45
- 54, CHÍN NĂM KHÓI LỬA
tôvũ
Bài số 5
Ngày 3-4-46, giữa Salan, Võ
nguyên Giáp và Vũ hồng Khanh một bản Thoả hiệp quân sự được ký kết.
Thoả hiệp mang tên là :
Thoả hiệp Hội nghị Tham mưu ngày 3-4-46.
(Conférence
d'Etat-major du 3-4-46)
Thoả hiệp sau đây, ký
kết giữa :
- Một bên là tướng Salan, đại
diện quân sự của Cao uỷ Pháp quốc,
- Một bên là Võ nguyên Giáp và
Võ hồng Khanh, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng Tối cao Quốc phòng
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Thỏa hiệp có mục đích
xác định rõ những điều kiện thi hành về phương diện quân
sự của Thoả ước Sơ bộ ngày 6-3-46 và Phụ ước.
Thỏa hiệp này có tính cách tạm
thời và chỉ có giá trị đến ngày kết thúc những cuộc
thương thuyết nói ở điều 3 của Thoả ước
Sơ bộ 6-3-46.
1.- Những Lực lượng thay thế
(les forces de relève)
1-1) những Lực lượng thay
thế Việt Pháp gồm 10.000 người Việt và 15.000 người Pháp.
1-2) 10.000 người Việt lập thành
quân ngũ, trong số đó có 5.000 người được võ trang, trực thuộc các
cấp chỉ huy Việt Nam, được đặt dưới quyền sử dụng của Chỉ huy
Tối cao Pháp có các đại diện Việt Nam phụ tá, tùy theo nhu cầu của
sự thay thế.
Họ vẫn do chính
phủ Việt Nam kiểm soát.
1-3) Việc tối tân hoá võ khí và
quân trang của họ cũng như những vấn đề hành chính, tiếp
tế, với sự giúp đỡ của nước Pháp, sẽ được nghiên cứu trong
những cuộc đàm phán tổng quát.
1-4) Tổng số quân Pháp trên
lãnh thổ Việt Nam, bắc 16 độ vĩ tuyến, không được quá
15.000 người.
1-5) Lực lượng này gồm toàn
người Pháp chính quốc. Những người Pháp khác chỉ được bổ dụng vào
nhiệm vụ canh giữ tù binh Nh ật bản.
2.- Việc đồn trú và phân phối các
lực lượng
2-1) Quân đội Pháp
Quân số dự định cho
việc canh giữ tù binh Nhật là 500 người.
Những đơn vị hợp tác
với quân đội Việt Nam để giữ trật tự công cộng và an
ninh lãnh thổ Việt Nam và những đơn vị phòng thủ các căn
cứ sẽ được đồn trú tại các nơi quy định theo bản
Phụ ước số 1 kèm theo đây. Tổng số là 14.500 người.
2-2) Quân đội Việt Nam
Việc đồn trú các Lực lượng
Việt Nam thay thế được quy định theo bản Phụ ước số 3 kèm
theo đây :
2-3) Việc đồn
trú các quân đội thay thế có thể được xét lại do
sự thoả thuận chung của hai bên
2-4) Tại
mỗi điểm đóng quân, đồn trại được đặt trong các
thị trấn. Những cơ sở quân sự cũ, những trại lính khố xanh
cũ được ưu tiên chọn để sử dụng và phải được sửa soạn sẵn sàng.
Các bệnh nhân
phải được điều trị tại các bệnh viện dân sự hay quân sự,
sẽ do thoả thuận sau định đoạt. Tiền chi phí thiết lập
và điều hành sẽ được hai bên trả tuỳ theo quân số đồn
trú và điều trị.
2-5) Theo nguyên
tắc, quân nhân ngoài giờ làm việc bị cấm mang võ khí. Quy chế này
sẽ được hai bên bàn định tại mỗi thị trấn.
2-6) Những bãi tập
và việc sử dụng các bãi đó sẽ do các Chỉ huy địa
phương quy định.
2-7) Những quân xa
dùng trong việc liên lạc hay tiếp tế với tối đa là 4 người võ trang
trên mỗi xe, được tự do di chuyển giữa các đồn Pháp và Việt
không cần phải có giấy thông hành. Số người võ trang không được
quá 60 người cho mỗi đoàn xe tiếp tế hay mỗi nhiệm vụ liên lạc.
Quân đội thay thế mỗi bên sẽ tự kiểm soát đoàn quân xa
của mình. Những đơn vị kiểm soát hỗn hợp được phép xuất nhập
các đồn kiểm soát bất kể ngày giờ và các đồn này phải cho
họ biết các tờ báo cáo về tình trạng lưu thông. Việc thành lập
các đồn kiểm soát sẽ do một tương thuận sau.
2-8) Những thủy
lộ cũng được áp dụng những điều kiện tương tự. Để tôn trọng
một vài điều kiện địa phương và cho tới khi an ninh chung được
tái lập, mỗi khi di chuyển, bộ Chỉ huy Pháp sẽ báo cho chính
phủ Việt nam biết trước và sẽ lưu Ỷ đến những khuyến cáo của
chính phủ Việt Nam.
2-9) Những
vấn đề hỏa xa, bưu chính và truyền thanh sẽ do các cơ quan
có thẩm quyền thoả thuận sau.
3. Sự chuyển quân
Mỗi khi quân thay thế Việt
hay Pháp di chuyển thì lệnh chuyển quân, sau khi có sựđồng Ỷ của cấp
chỉ huy tối cao phái đoàn Việt Nam, phải được thông báo cho
pháiđoàn này ít nhất 48 giờ trước. Lệnh này ghi rõ ngày giờ, hành trình và
thể thức di chuyển, chính phủ Việt Nam thông tri cho dân chúng hay
biết để tránh những sự đáng tiếc có thể xảy ra.
Riêng tại những thị trấn
cạnh biên giới, vì những khó khăn địa phương, quân đội Pháp phải chú
trọng đến những thể thức di chuyển do chính phủ Việt Nam khuyến
cáo.
Những sự di chuyển này
không thể trái ngược với những điều khoản trong phụ ước số 2 và
số 3.
4.- Việc sử dụng quân đội
4-1)
- Tổ chức ban chỉ huy
Những lực lượng thay
thế Việt - Pháp được đặt dưới quyền chỉ huy tối cao Pháp, có
phái đoàn Việt phụ tá do một sĩ quan cao cấp cầm đầu
thường trực bên cạnh vị chỉ huy Pháp.
Những lệnh của
vị chỉ huy tối cao cho các lực lượng thay thế Việt -
Pháp đều có sự thoả thuận của đại diện Việt nam. Những lệnh
ban cho quân đội Việt Nam thay thế đều có chữ kỶ phó
thự của đại diện Việt Nam và do vị này truyền đi trong
khoảng thời gian hữu ích.
4-2)
- Trật tự và an ninh
Những lực lượng thay
thế Việt-Pháp đặt dưới quyền chỉ huy tối cao của Pháp, có sự tham
dự của đại diện Việt Nam, sẽ hợp tác với quân đội Việt
Nam để giữ gìn trật tự và an ninh trong những điều kiện
sau đây :
a) canh giữ thường trực
những địa điểm trọng yếu do hai bên thoả thuận.
b) kỷ luật nội bộ bằng
những phương tiện riêng mà sự thi hành sẽ do thoả thuận chung.
c) những nút chặn và tuần tiễu
phụ lực cảnh sát địa phương được tổ chức theo sự yêu cầu
của các nhà chức trách Việt Nam địa phương qua các tổ chức liên lạc thường
trực hiện có.
d) vấn đề trách nhiệm
của Chỉ huy Tối cao Pháp trong lãnh vực bảo vệ sinh mạng và tài sản
các kiều dân ngoại quốc sẽ được định đoạt do một nghi thức riêng biệt
với chính phủ Việt Nam
5 .- Sự liên lạc và việc kiểm soát
5-1) - Một Ủy ban hỗn hợp
liên lạc và kiểm soát được thành lập. Trụ sở đặt tại Hànội.
Uỷ ban này có nhiệm vụ kiểm soát sự thực thi trung thực
những điều khoản của thoả ước này.
5-2) - Uỷ ban này
sẽ dùng những phương pháp thuận lợi cho tình hữu nghị của hai
quân đội và làm tránh những sự hiểu lầm hay những sự đụng chạm xẩy
ra.
5-3) Những Uỷ ban hỗn
hợp địa phương được thành lập giữa
lực lượng thay thế Pháp và Việt tùy theo nhu cầu tại các nơi có quân đồn
trú.
Những Uỷ ban này nhận
chỉ thị của Uỷ ban Hà Nội. Trong sự thi hành những chỉ thị đó,
Uỷ ban địa phương tuỳ thuộc Chỉ huy Pháp - Việt địa phương.
Uỷ ban địa phương có nhiệm vụ dàn xếp những sự bất đồng
tại địa phương.
6- ĐÌNH
CHIẾN
6-1 -
Thoả thuận việc gửi một Uỷ ban đình chiến tới Miền nam Trung bộ.
6-2 - Dè dặt
về vấn đề đình chiến ở Nam Bộ.
Phụ ước số 1
Thoả hiệp Hội
nghị Tham mưu ngày 3-4-46
(annexe No 1 à l'accord d' Etat
Major du 3-4-46)
Việc đồn trú tạm thời quân đội Pháp.
Việc đóng quân này là tạm
thời. Vấn đề căn cứ, vấn đề phân chia quân số giữa các căn
cứ và các điểm hậu cứ, vấn đề giảm quân hàng năm sẽ được
nghiên cứu tại các Hội nghị tổng quát.
Hànội (gồm cả 1.000 quân tại căn cứ Không quân) : 5.000
người,
Hải Phòng: 1750 người,
Hòn Gay : 1.025 người,
Nam Định : 825 người,
Huế : 825 người,
Tourane : 825 người,
Hải Dương và Cầu Phú Lương, cầu Lai Khê : 650 người,
Điện biên Phủ :825 người,
Vùng biên giới :2.775 người;
Chú thích :
Việc phân chia những đồn trại giữa quân thay thế Pháp và Việt, và
quân số tại mỗi nơi trong vùng biên giới sẽđược định đoạt sau.
Các đồn biên giới là Móng Cáy, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Kay, Lai
Châu.
Làm tại Hà Nội ngày 3-4-1946
KỶ tên: Salan, Võ nguyên Giáp,
Vũ hồng Khanh.
*
Phụ ước số 2
Thoả hiệp Hội nghị Tham mưu ngày 3-4-46
(annexe No 2 à l'accord d'Etat Major
du 3-4-46)
Việc đôn trú tạm
thời quân đội Việt Nam thay thế.
Việc đồn trú này là tạm thời. Vấn đề căn cứ,
vấn đề phân chia quân số giữa các căn cứ và các điểm
hậu cứ, và vấn đề thay thế quân Pháp triệt thoái hàng năm
về nước sẽ được nghiên cứu tại các Hội nghị tổng quát.
Hà nội : 952 người - Hải Dương : 904 người
Huế : 500 người - Phủ Lý : 500 người
Namđịnh : 500 - Thái Bình : 500 người
Thanh Hóa : 684 - Đông Hà : 684
Đồng Hới : 220 - Vinh : 904 người
Tourane : 904 - Ninh Bình : 904 người
Việc phân chia những đồn trại giữa quân đội thay
thế Pháp và Việt và quân số trong vùng biên giới
sẽ được định đoạt sau.
Các đồn biên giới là Móng Cáy, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà
Giang, Lào Kay, Lai Châu.
Tại thành phố Vinh không có quân Pháp trú đóng mà
có một Ủy ban quân sự hỗn hợp có nhiệm vụ liên lạc và kiểm soát.
Uỷ ban này sẽ đảm nhiệm việc điều hành không
vận tại phi trường. Một đơn vị khoảng ba chục (30) người để điều
hành trạm hàng không sẽ được gửi tới tuỳ theo nhu cầu.
Làm tại Hà Nội ngày 3-4-46
Ký tên : Salan,Võ nguyên Giáp,Vũ hồng Khanh.
*
Sự giao thiệp giữa hai bên Việt Pháp tiến hành
khả quan. Về phương diện quân sự không xảy ra một vụ đụng
chạm đáng tiếc nào, nhưng về phương diện chính trị thì hai
bên đều không được thoả mãn lắm.
Việt minh trách Pháp không giải quyết
vấn đề Thống nhất ba kỳ bằng sự trưng cầu dân ý ở Nam Bộ mà
còn dự định thành lập một chính phủ Nam
Kỳ tự trị do đại tá Nguyễn văn Xuân cầm đầu.
Pháp trách Việt minh không tôn trọng những điều ký kết
trong Thoả ước Sơ bộ 6-3-46 bằng việc đả kích quân đội
Pháp hàng ngày trên đài phát thanh và việc Hồ chí Minh gửi một điện
văn ngày 11-3-46 cho Tổng thống Mỹ qua trung gian của Phái bộ Tìm xác
những lính Đồng minh mất tích, trong đó Hồ chí Minh đã không nói
rõ rệt về quy chế Việt Nam trong Liên bang Đông Dương và trong Liên
hiệp Pháp, chủ ý đánh lừa Mỹ công nhận Việt Nam là một nước
tự do, không ràng buộc với Pháp.
Điện văn Hồ chí Minh gửi Tổng thống Mỹ :
" Hồ chí Minh, Chủ tịch nước Việt nam Dân
chủ Cộng hoà, Hànội, gửi Tổng thống Mỹ quốc, Washington DC
Kính thưa Tổng thống,
Tôi hân hạnh báo tin Ngài biết một Thoả ước
Sơ bộ đã được ký kết ngày 6-3-46 giữa những đại diện nước
Pháp và nước Việt Nam. Do Hiệp ước này, nước Pháp công nhận nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà là một nước tự do. Ngay sau khi ký kết
Hiệp ước, đã bắt đầu có những cuộc điều đình thành
thực và thân hữu.
Nhân danh Chính phủ và Dân tộc Việt Nam, tôi yêu cầu
Chính phủ Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ công nhận nước Việt Nam Dân
chủ là một nước tự do. Chúng tôi tin chắc là những sự giao thiệp
chính trị và kinh tế thân thiện có thể thành lập giữa hai
nước chúng ta trong tinh thần Hiến chương Liên hiệp Quốc."
*
Việc giao thiệp Pháp Hoa cũng tiến hành khả quan.
Quân đội Pháp thay thế quân đội Tàu dần dần khắp nơi tùy theo
nhịp rút quân về nước của Tàu. Ngoại trừ một việc đụng chạm ngày
28-4-46, còn thì không có gì đáng tiếc.
Việc đụng chạm đó xảy ra hồi 3 giờ chiều ngày
28-4-46. Nhân ngày lễ Phục Sinh, quân lính Pháp thả bộ rong chơi
đông đảo bên hồ Hoàn Kiếm và đường Tràng Tiền. Một xe cam-nhông
Tàu đụng phải một xe cam-nhông Pháp. Lính quân cảnh đuợc gọi tới để lập
biên bản. Trong lúc đó có một xe gíp (jeep) của Pháp chạy ngang qua, chẳng
biết lính Pháp trên xe tỏ thái độ khiêu khích ra sao mà lính Tàu trên
xe cam-nhông bị đụng rút súng ra bắn chết sốp-phơ lái xe gíp Pháp. Đồng
thời mấy xe cam-nhông Tàu chạy qua đó, thấy tiếng súng
nổ tưởng đồng đội bị uy hiếp, liền đổ xuống
bố trí và nổ súng liên hồi vào những người đứng gần đó làm
một số người qua đường bị trúng đạn chết, trong số có vài
người lính Pháp. Một chiến xa và vài xe háp-trắc do quân đội Pháp
cử đến, đã nổ súng đại liên 12 ly 7 vào đám quân Tàu. Quân Tàu
thấy yếu thế, liền rút lui và sau đó mọi việc được dàn xếp êm đẹp.
*
Để sửa soạn cho những cuộc đàm phán chính thức
họp ở Paris, một cuộc đàm phán sơ bộ được tổ chức
tại Đà Lạt ngày 18-4-46. Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn tường Tam
cầm đầu phái đoàn Việt Nam gồm có Võ nguyên Giáp, Dương bạch Mai,
Phan Anh v.v... Phái đoàn Pháp gồm có Max André, trưởng phái đoàn,
Fassy, Messmer, Salan v.v...
Hai phái đoàn gặp nhau tại phòng họp của trường Lycée
Yersin Đàlạt.
Ngay sáng ngày 18-4-46, trong buổi họp đầu tiên đã xảy
ra sự bất đồng Ỷ kiến vì phái đoàn Việt nam từ chối không
dự một nghi lễ do Pháp đặt ra.
D'Argenlieu tuy không tham dự cuộc đàm phán nhưng
cũng đến Đàlạt để ra chỉ thị cho các thành phần của
phái đoàn Pháp. Hôm khai mạc, d'Argenlieu muốn phái đoàn cả hai bên
Việt Pháp phải đến tư dinh của ông ta để trình diện.
Phái đoàn Việt nam không đồng Ỷ. Salan dàn xếp với Giáp và Tam.
Phái đoàn Việt nam chấp thuận đến tư dinh
d'Argenlieu để dùng bữa cơm trưa chứ không
phải đến để trình diện, mọi việc được xếp đặt
êm đẹp.
Buổi họp ngày 19-4-46 định các chương trình, ngày
giờ, địa điểm họp và các tiểu ban. Bắt đầu từ ngày
20-4-46-46 thì các tiểu ban chia ra họp riêng với nhau ở khách sạn
Langbian Palace.
Các buổi họp thường kéo dài, những cuộc đối thoại càng
trở nên gay gắt, hai bên càng ngày càng bất đồng quan điểm.Vấn đề chính
quay chung quanh việc trưng cầu dân ý tại Nam bộ. Mặc dầu Thoả ước
Sơ bộ 6-3 được ký kết, nhưng d'Argenlieu không muốn sáp nhập Nam
Kỳ vào Trung Bắc Kỳ, nghĩa là Pháp không muốn tổ chức trưng cầu dân ý.
Trong khi bàn luận, Pháp đã đưa ra lập luận Nam Kỳ là đất đai
của Pháp, việc sáp nhập vào Trung Bắc Kỳ phải có sự chấp thuận của
Quốc hội Pháp, Nam Kỳ cần phải được tự trị như những
lãnh thổ khác trong Liên bang. Trái lại, phía Việt Nam thì cho rằng dân
chúng khắp nơi Trung Nam Bắc đều vui mừng đồng ý thống nhất ba
kỳ làm một, việc trưng cầu dân Ỷ chỉ là một hình thức mà thôi.
Điểm bất đồng quan trọng nữa là vấn đề giao
thiệp trong tương lai giữa Pháp và Việt Nam. Phía Việt Nam thì cho rằng
Thoả ước Sơ bộ 6-3-46 đã được ký kết giữa hai quốc gia
có chủ quyền và hoàn toàn bình đẳng, sự giao thiệp trong tương
lai sẽ là sự giao hảo bình đẳng giữa hai quốc gia. Trái lại
Pháp thì cho rằng khi kỶ kết Thoả ước Sơ bộ, tân quốc gia Việt
Nam đã chấp thuận tự đặt mình vào một khuôn khổ do Pháp
chủ động. Nhiều lời gay go, cay đắng đã thốt ra trong
cuộc đối thoại giữa Dương bạch Mai, Võ nguyên Giáp và Messmer.
Đến ngày 11-5-46 thì hội nghị Đàlạt chấm dứt, hai bên
không đồng Ỷ đuợc một vấn đề gì, ngoại trừ đồng ý việc
tiếp tục cuộc đàm phán tại Paris.
Ngày 31-5-46, Hồ chí Minh cùng phái đoàn Việt Nam do
Phạm văn Đồng cầm đầu (đáng lẽ do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn tường
Tam cầm đầu nhưng NT Tam đã từ chối vào phút chót) cùng với
Salan và các sĩ quan Pháp khác, đại úy d'Arcy, đại úy Cartier
Bresson, đại tá Tuttenges, tất cả là ba mươi người, đáp hai máy
bay Dakota sang Pháp. Võ nguyên Giáp ở lại Hànội không tham dự.
Vì tình hình chính trị tại Pháp đang bị khủng
hoảng, Félix Gouin từ chức, chính phủ mới chưa được thành lập
nên nước Pháp không có chính phủ, phái đoàn Việtnam phải kéo dài hành
trình, đỗ máy bay nhiều nơi trên chặng đường, hơn mười ngày sau
tức là ngày 12-6-46 mới tới nước Pháp. Máy bay đã đỗ tại Rangoon
(Miếnđiện), Calcutta, Chandernagor, Karachi (Ấn độ), Le Caire (Ai cập),
Biskra (Algérie) đến đâu phái đoàn cũng được nhà chức trách
Pháp hay Anh tại địa phương đón tiếp. Hồ chí Minh, Salan cùng các
nhân viên phái đoàn được dẫn đi thăm những nơi thắng cảnh
như đền Tadj Mahal tại Ấn độ, Kim tự Tháp tại Ai Cập v.v...
Cuộc hành trình suýt bị đứt đoạn vì khi tới Le
Caire, Hồ chí Minh nhận được tin, ngày 1-8-46, d'Argenlieu đã
thành lập Nam Kỳ Quốc với một chính phủ Nam Kỳ tự trịdo bác
sĩ Nguyễn văn Thinh cầm đầu, đại tá Nguyễn văn Xuân làm Phó
Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng. Hồ chí Minh tức
giận đòi quay trở lại Hànội không tiếp tục sang
Pháp điều đình nữa, Salan phải cố giải thích, Hồ chí Minh mới
chịu tiếp tục cuộc hành trình.
11 giờ 30 ngày 12-6-46, hai máy bay
chở phái đoàn đáp xuống phi trường Biarritz, thay vì xuống phi
trường Pau như đã dự định. Không một bóng người nào đến đón.
Cả giờ đồng hồ sau, Lazari, Phó Thị trưởng thành
phố, được người coi phi trường báo cho biết, Lazari mang vài chiếc xe
hơi đến đón đưa tất cả về khách sạn Carlton, là một
khách sạn hạng nhì ở Biarritz. Tại đây, Phó Quận trưởng
Lamassoure đến chào mừng phái đoàn và xin lỗi việc tiếp đón
sơ suất vì chương trình thay đổi bất ngờ vào giờ chót
nên không thể xếp đặt kịp.
*
Chính phủ Félix Gouin vẫn chưa được thay thế.
Tình trạng chính trị nước Pháp vẫn còn bị lộn xộn. Sau
thế chiến, trong khi nước Pháp chờ đội một hiến pháp mới
ra đời để giải quyết những vấn đề khó khăn, để ổn định
những sự bấp bênh không vững chắc, thì những chính phủ yểu tử kế
tiếp thay thế nhau vì không giải quyết được tình hình. Vì những lẽ đó
Hồ chí Minh được đưa đến Biarritz là một thành phố du
ngoạn bên bờ Đại tây Dương để nghỉ ngơi chờ chính
phủ mới thành lập. Mấy ngày sau, Sainteny ở Paris xuống thay thế Salan,
dẫn Hồ chí Minh và phái đoàn đi du ngoạn các vùng chung quanh, câu cá
ở biển và dự các hội hè đình đám địa phương.
***
Đến ngày 22-6-46, sau khi chính phủ Bidault được thành
lập, Hồ chí Minh được đưa bằng máy bay lên Paris. Hồi 4 giờ chiều, máy
bay đáp xuống phi trường Le Bourget. Tại đây có Tổng trưởng Thuộc địa
Marius Moutet, đại diện chính phủ Bidault, và một số người Việt sinh
sống ởPháp đứng đón. Phái đoàn được đưa
về trú ngụ tại khách sạn Royal Monceau, đại lộ Hoche, Paris.
Ngày 6-7-46, Hoà đàm Việt - Pháp chính thức khai mạc
tại lâu đài Fontainebleau.
Về phía Pháp, Trưởng phái đoàn là Max André,
nghị viên Hội đồng thành phố Ba lê. Nhân viên phái đoàn gồm
có nghị sĩ Juglas trong Phong trào Dân chủ Nhân dân (MRP),
nghị sĩ Lozeray trong đảng Cộng sản, trung tướng
Salan, đề đốc Barjot và một số công chức chuyên viên đã
từng ở Việt nam.
Phía Việt nam có Phạm văn Đồng, Trưởng phái đoàn,
Hoàng minh Giám, Nguyễn mạnh Hà, Tạ quang Bửu, Dương bạch Mai và một
số chuyên viên khác.
Khai mạc hội nghị, Max André đọc một bài diễn văn
ngắn đại Ỷ :
"Về phương diện chính trị chúng ta phải đặc
biệt chung sức nhau, trong sự tôn trọng chủ quyền của
nhau, để xây dựng nền móng cho Liên bang Đông Dương đặt
trong một Liên hiệp Pháp mới thoát thai, nhưng sẽ nắm một vai trò
quan trọng trong tương lai quốc tế (...) chúng ta sẽ cùng
nhau đặt khuôn khổ cho một tổ chức quân sự để bảo
vệ Liên hiệp Pháp tại Đông Dương.
Phạm văn Đồng đáp như sau :
(...) Bổn phận chúng ta là phải thành thực nói ra những
gì mà chúng ta nghĩ về Hoà đàm Fontainebleau này.
(...) Chúng ta hội họp ngày hôm nay đây là do
những điều khoản của Thoả ước Sơ bộ ngày 6-3-46 mà nước
Pháp đã công nhận Việt Nam là một nước tự do, chẳng phải vì ngẫu
nhiên mà chúng ta gặp mặt nhau ở đây.
(...)Đối với người Việt, những năm vừa qua gợi lại ba
phần tư thế kỷ cố gắng tranh đấu để giành
lại sự giải phóng quốc gia, kể từ ngày mà nước Pháp ép buộc vua
Tự Đức phải nhường cho Pháp những tỉnh Nam Kỳ trong khi chờ thôn
tính nốt Trung và Bắc Kỳ.
(...) Thoả ước Sơ bộ 6-3-46 được ký kết.
Thưa quý vị,
thật là buồn rầu mà chúng tôi phải trình bầy để quý vị biết rằng
một vài điều khoản trong thoả ước ấy đã không được các nhà
chức trách Pháp ở Việt Nam tôn trọng.
Trước hết
chúng tôi phản đối, với sức lực có thể có của một dân tộc hai mươi
triệu người vùng dậy trong sự bảo vệ chân chính chống với
sự chia cắt tổ quốc chúng tôi, chống với việc thành lập một nước tự do
Nam kỳ và sự công nhận chính phủ Nam kỳ quốc của những nhà cầm
quyền Pháp ở Sàigòn.
Chúng tôi có
bổn phận phải nói rằng việc đó chẳng làm dễ dàng việc đàm phán
và sự thực hiện một sự hoà hợp vĩnh viễn giữa nước Pháp và nước Việt
Nam.
Chúng tôi
nhận thức rõ rệt địa vị của chúng tôi đối với nước Pháp
trong Liên hiệp Pháp xây dựng trên nền tảng tự do, bình đẳng và bác
ái. Đó là quan niệm của chúng tôi về chính sách của nước Pháp mà Ngài
Thủ tướng chính phủ Pháp Georges Bidault khả kính đã
bảo đảm với chúng tôi.
Chính sách
này là một chính sách hay vì chỉ có chính sách đó mới vừa có
thể làm thoả mãn ước nguyện sâu xa của dân tộc Việt nam vừa
bảo đảm vững chắc trên những nền tảng mới quyền lợi và danh tiếng của nước
Pháp tại Viễn Đông.
Thưa quý vị.
Trong tinh
thần đó, chúng tôi tới dự họp Hội nghị này với hy vọng
sẽ đạt được kết quả tốt đẹp.
Sau ngày khai
mạc hội nghị, các phái đoàn gặp nhau thường xuyên để bàn về những
vấn đề liên quan đến thể chế tương lai của Việt Nam.
Cũng
như lần họp tại Đà Lạt, lập trường căn bản hai bên vẫn hoàn toàn tương
phản, Việt minh thì muốn lập những sự giao thiệp Việt Pháp trên bình diện
quốc tế, bình đẳng, bình quyền, giữa một quốc gia độc lập liên hiệp với
một quốc gia độc lập khác. Trái lại Pháp vẫn giữ lập trường là
sự giao thiệp Việt Pháp chỉ là một vấn đề nội bộ, giữa một quốc
gia tự trị nằm trong một Liên Hiệp trong đó nước Pháp nắm quyền
chủ động.
Cho đến ngày 1-8-46 thì Hội nghị coi như
đổ vỡ vì tại Việt Nam, sau khi thành lập Cộng Hoà Nam Kỳ quốc và chính phủ Nam
Kỳ Tự trị, và sau khi mở những cuộc hành quân chiếm đóng Pleiku, Kontum,
d'Argenlieu lại triệu tập một hội nghị Đà Lạt thứ hai để bàn về thể chế Liên
bang Đông Dương. Hội nghị Đàlạt thứ hai này gồm các thành phần sau đây :
- Tướng
Alessandri, đại diện Pháp làm chủ tịch
- Đại tá
Xuân, đại diện Nam Kỳ quốc
-
Larrechière, đại diện Pháp kiều ở Nam Kỳ
- Hoàng thân Tiao
Savang đại diện nước Lào
- Tiêu
Long, đại diện nước Căm-bốt
- Các quan sát
viên của Nam Kỳ, Trung Kỳ và các sắc tộc Mọi.
Phái đoàn Việt Nam tại hội nghị
Fontainebleau tuyên bố không tới họp hoà đàm nữa vì Pháp đã không tôn trọng
Thoả ước Sơ bộ 6-3-46 trong khi cuộc đàm phán đang tiếp diễn ở Fontainebleau,
chưa có kết quả thì Pháp đã thành lập một Liên bang Đông Dương theo ý của
Pháp,Việt Nam cho hành động đó là một phản bội.
Hai ngày sau, ngày 3-8-46, một cuộc phục
kích xe tiếp tế quân đội Pháp ở Bắc Ninh làm Pháp chết 12 người và bị thương 42
người, càng làm tăng thêm sự đổ vỡ hoà đàm. Tuy nhiên vẫn còn có những cuộc gặp
gỡ giữa đôi bên với thành phần giảm thiểu, mỗi bên chừng vài ba người, phía
Pháp còn Pignon, Toral và Gonou, phía Việt Nam còn Phạm văn Đồng, Phan
Anh và Dương bạch Mai.
Đến ngày 6-9-46, hoà đàm chính thức chấm
dứt bằng một thông cáo trong đó có tiên liệu cuộc Trưng cầu dân ý sẽ được tổ
chức khi nào không còn tình trạng bất an tại các nơi.
Phái đoàn Việt Nam trở về nước, tuyên bố
sẽ cố gắng thoả thuận hạn chế với các đại diện Pháp ở Đông Dương và sẽ tỏ ý chí
hợp tác với nước Pháp bằng những hành động.
Hồ chí Minh ở lại Pháp. Từ trung tuần
tháng tám, Hồ chi Minh rời khách sạn Royal Monceau về ở một biệt thự của ông bà
Raymond Aubrac ở Soissy-sous-Montmorency, ngoại ô bắc Paris, cùng với 11 người
tùy tùng.
Sau khi phái đoàn Phạm văn Đồng trở
về nước, hàng ngày Hồ chí Minh gặp Bộ trưởng Thuộc địa Marius Moutet. Moutet
thuộc đảng Xã hội, quen biết Hồ chí Minh từ năm 1914 lúc còn làm luật sư, cãi
cho Nguyễn ái Quốc và Phan chu Trinh trước toà án.
Hồ chí Minh
không muốn cắt đứt với nước Pháp, mà muốn mang một hứa hẹn về nước,
nên ngày nào cũng bàn bạc với Moutet để cuối cùng, vào nửa đêm
hôm 14-9-46, Hồ chí Minh đến nhà riêng Moutet ký một Thông cáo chung
và một Tạm ước (modus vivendi).
Thông cáo chung
của Chính phủ Cộng hoà Pháp quốc
và Chính phủ dân chủ cộng hoà Việt Nam
(Déclaration conjointe du
Gouvernement de la République Français et de la République démocratique du
Vietnam)
Chính phủ Pháp và Chính phủ Dân chủCộng hoà
Việt Nam, trong tinh thần tín nhiệm lẫn nhau, quyết định tiếp tục chính
sách hoà hợp và hợp tác, nói trong Thoả ước Sơ bộ ngày 6-3-46
và được xác định trong các hoà đàm Pháp Việt tại Đàlạt và tại
Fontainebleau,
Tin tưởng rằng chính sách này đáp ứng với
quyền lợi thường xuyên của hai quốc gia và những tập truyền dân chủ của
họ. Chiểu theo Thoả ước Sơ bộ 6-3-46 vẫn còn giá trị, hai chính
phủ cho rằng đã đến lúc phải ghi thêm một bước tiến trong
sự giao thiệp giữa nước Pháp và nước Việt Nam, trong khi
chờ đợi thời cơ cho phép một thỏa ước vĩnh viễn
và đầy đủ.
Trong tinh thần thân hữu và thông cảm lẫn nhau,
Chính phủ Cộng hoà Pháp và Chính phủ Dân chủ cộng hoà Việt
nam đã kỶ kết một bản Tạm ước (Modus vivendi) để giải quyết tạm
trong khuôn khổ những thoả thuận hạn chế đã kỶ kết, những vấn đề chánh
yếu về quyền lợi cấp thời đặt ra giữa hai nước.
Về vấn đề Trưng cầu dân Ỷ nói trong
Thỏa ước Sơ bộ 6-3-46, hai chính phủ sẽ quyết định sau
thể thức và ngày thực hiện.
Hai chính phủ tin tưởng rằng những giải pháp kỶ kết
trong Tạm ước này sẽ làm vãn hồi trong một thời gian ngắn tình
trạng ổnđịnh và tín nhiệm để có thể tiếp tục những cuộc
hoà đàm vĩnh viễn.
Hai chính phủ tin tưởng có thể mở lại vào
khoảng tháng giêng năm 1947 những cuộc hoà đàm vừa chấm dứt tại hội nghị Fontainebleau.
Làm tại Paris ngày 14-9-1946
KỶ tên : Moutet và Hồ chí Minh
Tạm ước Pháp Việt ngày 14-9-46
(Modus vivendi)
Điều 1 - Kiều dân Việt
Nam ở nước Pháp, kiều dân Pháp ở Việt Nam được hưởng
như dân bản xứ quyền tự do trú ngụ, lập nghiệp, tự do tư tưởng,
giáo dục, thương mại, di chuyển, nói chung tất cả quyền tự do dân chủ.
Điều 2 - Sản nghiệp của người Pháp, các xí nghiệp
Pháp ở Việt Nam không bị chi phối bởi một thể chế nào gắt
gao hơn thể chế áp dụng cho sản nghiệp và xí nghiệp của dân Việt Nam,
nhất là vấn đề thuế khoá và luật lệ lao động.
Sự bình đẳng này cũng được áp dụng cho
những người Việt Nam sinh sống trên lãnh thổ Liên hiệp Pháp.
Thế chế này chỉ thay đổi khi có
sự thoả thuận của cả hai bên Pháp Việt.
Những tài sản, xí nghiệp Pháp bị chính
phủ Việt nam tịch thâu đều phải trao trả lại cho sở hữu
chủ hay thừa kế của họ. Một Uỷ ban hỗn hợp sẽ được
cử ra để định rõ thể thức trao trả.
Điều 3 - Để tái lập những sự liên
lạc văn hoá, cả hai nước Pháp và Việt Nam đều mong muốn mở mang những
trường học các cấp Pháp tự do hoạt động tại Việt nam. Học trình áp
dụng là học trình chính thức áp dụng ở nước Pháp. Một thoả hiệp
riêng sẽ ưịnh rõ những nơi dành làm trường sở. Học sinh Việt nam được
theo học các trường này.
Kiều dân Pháp được tự do nghiên cứu khoa học,
thành lập và điều hành các Viện nghiên cứu trên khắp lãnh thổ Việt
nam. Kiều dân Việt nam cũng được hưởng chế độ đó trên đất Pháp.
Viện Pasteur được tái lập với những quyền lợi và
tài sản sở hữu. Một Ủy ban hỗn hợp sẽ định rõ thể thức.
Điều
4 - Chính phủ Dân chủ Cộng hoà sẽ ưu tiên gọi đến sự hợp tác của người
Pháp mỗi khi cần đến cố vấn hay chuyên viên. Chỉ khi nào người Pháp
không thể cung ứng được nhân viên đòi hỏi thì quyền ưu tiên mới
mất.
Điều
5 - Sau khi vấn đề tiền tệ hiện tại được giải quyết thì chỉ có
một loại tiền được lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam và các lãnh thổ khác
trong Liên bang Đông Dương.
Thứ tiền đó là đồng bạc Đông Dương do Đông
Dương Ngân Hàng phát hành trong khi chờ đợi thành lập một Viện phát hành.
Quy chế Viện phát hành sẽ được nghiên cứu do
một Ủy ban hỗn hợp có đại diện của tất cả các nước trong Liên
bang. Uỷ ban có nhiệm vụ phối hợp tiền tệ và hối đoái. Đồng bạc Đông
Duơng nằm trong khu vực đồng phật-lăng.
Điều
6 - Nước Việt nam hợp với các nước khác trong Liên bang Đông Dương thành một
Liên hiệp quan thuế. Do đó nội địa Liên bang không có hàng rào quan thuế, và
một giá biểu quan thuế được áp dụng khắp nơi cho sự xuất nhập lãnh thổ Đông Dương.
Một
Uỷ ban phối hợp quan thuế và ngoại thương, có thể cũng là Uỷ ban Tiền tệ và Hối
đoái, sẽ nghiên cứu thể thức áp dụng cần thiết và sửa soạn tổ chức quan
thuế Đông Dương.
Điều 7 - Một Uỷ ban hỗn hợp về giao thông
nghiên cứu những biện pháp tái lập và khuyếch trương sự giao thông giữa
Việt Nam và các nước khác trong Liên bang và với Liên hiệp Pháp, vận chuyển
bằng đường bộ, đường thủy và đường hàng không, cùng là việc liên lạc bằng
bưu điện, điện thoại, điện tín và vô tuyến điện.
Điều
8 - Trong khi chờ đợi thoả ước vĩnh viễn về việc ngoại giao của nước
Việt Nam với các nước ngoài, một Uỷ ban hỗn hợp Việt Pháp định những thể
thức đặt lãnh sự quán Việt nam tại các nước láng giềng và sự giao thiệp
của các lãnh sự quán đó với các lãnh sự ngoại quốc.
Điều 9 - Ưể có thể sớm tái lập tại
Nam Kỳ và nam Trung Kỳ một nền an ninh trật tự công cộng tối cần
cho sự phát triển của tự do dân chủ và sự tái lập giao thương,
hai chính phủ Việt Pháp, hiểu rõ những hậu quả tốt đẹp do
sự chấm dứt những hành động gây hấn và bạo tàn, đã quyết định
những biện pháp sau đây :
9a)
Những hành động gây hấn bạo tàn đưọc hai bên chấm dứt.
9b)
Bộ Tham mưu hai bên Pháp Việt sẽ định rõ những điều khoản áp dụng
và kiểm soát những biện pháp đã được quyết định chung
9c)
Những phạm nhân chính trị hiện bị giam giữ đều được trả tự do
ngoại trừ những thƯờng phạm. Những người bị bắt giữ trong các cuộc hành quân
cũng vậy. Chính phủ Việt nam cam kết những người thân Pháp không bị truy tố hay
áp chế. Ngược lại chính phủ Pháp cũng bảo đảm như vậy đối với
những người thân Việt Nam.
9d) Sự hưởng thụ những tự do dân chủ nói ở điều
thứ nhất được hai bên đảm bảo
9e)
Những sự tuyên truyền bất thân hữu được chấm dứt.
9f)
Chính phủ Pháp và Việt Nam cộng tác trong việc vô hại hoá những kiều dân của
những nước cựu thù địch.
9g) Một nhân vật do Chính phủ Dân chủ Cộng hoà Việt Nam cử
và được sự đồng ý của chính phủ Pháp sẽ hoạt động bên cạnh vị Cao uỷ, tạo lập
sự hợp tác cần thiết trong việc thi hành tạm ước này.
Điều
10 - Chính phủ Cộng hoà Pháp và chính phủ Dân chủ Cộng hoà Việt Nam sẽ cộng tác
tìm tòi những thoả thuận đặc biệt để siết chặt tình thân hữu và để sửa soạn cho
một thoả hiệp chung vĩnh viễn. Cuộc hoà đàm để tiến tới mục đích đó sẽ được
thực hiện càng sớm càng tốt, trễ lắm là tháng giêng năm 1947.
Điều
11 - Tạm ước này làm thành hai bản, những điều khoản trong đó có hiệu lực kể từ
ngày 30 tháng Mười 1946.
Làm tại Balê ngày 14 tháng chín năm1946
Thay mặt Chính phủ Lâm thời Cộng hoà
Pháp quốc :
Bộ trưởng bộ Thuộc địa : kỶ tên
Marius Moutet
Thay mặt Chính phủ Dân chủ Cộng hoà Việt nam :
Chủ tịch chính
phủ : kỶ tên Hồ chí Minh.
*
Ngày 16-9-46, hai ngày sau khi ký Tạm Ước, Hồ chí Minh
rời Balê đáp tầu hoả xuống Mạc Xây, ngày 19-9-46 tới quân cảng
Toulon, đáp tàu Dumont d'Urville của Hải quân Pháp tiễn về nước.
Một
tháng sau, ngày 18-10-46, tới Cam Ranh, được Cao ủy d'Argenlieu tiếp trên soái
hạm Suffren.
Sau cuộc hội kiến dài hai tiếng đồng hồ, Hồ chí
Minh yêu cầu các nhà báo có mặt trên soái hạm Suffren góp phần xây dựng tinh
thần hoà dịu êm đẹp giữa Pháp và Việt để hai bên thi hành đứng đắn
tạm ước 14-9 ngõ hầu đi đến hoà đàm chính thức định
vào tháng giêng năm sau. Hồ chí Minh rời soái hạm Suffren
trở về tàu Dumont d'Urville. Hồi 4 giờ chiều, tàu d'Urville
nhổ neo, ngày 20-10-46 về tới Hải Phòng.
Những gì bàn cãi trên tàu Suffren giữa hai bên đều
không được tiết lộ.
Nhưng ngày hôm sau, ngày 19-9-46, d'Argenlieu đã
gửi công điện cho Thủ tướng Pháp xác nhận rằng : "Khả năng
Chính phủ Hànội càng ngày càng tăng tiến, trái lại chúng ta càng ngày càng
thụt lùi (...) Tôi nghĩ rằng một hành động quân sự Việt
minh có thể xảy ra, vì vậy chính phủ (Pháp) phải sửa soạn từ bây
giờ để chống trả. Một sự phản ứng tức khắc tại Hànội và
tại Trung Kỳ rất cần thiết. để đối phó với trường hợp này
tôi yêu cầu gửi gấp một sư đoàn viện binh mười ngàn (10.000) người
vào khoảng tháng ba, ngoại trừ số 75.000 người đã
dự định cho đoàn quân viễn chinh."
*
Về tới Hànội, Hồ chí Minh giải thích như sau,
trong một cuộc mít-tinh để làm an dịu lòng dân chúng hoang mang
về sự thất bại của Hội nghị Fontainebleau :
Hồ chí Minh nói :
"Tôi xin trình bầy để đồng
bào rõ, chính phủ Pháp đã trịnh trọng đón tiếp tôi,
dân chúng Pháp tỏ ra rất thân thiện. Tôi đã nhân danh đồng
bào cảm tạ họ.
Tôi sang Balê để giải quyết vấn đề Độc
lập và Thống nhất của nước nhà. Tình trạng hiện thời của nước Pháp không cho
phép giải quyết được hai vấn đề ấy, chúng ta phải
chờ đợi (...)
Những người Pháp tại nước Pháp đã tỏra thân thiện
với chúng ta. Chúng ta cần phải đáp lại bằng những hành động lịch sự đối
với binh sĩ Pháp và thân thiện đối với kiều dân Pháp, để thế giới
thấy rằng chúng ta là một dân tộc văn minh.
(...)Tại Nam Bộ, quân đội Việt và Pháp phải ngưng
chiến đấu chống lẫn nhau (...), phải xoá bỏ sự trả thù,
phải đối xử tử tếvới những người lạc hướng. Ai ai cũng yêu nước,
nhưng có những người vì quyền lợi riêng tư mù quáng làm quên hết những bổn
phận. Đối vói những người lạc hướng trở lại với chúng ta, chúng ta không dùng
sức mạnh với họ (...)"
*
Tình trạng giao thiệp Việt Pháp càng ngày càng căng thẳng.
Tại miền Bắc, Uỷ viên Sainteny về Pháp, tướng Valluy
kiêm nhiệm chức vụ Uỷ viên. Tháng 7-1946, Valluy vào Sàigòn thay Leclerc
trong nhiệm vụ Chỉ huy tối cao Đoàn quân viễn chinh. Đại tá Crépin
thay thế Valluy ở Hànội, đến tháng 8-46 thì tướng
Morlière thay thế Crépin, chính thức trong nhiệm vụ Chỉ huy
quân đội Pháp tại miền bắc Đông Dương.
Tại miền Nam, tướng Nyo, Chỉ huy sư đoàn 3
bộ binh thuộc địa, đặt kiểm soát khắp lãnh
thổ Nam Kỳ, Căm bốt và nam Trung Kỳ. Nyo vấp phải sức kháng cự mãnh liệt
của Nguyễn Bình.
Sau khi Tạm Ước 14-9-46 (modus vivendi) được ký
kết, Pháp yêu cầu Việt minh ngưng chiến để thi hành các điều
khoản trong Tạm Ước, Nguyễn Bình không chịu hạ khí giới để tập
hợp, tiếp tục kháng chiến trong vùng Đồng Tháp.
Ngày 11-11-46, Việt minh gửi Thủ tướng Pháp Bidault một
phản kháng thư về việc Pháp đặt phòng quan
thuế ở Hải Phòng và kiểm soát ngoại thương của Việt nam, trái với
các điều khoản trong Tạm Ước 14-9-46. Pháp trả lời, với tư cách
chủ tịch Liên hiệp Pháp, Pháp có quyền kiểm soát những sự xuất nhập cảng
hàng hoá của các nước hội viên, nhất là các hàng hoá bị khả nghi là
khí giới nhập cảng lậu.
Ngày 20-11-46, một tàu nhỏ tuần tiễu Pháp bắt
giữ một thuyền đang cập bến để xuống hàng.
Pháp cho là thuyền đó chở đồ nhiên liệu và khí giới lậu
thuế do quân Tàu chở vào Hải Phòng bán cho Việt minh. Khi thấy lính
Pháp bắt giữ chiếc thuyền đó, tự vệ Việt minh
gác ở gần đấy liền nổ súng vào quân Pháp. Lính Pháp
nổ súng bắn trả lại. Liền sau đó khắp nơi trong thành phố,
tự vệ nổ súng vào binh sĩ Pháp. Uỷ ban Liên kiểm
cố gắng dàn xếp. Tình hình lắng dịu.
Ngày 21-11-46, tướng Morlière và Việt minh cử một
Uỷ ban từ Hànội xuống Hải Phòng mang lệnh cho hai bên ngưng chiến tại
chỗ. Tình hình êm dịu trở lại.
Bất ngờ chiều ngày 21-11-46, đại tá Dèbes
chỉ huy quân đội Pháp tại Hải Phòng nhận được điện
văn của tướng Valluy từSàigòn đánh ra, ra lệnh cho Dèbes phải
: "loại hết quân Việt ra khỏi Hải Phòng".
Morlière cũng nhận được lệnh phải khai thác
triệt để việc đụng độ này để mở rộng
ảnh hưởng của Pháp tại Hải Phòng.
Rõ ràng là Valluy muốn
cắt đứt.
Morlière trả lời bằng công điện rằng :
"Muốn loại quân Việt ra khỏi Hải Phòng thì phải chiếm đóng thành phố,
như vậy phải xoá bỏ Thoả Ước 6-3,và chiến tranh sẽ lan rộng
khắp nơi có quân đội Pháp đồn trú tại Bắc Kỳ. Nếu giữ chiến
tranh không lan rộng thì chúng ta vẫn còn có những bảo đảm vững
chắc."
Vài giờ sau, Morlière nhận được
trả lời :
Đứng trước những sự khiêu khích có tính toán, những
sự cố gắng dàn xếp của Trung tướng thật là đáng khen. Nhưng đã
đến lúc chúng ta phải cho những kẻ đánh lén ta một bài học đích đáng.
Với những phương tiện đặt dưới quyền Trung tướng, tôi yêu cầu Trung tướng
hãy chiếm đóng Hải Phòng để bắt Chính phủ và Quân đội
Việt Nam phải nhận lỗi (...)
Morlière chuyển lệnh của Valluy xuống Hải Phòng cho
Dèbes thi hành. Dèbes là một sĩ quan rất người Việt Nam. Dèbes cho rằng
những cuộc điều đình với chính phủ Hànội làm giảm
giá trị và danh tiếng của quân đội Pháp. Vì vậy, sáng ngày
23-11-46, đại tá Dèbes gửi tối hậu thư cho Uỷ ban
Hải Phòng đòi quân đội Việt minh và
Tự vệ phải rút hết ra khỏi khu vực trung tâm thành phố Hải
Phòng. Ba giờ đồng hồ sau, Dèbes ra lệnh cho một đoàn
quân thiết giáp tiến vào khu vực, bắn vào các nơi tình nghi có quân Việt
minh đóng.
Lúc bấy giờ là
10 giờ 05 phút sáng ngày 23 tháng 11-1946, tiếng trọng pháo đầu tiên
mở màn cho chiến tranh Pháp Việt nổ dồn trên bầu trời Bắc Việt.
Khi gặp sức kháng cự của Tự vệ, Dèbes yêu cầu hải
quân trên các chiến hạm Dumont d'Urville, Chevreuil, Savorgnan de Brazza,
Suffren đậu ngoài khơi Cửa Cấm bắn đại bác vào khu vực.
Dân chúng chạy về phía Lạch Tray trúng đạn 152 ly của chiến
hạm Suffren, rất nhiều dân bị thiệt mạng trong trận tấn công này.
Tự vệ và quân đội Việt minh kháng cự mãnh liệt, cuộc
chiến đấu giành từng nhà từng khu phố, giữa những đám
cháy, giữa những khu nhà đổ nát. Đến ngày thứ ba, tức là
ngày 29 thì Tự vệ rút lui khỏi khu vực, tiếng súng chấm dứt.
Valluy liền ra Điều kiện cho Hànội, cấm
quân đội Việt minh và Tự vệ không được trở lại
khu vực Hải Phòng.
Tại Hànội, tình hình trở nên nghiêm trọng, Tự vệ đắp
chướng ngại vật tại khắp các ngả đường, khắp nơi, trong nhà, ngoài
lề đường, dân chúng đào hầm kháng chiến và hầm trú ẩn. Các công
sở được lệnh thuyên chuyển hồ sơ công văn ra khỏi
thành phố đến nơi an toàn. Tự vệ võ trang và quân đội,
sát khí đằng đằng, canh gác và kiểm soát khắp nơi. Không khí sửa
soạn chiến tranh bao trùm thành phố. Việt minh không còn tin tưởng vào hiệu lực
của Thoả Ước Sơ bộ 6-3-46 và Tạm Ước 14-9-46 nữa, chuẩn
bị sự đổ vỡ.
Tuy nhiên Hồ chí Minh còn chút hy vọng cứu vãn hoà
bình bằng một cuộc điều đình. Trả lời phỏng vấn của France Presse,
Hồ chí Minh nói hoà bình có thể vãn hồi được nếu chính phủ Pháp và Cao ủy
Sàigòn mong muốn. Hồ chí Minh hy vọng có thể nói chuyện với
Sainteny vừa được chính phủ Pháp cấp tốc gửi sang Hànội. Trên báo chí
và đài phát thanh, Hồ chí Minh gửi điệp văn cho chính
phủ Pháp yêu cầu trở lại tình trạng trước ngày 20-11-46.
Mãi tới ngày 2-12-46, Sainteny mới tới Hànội được,
vì bị ngăn trở ở Sàigòn trong 6 ngày. Valluy không muốn cho Sainteny
gặp Hồ chí Minh sớm vì chính sách của Valluy và của d'Argenlieu là làm
dữ để lấn áp.
Cuộc gặp gỡ Sainteny - Hồ chí Minh diễn ra hồi
6 giờ chiều ngày 3-12-46, hai bên đều đồng ý tránh chiến
tranh. Sainteny điện về Pháp những lời đề nghị hoà bình, nhưng
chẳng may nước Pháp lúc bấy giờ lại bị khủng hoảng chính trị, chính phủ Bidault
sụp đổ chỉ còn xử lý thường vụ chờ chính phủ khác
thay thế nên không ai có thẩm quyền quyết định.
Ngày12-12-46, Léon Blum được chỉ định thành lập chính
phủ. Hồ chí Minh hy vọng có thể cứu vãn được hoà bình vì Léon
Blum tuy thuộc đảng Xã hội nhƯng quen biết nhiều với Hồ chí Minh và
có tư tưởng khoáng đạt thành thật mong muốn trao trả độc lập cho Việt
nam. Léon Blum thành lập chính phủ xong liền cử Marius Moutet,
Bộ trưởng Hải ngoại sang Việt nam để gặp Hồ chí Minh.
Hy vọng hoà bình trở về với mọi người.
Ngày
15-12-46, Hồ chí Minh gửi một điện văn chúc mừng Léon Blum và đề nghị quân đội
hai bên trở về vị trí trước ngày 20-11-46, nhưng điện văn này đã bị Sàigòn hãm
lại không chuyển ngay đi, mãi tới ngày 26-12-46 mới tới Paris thì đã chậm quá
rồi vì ngày 20-12-46 chiến tranh đã bùng nổ ở Hànội.
Sau
vụ nổ súng ở Hải Phòng thì ở Hànội những vụ đụng chạm Pháp Việt trở nên thường
xuyên.
Ngày 17-12, một toán lính dù Pháp nổ súng ở khu
phố Hàng Bún làm 10 người Việt nam chết. Lính Pháp dẹp các chướng ngại vật
do Tự vệ chặn tại các khu phố, hai bên lại chạm súng.
Ngày 10-1-46 thiếu tá Fonde, đại diện Pháp trong
Uỷ ban Liên kiểm gặp Võ nguyên Giáp yêu cầu làm dịu tình hình, nhưng Võ
nguyên Giáp đã cứng rắn từ chối, cho rằng Việt nam đã nhượng bộ nhiều,
Pháp đã gây ra chiến tranh thì việc làm dịu tình hình là trách nhiệm
của Pháp.
Chiều ngày 18-12-46, Pháp cho
quân đến đóng tại trụ sở Đông Dương ngân hàng, đuổi lính
Việt minh canh gác thường xuyên ra khỏi trụ sở.
Pháp ra lệnh binh sĩ cấm trại hoàn toàn.
Trưa
ngày 19-12-46, Sainteny nhận được một bức thư của Hồ chí Minh, nội dung như sau
:
Kính gửi quý hữu, ông Uỷ viên Pháp quốc
Mấy ngày gần đây tình hình càng ngày càng
căng thẳng. Thật là đáng tiếc. Trong khi chờ đợi
quyết định của Chính phủ Pháp ở Ba Lê, tôi yêu cầu quý hữu cùng
với ông Giám tìm một giải pháp làm dịu tình hình.
Xin ông Uỷ viên nhận nơi đây cảm tình
thân hữu của tôi và nhờ ông chuyển lời chào kính mến của tôi đến
bà Sainteny. Ký tên HCM
Thấy tình hình có vẻ dịu bớt, tướng Morlière ra lệnh
mở trại, nhưng đến 5 giờ chiều, nhận được mật báo một cuộc tấn công
cấp tốc của Việt minh, Morlière lại phản lệnh, gọi hết các binh
sĩ trở vào trại.
8
giờ tối ngày 19-12-46, một tiếng nổ dữ dội phát ra từ nhà máy điện Yên Phụ.
Khắp nơi đèn điện phụt tắt, Hànội chìm đắm vào bóng tối, tiếng súng lớn nhỏ,
súng liên thanh thi nhau khạc đạn lẫn tiếng lựu đạn nổ liên hồi.
Morlière cử hai xe bọc sắt đến nhà Sainteny để đón
vợ chồng Sainteny vào trú ở trong thành. Chiếc xe đầu chở vợ
Sainteny đi thoát, xe thứ hai chở Sainteny trúng phải mìn
nổ ở đường Paul Bert, người lái xe và 4 binh
sĩ hộ tống bị thương nặng, Sainteny bị tiếng nổ bắn
tung lên, rớt xuống đường mương, trúng 20 mảnh mìn, được một xe thiết giáp
khác tới cứu mạng về thành, về sau chữa khỏi, thoát chết.
Lính Pháp nổ súng phản ứng mãnh liệt. Sáng
sớm hôm sau, Morlière cho quân tiến chiếm Bắc bộ Phủ để bắt
Hồ chí Minh và Võ nguyên Giáp, nhưng cả hai đã cùng Tổng
bộ Việt minh thoát khỏi Hà nội chạy về vùng Hà Đông từ tối hôm
trước. Quân lính canh giữ Bắc bộ phủ chống cự mãnh liệt
cho đến khi bị tràn ngập.
Morlière cho quân tiến vào khu vực có đông Pháp kiều cư ngụ để bảo
vệ họ, đến chiều ngày 20-12-46 thì quân Pháp kiểm soát được khu
vực này, tiếng súng chấm dứt tại nơi đó, nhưng hơn 300 Pháp kiều đã
bị Việt minh bắt dẫn khỏi nhà từ chiều hôm trước để làm con
tin.
Khu buôn bán Hoa Việt, nằm trong tam giác giới hạn bởi sông
Hồng Hà, hồ Hoàn kiếm và thành lính Pháp, vẫn còn nằm trong tay
Tự vệ, quân Pháp không dám tiến vào. Tự vệ giữ khu vực
này ưến ngày 18-2-47 mới rút ra khỏi, bằng đường ven sông Hồng Hà, dưới
cầu Doumer, qua bãi Phúc xá.
Hồ chí Minh ra khỏi Hànội đêm hôm 19-12-46. Ngày
20-12-46, tại Hà Đông, Hồ chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến
trên đài phát thanh, Võ nguyên Giáp cũng ra lệnh cho quân đội kháng
chiến chống Pháp
*
Chính phủ Léon Blum khẩn cấp cử Moutet sang
Hànội.
Hồ chí Minh, sau khi gửi điện văn ngày 15-12-46
cho Moutet, vẫn hy vọng có thể dàn xếp bằng điều đình, khi được
tin Moutet tới Sàigòn, Hồ chí Minh gửi thư chúc Giáng Sinh và đề nghị Moutet đến
gặp Hồ để tìm cách vãn hồi hòa bình. Nhận được thư, Moutet đồng ý
gặp gỡ để nghiên cứu đề nghị của Việt minh. Tại Sàigòn,
d'Argenlieu trình bầy tình hình cho Moutet, cho rằng những lời đề nghị của
Hồ chí Minh là giả dối, vì chiến sự do Việt minh gây ra, giải quyết
vấn đề bằng đàm phán sẽ không có kết quả.
Tuy nhiên ngày 2-1-47, Moutet cũng đến Hànội. Xe hơi
chở Moutet đi qua thành phố bị bắn sẻ. Moutet không việc gì
nhưng đã tức khắc rời Hànội đi Sàigòn, không tìm cách liên lạc với
Hồ chí Minh nữa, mặc dầu đài phát thanh của Việt minh đặt tại Hà Đông
suốt ngày nhắc đi nhắc lại lời của Hồ chí Minh đề nghị gặp
gởMoutet tức khắc. Về sau Việt minh nói là lính Pháp được lệnh của
Sàigòn bắn vào xe của Moutet để khủng bố tinh thần ông ta, và
làm cho ông ta hiểu lầm những lời đề nghị gặp gỡ của Hồ chí
Minh.
Về tới Sàigòn, Moutet tuyên bố :
" Tôi có chứng cớ chắc chắn là Việt minh đã
dự bị từ lâu cuộc khởi chiến ở Hànội. Lập trường của tôi
bây giờ rất rõ rệt : cuộc nổ súng tối ngày 19-12-46 bắt buộc chúng ta
phải trả lời bằng hành động quân sự. Khi nào quân đội
ta tái lập được trật tự, lúc bấy giờ mới có thể xét lại
những vấn đề chính trị (...) Tôi sẽ trình bầy để Chính
phủ hiểu rằng bộ Tư lệnh quân đội Viễn chinh và các
nhà chức trách tại đây đã hành động
theo đúng lệnh của Chính phủ và đã chờ đến
giờ phút cuối cùng mới hành động (...)"
Với lời tuyên
bố của Moutet, hy vọng dàn xếp chiến tranh bằng hòa bình tiêu tan.
Cuộc chiến tranh tàn khốc bắt đầu trên
giải đất Việt nam, kéo dài 8 năm, đến khi Pháp
bị thất trận tại Điện biên Phủ, ký hiệp Ước Genève 1954, chia đôi
nước Việt nam, trao cho Việt minh phần đất phía bắc vĩ tuyến 17.
*
Trong
khi Moutet đang ở Hànội thì Leclerc cũng được chính
phủ Pháp cử sang Việt nam để điều tra về mặt quân sự.
Léon Blum có ý định cử Leclerc thay thế d'Argenlieu trong chức
vụ Cao uỷ Đông Dương.
Rời Paris ngày 25-12-46, Leclerc tới Hànội ngày 27-12-46.
Tại đây, Leclerc triệt hồi tướng Morlière về Pháp vì có sự khiếu nại
của binh sĩ và của Pháp kiều. Leclerc cử đại tá Dèbes thay
thế Morlière.
Đối
với đề nghị hội kiến của Hồ chí Minh, Leclerc rất hoan nghênh nhơng vì không có
nhiệm vụ và không có thẩm quyền nên Leclerc phải để Moutet giải quyết.
Ngày 9-1-47, Leclerc về Pháp phúc trình với chính
phủ Blum. Trong bản phúc trình Leclerc đề nghị một giải
pháp chính trị :
"Điều đình với Việt minh trong một
thế quân sự mạnh, với lực lượng 100 ngàn quân Pháp để yểm
trợ cuộc điều đình. [1]
Đề nghị này không được chính
phủ Pháp chấp thuận.
Leclerc từ chối không nhận chức vụ Cao ủy Đông Dương
sau một cuộc hội kiến sóng gió với tướng De Gaulle.
Cùng một lúc với chiến sự bùng nổ ở Hànội, cầu
Lai Khê ở Hải Dương, giữa đường Hànội - Hảiphòng, bị giật mìn
sập khoảng 150 thước, lính Pháp giữ cầu bị tràn ngập.
Hải Dương, Bắc Ninh, Phủ lạng Thương và Lạng Sơn
cũng ưều bị tấn công nhưng quân Pháp đẩy lui được. Nam Định
bị vây trong nhiều tuần lễ, mãi đến ngày 21-3-47 mới được giải
vây. Tại thành phố Vinh, binh sĩ Pháp đóng ở đó,
khoảng vài chục người, bị bắt làm tù binh hết. Huế và Tourane
cũng có nổ súng nhưng không được bao lâu.
*
Sau khi rút ra khỏi Hànội đêm hôm 19-12-46, chính
phủ Việt minh và Tổng bộ rút về phía Hà Đông, rồi di chuyển
về phía Tuyên Quang, Việt bắc.
Việt minh ban bố lệnh tiêu thổ kháng chiến, vườn
không nhà trống, dân chúng các thị trấn phải tản cƯ, phải tự phá
huỷnhà của mình không ưể nguyên vẹn cho quân Pháp sử dụng khi
tiến tới.
*
Tại Pháp, khoảng cuối tháng 1-1947, chính phủ Léon
Blum đổ, Paul Ramadier thuộc đảng Xã hội lên cầm quyền. Marius
Moutet vẫn giữ chức Bộ trưởng Thuộc địa, Paul Coste Floret
giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng.
Đầu tháng 3-47, Emile Bollaert, một văn quan thuộc ngành
cai trị, được cử giữ chức vụ Cao uỷ Đông Dương thay thế d'Argenlieu.
Trước khi sang Đông Dương nhậm chức, Bollaert nhận được
chỉ thị của chính phủ Ramadier nhƯ sau :
"Bài diễn văn ngày 24-3-1945 của tướng De
Gaulle không còn hợp thời nữa vì nước Pháp có những quyền lợi cần phải bảo vệ ở Đông
Dương. Sau ngày De Gaulle đọc diễn văn đó, năm 1946, nước
Pháp ưã có Hiến pháp. Căn bản pháp chế mới này có những hậu
quả về thể chế Đông Dương, nhưng nước Pháp không muốn tái
lập chủ quyền trên những lãnh thổ hải ngoại ở Á Châu theo những
hình thức xưa.
Nước Pháp không muốn can thiệp hay xen lấn vào
chủ quyền nội bộ của các nước Đông Dương, nhưng muốn rằng các nước :
1) Chấp nhận Hiến chương Liên hiệp Pháp và tôn trọng
những ràng buộc do sự chấp nhận đó tạo ra.
2) Tổ chức sự quản trị những quyền lợi
chung.
3) Tôn trọng những quyền lợi của nước Pháp.
Chúng ta không phản đối trên nguyên tắc một
hình thức chính phủ nào miễn là dân chúng được quyền phát biểu ý kiến.
Quân lực viễn chinh có nhiệm
vụ :
1) Tái lập và giữ an ninh để :
a) - Cho dân chúng có thể tự do phát biểu ý
kiến không bị đe doạ hay khủng bố.
b) - Giữ vững các đồn trại và các đường
giao thông chính cần thiết cho quyền lợi của Đông Dương và Liên hiệp Pháp.
2) Che chở các dân tộc thiểu số khỏi bị người
An Nam đồng hóa hay xâm nhập lãnh thổ.
3) Giữ vững các căn cứ chính và các trọng điểm
của chúng ta là :
- Saigon, Ô Cấp và các phi trường thuộc hai nơi đó.
-Vịnh
Cam Ranh, Phan Rang, Phan Thiết, Nha Trang và vùng Đalat, Ban mê Thuột
-Hải
Phòng, Hòn Gay, Vịnh Hạ Long.
- Tiên
Yên, Đình Lập, Lạng Sơn.
- Hànội
và các phi trường.
-
Xứ Thái với Lào Kay, Hà Giang, Cao Bằng.
-
Những điểm
chính dọc theo biên giới Thái, Miến và Trung Hoa.
Đối
với xứ Nam kỳ, nước Pháp tôn trọng các điều khoản trong Thoả Ước ngày 6-3-46
với nguyên tắc Độc lập trong Liên hiệp Pháp. Trung cầu dân ý về việc sáp
nhập hay không vào Trung Bắc Kỳ sẽ được tổ chức như đã
hưá.
Đối
với Trung và Bắc Kỳ, tình trạng chiến tranh hiện thời do
Hồ chí Minh gây ra làm chính phủ (Pháp) không có một chính sách cai
trị nào rõ rệt.
Tình
trạng càng kéo dài càng có lợi cho Việt minh, vậy phải khẩn cấp tìm lối thoát.
Đối
với dân tộc thiểu số phải
nâng đỡ và ủng
hộ, nhất là tổ chức những Lực lượng phụ thuộc dưới quyền chỉ huy
của các sĩ quan Pháp đã từng ở các vùng đó.
Những Lực lượng này có thể ngăn cản hữu hiệu việc chuyên chở khí
giới đạn dược từTàu qua biên giới Hoa Việt. Việc chiếm đóng
Lào Kay và Cao Bằng là khẩn thiết."
Chỉ thị này
do Thủ tướng Paul Ramadier, Phó thủ tướng Maurice Thorez (Thorez
thuộc Đảng Cộng sản Pháp) và các Bộ trưởng liên hệ Félix Gouin,
Marius Moutet v.v... đồng ký tên.
Ngày
1-4-47, Bollaert tới Sàigòn cùng với các cộng sự viên thân cận là Pierre
Messmer, (người đã từng đại diện Pháp trong các cuộc đàm
phán ở Đàlat và Fontainebleau. Về sau Messmer giữ nhiều
chức vụ Bộ trưởng và năm1972 được cử làm Thủ tướng nước
Pháp) và giáo sư Paul Mus thuộc phái bộ Sainteny đã từng đàm
phán nhiều lần với Hồ chí Minh để đi đến Thoả Ước
Sơ bộ 6-3-46. Bollaert đã từng kháng chiến chống Đức và
làm đại diện Chính phủ lưu vong De Gaulle trong vùng Pháp bị Đức
chiếm đóng. Messmer cũng là người kháng chiến thuộc phe De
Gaulle.
Bollaert chủ trương điều đình với Việt
minh để chấm dứt chiến tranh, nhưng ông không thực hiện được
chủ trương riêng tư đó, vì trước khi sang Đông dương nhậm chức,
Bollaert đã bị áp lực của tướng De Gaulle. De Gaulle có lập trường
quốc gia cực đoan không chịu để mất một tấc đất nào của
lãnh thổ đế quốc Pháp. De Gaulle cảnh cáo : "Kẻ nào
làm mất một lãnh thổ Pháp, trước sau sẽ bị xử tội trước toà án
tối cao", vì vậy mọi đường lối thiên về việc trả độc
lập cho Việt Nam đều bị chận lại.
Do đó, ngày 26-4-47, khi Hoàng minh Giám nhân danh
Bộ trưởng Ngoại giao Việt minh gửi thông điệp cho Bollaert đề nghị ngưng
chiến để hoà đàm, Bollaert đã cử Paul Mus đến gặp
Hồ chí Minh với những lời đề nghị của chính phủ Pháp
mà Bollaert biết trước là không thể nào Việt minh chấp nhận được.
Paul Mus được một cán bộ cao cấp của Việt minh dẫn vào chiến khu Việt
Bắc gặp Hồ chí Minh tại vùng Tuyên Quang.
Paul Mus đưa đề nghị như sau :
"Việt minh phải hạ khí giới và dồn quân vào
những nơi chỉ ưịnh và phải nộp cho Pháp những người đang
chiến đấu trong hàng ngũ Việt minh mà không phải là người Việt
Nam [2]. Quân đội Pháp được tự do
chuyển vận trên khắp lãnh thổ. "
Tóm lại, đề nghị này của
chính phủ Pháp là một tối hậu thư buộc Việt minh đầu hàng. Việt
minh đã bác bỏ hoàn toàn tất cả những điều của chính
phủ Pháp đưa ra.
Đề nghị điều đình
này là đề nghị chót của hai bên Việt minh và Pháp, cho đến
khi Pháp thua trận ở Điện biên Phủ phải ngồi vào bàn hội nghị ở Genève.
Hết bài số 5
_________________________
CẢI CHÍNH
: Trong bài số 4 kỳ trước có đoạn viết (sau hội kiến Salan,-Hochiminh) như sau : "Ngày 15-2-46 d'Argenlieu về Pháp để
trình bầy tình hình với chính phủ mới, chính phủ Félix Faure, thay thế chính phủ De
Gaulle từ chức ngày 20-1-46. Tướng Leclerc được tạm giữ quyền Cao uỷ Ðông
Dương"
Cải chính: Xin đọc là ; " Ngày 15-2-46 d'Argenlieu về
Pháp để trình bầy tình hình với chính phủ mới, chính phủ Félix Gouin thay thế chính phủ De
Gaulle từ chức ngày 20-1-46. Tướng Leclerc được tạm giữ quyền Cao uỷ Ðông Dương"
CHÚ THÍCH BÀI SỐ 5
[1] Lực lượng toàn quân viễn chinh Pháp lúc đó khoảng 68.000
người phân tán khắp nơi.
[2] Tức là một số lính Pháp, lính lê dương đào ngũ, một số
lính Nhật bản. Sách Les soldats blancs de HochiMinh, Edition Fayard 1973, tác
giả Jacques Doyon viết về những lính Pháp đào ngũ hợp tác với Vietminh
chiến đấu chống Pháp trong hàng ngũ Việt minh.
********************************************
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét