy của đồng chí Hồ chí Minh được. Chúng tôi đã phải trả
giá rất đắt chiến tranh ở Cao Ly, chúng tôi đã thiệt hại nhiều sinh mạng ở
đó.Trong tình trạng hiện nay, chúng tôi không thể nào bước chân vào một cuộc
xung đột mới nào nữa."
- Tôi (Khrouchtchev) cũng
có một lời yêu cầu với đồng chí Chu ân Lai. Tôi nói : Cuộc
chiến đấu hiện tại quan hệ bực nhất, người Việt nam đã chiến đấu giỏi, người
Pháp đã thiệt hại nhiều. Ðồng chí không có lý nào từ chối không giúp đỡ quân
của đồng chí Hồ chí Minh nếu họ phải rút về phía biên giới Hoa Việt. Trái lại
đồng chí hãy làm cho họ tin tưởng rằng đồng chí lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ
khi nào họ cần tới, như thế sẽ làm cho họ tăng tinh thần trong cuộc chiến đấu
chống Pháp.
Chu ân Lai đồng ý không nói cho đồng chí Hồ chí Minh biết là Trung quốc
không muốn tham dự vào cuộc chiến chống Pháp trên lãnh thổ Việt nam.
Rồi một phép lạ đã xảy ra.
Trong khi đại biểu các nước tới Genève phó hội thì Việt minh thắng một trận
lớn tại Ðiện biên Phủ.
Ngay từ phiên họp đầu, thủ tướng chính phủ Pháp, Mendès France, đã đề nghị
ngay rút quân xuống dưới vĩ tuyến 17. Thú thật rằng, khi hay tin đó chúng tôi
đã vô cùng ngạc nhiên và sung sướng hết sức. Chúng tôi chẳng bao giờ hi vọng
được đến như thế.
Việc rút quân xuống dưới vĩ tuyến 17 là điều căn bản chúng tôi lợi dụng tối
đa để đòi hỏi trong cuộc điều đình. Chúng tôi đã chỉ thị cho các nhà đại diện
ngoại giao của chúng tôi phải cứng rắn nêu lên việc đó. Sau vài lần mặc cả,
chúng tôi chấp thuận đề nghị của Mendès France, thế là Thỏa hiệp được ký
kết. Chúng tôi đã củng cố được những thắng lợi của những người cộng sản Việt
Nam.(...)
*
Nguyên văn chữ Pháp đoạn này :
Khrouchtchev (...) A
l'époque, nous avions encore de bonnes relations avec le parti communiste
chinois. La Conférence de Genève fut précédée par une réunion préparatoire à
Moscou. La Chine y était présentée par Chou En Lai, le Viet-nam par Ho chi Minh
et par le Premier ministre Pham van Dong. Nous arrê-tâmes la position qui
serait la nôtre à Genève compte tenu de la position au Vietnam. Cette situation
était grave. Le mouvement de résistance au Vietnam, était à la veille de
s'effondrer. Les résistants espéraient que la Conférence de Genève aboutirait à
un cessez-le-feu qui leur permettrait de garder les positions acquises par le
peuple vietnamien dans sa lutte contre l'occupant français. Les Français
tenaient Hanoi. Sur la carte figurant nos propositions de règlement on voyait
des enclaves correspondant aux positions enlevées et occupées par les Français.
A l'issue d'une de ces séances dans la
salle Catherine, au Kremlin, Chou En Lai me tira par la manche pour m'entrainer
à l'écart. Il dit : "Le camarade Ho chi Minh m'a dit que la situation au
Vietnam est désespérée, et que si nous n'obtenons pas un cessez-le-feu, les
Vietnamiens ne pourront pas résister plus longtemps aux Français. [1]
En conséquence, ils ont décidé de battre
en retraite jusqu'à la frontière chinoise, si cela de-vient nécessaire, et ils
veulent que la Chine se tienne prête à envoyer des troupes au Vietnam, comme
elle a déjà fait pour la Corée du Nord. Autrement dit, les Vietnamiens
veulent que nous les aidions à chasser les Français. Or, il nous est
parfaitement impossible d'accéder à cette deman-de du camarade Ho chi Minh.
Nous avons déjà perdu trop d'hommes en Corée où la guerre nous
a coủté très cher. Nous ne pouvons pas dans la situation présente,
nous lancer dans un nouveau conflit.
Je fis à mon tour une requête au
camarade Chou En Lai : " La lutte qui se déroule en ce mo-ment est de
première importance, dis-je, et les Vietnamiens se battent bien. Les Français
su-bissent de lourdes pertes. Vous n'avez aucune raison de dire à Ho chi Minh
que vous lui refuserez votre aide si ses troupes doivent reculer jusqu'à la
frontière chinoise. Au contraire, laissez les croire que vous êtes prêts
à le soutenir en cas de besoin et cette idée permettrait aux Vietna-miens de
redoubler d'énergie dans leur résistance contre les Français ". Chou En
Lai accepta de ne pas dire au camarade Ho Chi Minh que son pays ne voulait pas
entrer dans la guerre contre les Français en territoire vietnamien.
Puis le miracle eut lieu.
Au moment où les délégations arrivaient
à Ge-nève, les résistants vietnamiens remportaient une grande victoire en
s'emparant de la place forte Dien Bien Phu. Dès la première session de la
con-férence, Pierre Mendès France, alors Chef du gouvernement français proposa
de ramener les troupes de son pays en deçà du 17è parallèle. J'avoue que la
nouvelle, quand elle nous parvint, nous laissa bouche bée de stupéfaction et de
plaisir. Nous n'avions rien espéré de tel. Le retrait en deçà du 17è parallèle
était en fait la reven-dication maximum à partir de laquelle nous com-ptions
négocier. Nous avons donné consigne à nos diplomates d'en faire état dans le
seul but d'affirmer d'entrée de jeu une position dure. Après quelques
discussions nous acceptâmes l'offre de Mendès France , et le traité fut signé.
Nous avions réussi à consolider les conquêtes des communistes vietnamiens.
"Khrouchtchev Souvenirs"
(Traduction en langue française, Editions Robert Laffont, 1971, pages 456-457).
***
Tại Hànội, trước khi thoả hiệp ngưng bắn
được ký kết, những tin tức về Hội nghị Genève đã làm dân chúng hoang mang hết
sức. Các cuộc biểu tình chống đối việc chia đôi đất nước, các kiến nghị phản
đối, được gửi đi khắp nơi trong và ngoài nước.
Ngày 11-7-1954, Uỷ ban Bảo vệ Bắc Việt
được thành lập với Hoàng cơ Bình làm Chủ tịch, Trần trung Dung, Uỷ viên chính
trị, thiếu tướng Nguyển văn Vận, Uỷ viên quân sự, với mục đích trấn tĩnh nhân
dân, tổ chức các lực luợng chính trị và chau dồi lực lượng quân sự."
Trong cuộc họp báo ngày 16-7-54, chủ
tịch Hoàng cơ Bình tuyên bố hài lòng vì, bằng những biểu ngữ, những
nhật lệnh ban bố, những cuộc thăm viếng khắp nơi, Uỷ ban đã gây được một niềm
tin tưởng trong dân chúng và tình trạng hoang mang lúc đầu đã tiêu tan.
Về mục tiêu chính trị thì "Uỷ
ban đã gửi thông tư đi các công sở để xúc tiến việc chính trị hóa các công
chức (...) Các công chức ít nhất phải biết hát bài Quốc ca và học thêm
những bài ca hùng dũng.Về mục tiêu chau dồi lực lượng quân sự, sẽ đi đến thống
nhất chỉ huy. Các lực lượng Quân đội quốc gia, Bảo chính đoàn, Ðịa phương quân
sẽ đặt dưới quyền Uỷ ban (...). Những lực lượng cảnh binh sẽ được quân sự
hoá."
"(...) Chương trình này là một
chương trình đại quy mô, ít ra phải 6 tháng mới hoàn thành, Hà nội sẽ được bảo
vệ và nhất định được bảo vệ. Có thể tình thế ở Genève đưa đến cuộc ngưng bắn
nhưng chính phủ quốc gia không nhìn nhận sự kiện đó.
Về binh bị, chúng ta không yếu, về
chính trị chúng ta tin tưởng ở vị lãnh đạo.
Dù
sao với năng lực làm việc, với tổ chức lực lượng sẵn có, chúng ta có thể cầm
chắc vận mệnh trong tay (...)
Hướng về phía các phóng viên ngoại quốc,
Chủ tịch Hoàng cơ Bình yêu cầu các báo ngoại quốc hãy :"tỏ cho các thủ
đô dân chủ biết rằng dân thủ đô Hà nội quyết giữ vững tự do của họ (...)
Ðể bảo vệ Hà nội, Uỹ ban thành lập Trung
đoàn Thủ đô gồm các Lực lượng Nội ngoại thành Hà nội và Gia Lâm. Các Thanh niên
Bảo vệ đoàn, Phụ nữ quốc gia đoàn, Thiếu nữ quốc gia đoàn, các Uỷ ban bảo vệ
Tỉnh, Thị xã và Khu phố được lệnh thành lập. Uỷ ban ra lệnh cấm dân chúng từ 18
đến 50 tuổi không được phép ra khỏi BắcViệt nếu không có giấy phép của Ủy ban.
Ngày 21-7-1954, tin Ngưng bắn và Tản cư
khỏi Bắc việt được truyền đi nhanh chóng. Dân chúng thẫn thờ, lo ngại.
Quân đội Pháp được lệnh sửa soạn rút
khỏi Hà Nội trong 80 ngày, khỏi Hải Dương trong 100 ngày và khỏi Hải Phòng
trong 300 ngày.
Ngoại trưởng Trần văn Ðỗ từ Genève đánh
điện về xin từ chức, sau khi tức tưởi tuyên bố với các báo chí như sau :
Phái đoàn Việt Nam đã không hay biết
một tý gì về thoả hiệp ngưng chiến. Từ khi đến Genève, phái đoàn không
bao gìờ được hỏi ý kiến về điều kiện đình chiến, đường phân ranh và thời hạn
Tổng Tuyển cử.
Tất cả nhưng vấn đề đó đều được thào
luận ngoài Hội nghị, thành ra phái đoàn Việt Nam không làm thế nào bầy tỏ được
quan niệm của mình (...)
Ngày 23-7-1954,Tổng Ðại lý Pháp ở Hà
Nội, Jacques Compain, họp báo, nói về vấn đề tản cư dân chúng khỏi Bắc Việt.
Chính phủ Pháp nhận đài thọ tất cả chi phí chuyên chở bằng máy bay hay bằng tàu
thuỷ cho bất cứ ai muốn di cư vào NamVìệt.
Uỷ ban Bảo vệ Bắc Việt trong nhật
lệnh số 2 ngày 22-7-54 kêu gọi "binh sĩ" hơn lúc nào hết phải bình
tĩnh, tôn trọng kỷ luật, tránh hết những hành động sôi nổi có hại, sẽ làm khó
khăn cho đường lối chính trị của Chính phủ. Gia đình các bạn sẽ được tản cư để
tạm lánh đất Bắc đang lâm vào tình thế hiểm nghèo. Ðó chỉ là một tiên liệu khôn
ngoan, chứ không có nghĩa là thoái triệt (...)
Ngày 22-7-54, thủ tướng chính phủ, ông
Ngô đình Diệm từ Sàigòn công bố bản Tuyên ngôn :
"Một cuộc ngưng bắn ngoài chúng
ta đặt vào cộng sản miền bắc nước Việt Nam và hơn 4 tỉnh Trung Việt.
Ðể chống lại sự bất công đó, Chính
phủ Quốc gia Việt Nam, vừa được thành lập ngót hai tuần lễ nay, đã vô cùng long
trọng phản kháng, mặc dù chính phủ rất yêu chuộng hoà bình. Phái đoàn của chúng
ta tại Hội nghị Genève đã không ký tên dưới thoả ước đó vì chúng ta không có
thể thừa nhận sự chiếm đoạt của nước Trung Hoa Xô-viết hoá do sự lừa dối của
nước chư hầu Việt minh, quá nửa phần lảnh thổ quốc gia Việt Nam. Chúng ta không
thể ký nhận việc nô lệ hoá hàng mấy triệu đồng bào trung thành vời lý tưởng
quốc gia (...).
Ðối với Việt nam đã bị khốc liệt đặt
trước một việc đã rồi, thử chống lại bằng lối bạo động chỉ có thể xô đẩy chúng
ta vào một thảm hoạ và huỷ hoại mọi sự may mắn xây lại một ngày kia một nước tự
do từ Nam chí Bắc Việt nam.
Ðồng bào !
Mặc dầu nỗi đau đớn, mặc dầu nỗi phẫn
uất của chúng ta, chúng ta hãy bình tĩnh và đoàn kết để tiếp đón các đồng bào
tỵ nạn và lau khô dòng lệ của họ, trong khi bắt tay ngay vào việc tranh đấu hoà
bình và khó khăn, cuộc tranh đấu cuối cùng phải giải phóng đất nước của chúng
ta khỏi mọi thống trị của ngoại quốc dù dưới hình thức nào, cùng mọi sự áp
bức."
Ngày 28-4-0954, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Bắc
việt lên tiếng hiệu triệu dân chúng di cư vào Nam
" (...) Ðồng bào phải nhất quyết
ra đi. Ở lại trong một thời gian không xa, đồng bào sẽ khốn khổ về tinh thần
cũng như về vật chất (...)
Một kế hoạch di cư được đặt
ra và một Uỷ ban di cư được thành lập.
Toà Thị chính Hànội đặt 10 địa điểm tại
: nhà Vạn Bảo, nhà Thủy Tạ, trường Ðỗ hữu Vị, trường Thanh Quan v.v ...để dân
chúng đến ghi tên di cư. Trong hai ngày đầu (27 và 28-7-54), 60 ngàn người đã
đến ghi tên vào Nam, đến ngày 31-7-54 thì con số người ghi tên lên đến 12.268
người.
Ngày 27-7-54, Thủ tướng Ngô đình Diệm
đánh điện xin từ chức, nhưng Quốc trưởng Bảo Ðại yêu cầu ông ở lại chức vụ.
Ngày 30-7-54, Thủ tướng Ngô đình Diệm
hiệu triệu dân chúng Bắc Việt và Bắc Trung Việt di cư vào vùng tự do.
Ngày 5-8-1954, cầu hàng không Hànội
- Sài-gòn bắt đầu hoạt động đại quy mô, mỗi ngày chở 1.500 người vào Nam.
Số người di cư bằng đường thủy hàng ngày cũng tương đương con số đó.
Cuộc
di cư khổng lồ tiếp diễn trong gần 10 tháng, một triệu người dân Bắc Việt bỏ
cửa nhà làng mạc di chuyển vào miền Nam để tránh nạn cộng sản.
*****
*Chiến tranh Pháp Việt khởi sự 8 năm
trước chấm dứt.
Ðó cũng là sự thất bại của một chiến
lược.
Trong thờì gian 9 năm, các chính phủ Pháp khác nhau đã kế
tiếp cử nhiều danh tướng sang Ðông Dương mà không gặt hái được kết quả mong
muốn, trái lại đã làm mất Ðông Dương. Tướng Raoul Salan viết khi
Hiệp định ngưng bắn được ký kết ở
Genève: Chúng ta đã đánh mất Ðông Dương, một thuộc địa đáng chú
ý nhất của đế quốc Pháp), "Nous avons perdu l'Indochine,
le plus beau fleuron de l'empire", viết trong tập Hồi ký : Sự cáo chung
của một đế quốc. ("Mémoires : Fin d'un em-pire ")
Editions Presse de la Cité 1971).
Sự thất bại ở Ðông Duơng là khởi điểm
cho sự tan rã đế quốc thuộc địa với những sự thiệt thòi lớn lao cho nước Pháp.,
Một nửa nước Việt Nam rơi vào tay cộng
sản.
Dân chúng phải gánh chịu chế độ độc tài,
chủ nghĩa vật chất tam vô do bọn Việt minh nhập từ Nga sô vào áp đặt lên đầu
dân tộc. Dân chúng Việt Nam phải gánh chịu những thống khổ, những đau đớn vật
chất và tinh thần, đau đớn đến tận cùng của tâm linh, những tàn phá huỷ hoại
tận gốc nền tảng văn hiến cổ truyền Việt nam, cắt đứt những sợi dây thiêng
liêng của nền đạo lý dân tộc, của tình nghĩa vợ chồng, cha con, anh em, họ hàng
thân thích, của sự giao thiệp giữa người với người. Chế độ vô nhân, vô
luân cộng sản đạp đổ nền tảng gia đình, phá huỷ nền tảng xã hội, và 20 năm sau,
năm 1975, cộng sản áp đặt chế độ vật chất đó trên toàn cõi Việt Nam.
Trong lịch sử loài người, chẳng có một
chế độ nào, chẳng có một chính quyền nào cai trị vĩnh viễn một đất nước. Chế độ
cộng sản Việt minh cũng không thoát khỏi thông lệ đó. Chúng cai trị bằng chính
sách cảnh sát công an nên toàn dân oán thán, chẳng chóng thì chầy thế nào cũng
bị lật đổ để thay thế bằng một chế độ dân chủ, nhân quyền, dân quyền, hoặc cũng
do nội bộ chúng tranh giành quyền lợi, tự phá hoại, tự giày xéo giết hại lẫn
nhau đến tan vỡ.
Ngày ấy cũng chẳng bao xa !
Gương đảng cộng sản Nga sô còn kia !
Nước Việt Nam ngàn đời không bao giờ tha thứ, không bao giờ quên được
mối hận cộng sản , không bao giờ chấp nhận chế độ cộng sản !
Tô
Vũ
Paris, Tháng ba 2006
_____________________________________________________
CHÚ THÍCH
BÀI SỐ 9
[1] Chú thích trong bản chữ Pháp : Tout le monde, à l’Ouest,
ignorait que la situation des Vietnamiens fut aussi désespérée (Tất cả các nước
Tây phương đều không biết tình trạng Việt minh đã thất vọng đến thế).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét