Hôm đó vào ngày chủ nhật 15 tháng 11-1981, tôi lên chùa Khánh Anh dự lễ cầu siêu một người bạn, giáo sư Nguyễn, mất gần hai tháng trước ở Sài gòn và hôm đó là ngày cúng thất tuần. Sau khi làm lễ trên chính điện, chúng tôi được mời xuống nhà khách để dùng bữa cơm chay. Cơm chay chùa Khánh Anh làm vẫn nổi tiếng là khéo, ngon và hậu hĩ, nên tôi vẫn thích ăn cơm chay ở chùa này. Tôi ngồi cùng bàn với mấy người bạn khác của gia đình ông giáo sư Nguyễn. Đối diện tôi là một cặp vợ chồng trẻ, có chít khăn tang, khoảng 30 tuổi, tự giới thiệu chồng là Minh và vợ tên là Liên, ở Toulouse lên dự lễ, Minh là cháu ruột của giáo sư Nguyễn. Minh và Liên rất lịch sự, lễ phép và dễ thương. Minh nhận được ra tôi vì hồi trước ở Sài-gòn tôi đến nhà ông giáo sư Nguyễn chơi luôn và thường gặp Minh ở đó để ông Nguyễn kèm thi tú tài. Minh giới thiệu vợ với tôi và cho biết Liên là con ông Trung Tá Bình ở Không quân.
Hồi ở Sài-gòn tôi có quen ông Thiếu tá Bình, làm Pi-lốt Không quân. Từ năm 1973 tôi ở ngoại quốc không liên lạc với ông ta nên không biết ông ta bây giờ ra sao. Tôi liền nói :
- Tôi có quen một ông Thiếu tá Không quân, tên ông là Bình. Hồi 1972, ông lái máy bay chiến đấu ở Tân sơn Nhất. Nhà ông ta ở đường Trương Minh Giảng nối dài. Tôi có đến chơi nhà khoảng năm 71, 72. Không biết có phải ông Bình là ba của cô Liên không ?
Liên nhìn tôi suy nghĩ và tôi cũng nhìn kỹ Liên, thấy có nét hao hao quen thuộc. Bỗng Liên nói :
- Bố cháu là Trần Trọng Bình, nhà cháu trước ở đường Trương Minh Giảng nối dài. Không biết bố cháu có phải là bạn của bác không ?
- Đúng rồi ! ông Trần Trọng Bình là bạn cũ của tôi. Thế ra cô là con ông Bình. Thảo nào tôi nhìn cô có những nét quen quen mà không nhớ ra. Ông bà bây giờ ở đâu, có ở Pháp không ?
- A` bây giờ cháu nhớ ra rồi, Liên nói. Bác là bác Vũ. Hồi 71, 72 bác có đến chơi với bố cháu mấy lần, cháu có gặp bác. Hồi đó cháu đang học Văn khoa. Bố cháu mất rồi, bác ạ, mất hồi 74, bị tai nạn xe hơi. Mẹ cháu bây giờ cũng ở Toulouse gần chỗ cháu ở.
- Trời ! Ông Bình chết vì tai nạn xe hơi, lạ quá nhỉ ! Lái máy bay chiến đấu, vào sinh ra tử nguy hiểm thế mà không sao lại bị chết vì tai nạn xe hơi ! Đầu đuôi thế nào hở cô ?
- Đầu năm 73 bố cháu bị thương vì trúng mảnh đạn phòng không của Việt cộng, nên không còn bay nữa. Bố cháu được thăng chức Trung Tá và được chuyển về bộ Tổng Tham mưu làm việc bàn giấy, ngày đi về hai buổi như một công chức. Một hôm vào tháng 7 năm 74, bố cháu lái xe đưa mẹ cháu và em cháu lên Đà Lạt thì bị tai nạn tử thương ở Lâm Đồng. Mẹ cháu và em cháu bị thương nhưng không nguy hiểm đến tính mạng.
- Tội nghiệp quá ! Hồi đó tôi ở ngoại quốc nên không biết để chia buồn. Thế rồi sau đó, hồi tháng tư 75 gia đình cô có bị kẹt không ? Hình như ông Bình có mấy người em, có ông làm bác sĩ quân y phải không ?
- Dạ thưa phải. Chú Yên cháu là bác sĩ quân y, chú Hoà cháu làm giáo sư trung học. Còn cậu Bích là em mẹ cháu làm công chức ở bộ Quốc gia Giáo dục. Khi Việt cộng vào Sài-gòn thì mẹ cháu và em cháu đi được, cả chú Hoà nữa. Còn chú Yên, cậu mợ Bích và cháu bị kẹt lại. Rồi sau vượt biên đi được cả. Cháu và chồng cháu vượt biển tới Poulo Bidong rồi tới Pháp được bốn năm nay. Cái chết của bố cháu nó kỳ dị và lạ lùng lắm.
- Kỳ dị lạ lùng ra sao ? tôi hỏi.
- Chuyện khó tin lắm. Cháu chẳng kể cho ai nghe bao giờ vì sợ họ không tin bảo là chuyện bịa đặt. Nhưng toàn thể gia đình cháu đều được biết và chứng kiến.
- Thế thì cô phải kể cho tôi nghe vì tôi là bạn của ba cô.
- Bác nói vậy thì cháu xin vâng. Vả chăng sự việc đã xảy ra lâu rồi, bây giờ cũng chẳng cần phải giữ kín nữa. Cháu sẽ gặp bác để kể cho bác nghe.
- Cô vừa nói là ngày mất Sài gòn, má cô và em cô đi được, sao cô không đi cùng mà lại bị kẹt để phải vượt biên ?
- Thưa bác tại số xui nên. Đúng ngày 25-4-75, cháu đi xe đạp bị xe hơi đụng té xuống bất tỉnh. Xe cấp cứu chở vào bệnh viện Đô thành, cháu bị gãy xương chân. May mà đầu cháu không việc gì. Mẹ cháu lo quá, nhưng lại càng lo hơn vì mẹ cháu đã chạy chọt cho ba mẹ con cháu đi máy bay qua Mỹ tị nạn. Thế mà cháu bị tai nạn ! Hai hôm sau thì mẹ cháu được người môi giới gọi để lên Tân sơn Nhất đáp máy bay đi Guam. Mẹ cháu dùng dằng không muốn đi vì sợ phải bỏ cháu ở lại một mình. Cháu vừa mổ xong, chân bó bột không đi được, cháu phải hết sức năn nỉ mẹ cháu đi trước rồi cháu sẽ tìm cách đi sau. Vả chăng có cậu mợ Bích cháu ở lại không đi, cậu mợ Bích săn sóc cho cháu nên mẹ cháu mới an lòng đi cùng với em Nam cháu và gia đình chú Hoà. Còn chú Yên đang công tác ở ngoài Trung nên về không kịp, cũng bị kẹt lại. Bác thấy có phải tại số cháu không ?
Hôm sau tôi mời vợ chồng Minh và Liên lại nhà tôi dùng cơm, và Liên đã kể cho tôi nghe câu chuyện ly kỳ lạ lùng như sau.
***
Ông Bình mang mấy cái va-li đặt vào thùng sau xe, chiếc xe Peugeot 404 màu đen, hai hàng ghế bọc vải trắng. Ông nhanh nhẹn trở vào nhà mang nốt ra cái giỏ mây đựng những thức ăn mà bà Bình đã làm sẵn để đi đường ăn. Ông bơi bới trong giỏ tìm tòi và hỏi bà Bình :
- Em mang những cái gì đi thế này ?
- Bánh mì, ba-tê, dăm-bông. Anh muốn mang gì thêm không ?
- Bỏ thêm cho anh chai huých-ky Black and White.
- Trên Đà Lạt thiếu gì mà phải mang đi hả anh ?
- Để đi đường uống, em à.
- Thôi anh ơi, anh lái xe mà. Uống rượu lái xe nguy hiểm lắm.
- Không sao đâu em. Mạng anh lớn lắm. Đại liên và phòng không cộng sản bắn như mưa mà anh chẳng sao. Lấy cái chai dở trong tủ lạnh bỏ vào cho anh.
- Anh kỳ quá à, lái xe đường trường mà cũng nghĩ đến rượu chè be bét, bà Bình cự nự, thôi uống la-de đi anh. Để em bỏ vào giỏ cho anh mấy chai 33 anh nhé ?
- Thôi mà em, ông Bình dịu dọng có vẻ nài nỉ. Uống la-de thì cứ mấy cây số lại phải xuống xe vào bụi cây phiền lắm.
Liên mỉm cười. Bố nàng thì lúc nào cũng "tếu", đúng tác phong một ông pi-lốt già. Cao lớn, khoẻ mạnh, khuôn mặt hao hao giống tài tử điện ảnh Gregory Peck, 42 tuổi, ông Bình đã là một trong những pi-lốt đầu tiên của Việt Nam Cộng hoà. Xuất thân trường quân sự Nam Định, gia nhập không quân, ông Bình được cử đi học Marrakech và trở về nước lái những chiếc máy bay đầu tiên của Việt Nam. Mười mấy năm chiến đấu, mấy lần máy bay trúng đạn phòng không địch, lần nào ông cũng may mắn thoát nạn. Cuối cùng vì một mảnh đạn ở ngực làm ông không bay được nữa, ông được chuyển về bộ Tham Mưu trông coi phòng vật liệu "ngồi chơi xơi nước".
Đại bàng gẫy cánh, nhưng cũng không làm cho ông buồn. Ngày ngày hai buổi đi làm, "sáng vác ô đi tối vác về" như một công chức, ông đã dành những thời giờ còn lại để sống cuộc sống gia đình, chăm lo săn sóc vợ con, lấy rượu làm thú giải phiền, cái phiền mà ông vẫn gọi là "vạn cổ sầu". Liên chẳng hiểu "vạn cổ sầu" là cái sầu gì mà nó bền vững cả vạn năm, bằng cả 100 đời người nếu tính mỗi đời người là 100 tuổi. Liên nghĩ rằng mấy ông "bợm" nhậu, ông nào cũng phải lấy một cái cớ để biện hộ cho cái bệnh ghiền của mình.
Thế rồi đâu cũng vào đấy. Chai huých-ky cũng được xếp vào giỏ và Chúa ôi ! lại còn thêm gói thịt bò khô, lọ củ kiệu, để đưa cay nữa ! Liên lại mỉm cười. Nàng biết tính mẹ nàng lắm. Lúc nào cũng thương yêu chồng con dứt mực, chăm nom chồng con từng ly từng tý, hiền hậu dịu dàng, không bao giờ cáu gắt, mỗi khi không vừa ý điều gì thì từ tốn khuyên bảo con, nài nỉ chồng. Liên vừa kính phục vừa yêu mến mẹ nàng vô cùng, nhất là từ lúc biết rằng mẹ nàng đã từng là nữ sinh hoa khôi trường Trưng Vương Hà Nội những năm trước ngày gia đình di cư vào Sài-gòn. Với một nền giáo dục mới mà bà vẫn giữ được nền nếp và đức tính cổ truyền, quả thực là hiếm có.
- Thôi bố mẹ đi, con ! ông Bình nói. Bây giờ 6 giờ, chắc khoảng 4 giờ chiều tới nơi, nếu cái xe nó không giở chứng gì. Thứ bảy này bố đón con ở phi trường Liên Khàng. Trước khi ra Air Việt Nam, con "phôn" lên trên bác Đính cho bố mẹ biết. Tối nay ngủ sớm, mai vào thi cho bình tĩnh.
- Vâng. Bố mẹ đi mạnh giỏi. Con thi xong thứ bảy này con sẽ lên, Liên trả lời.
- "Bai bai" chị Liên. Nam, em Liên, vẫy tay chào.
- "Bai bai" em, lên trên đó gặp bồ chạy nhảy vừa chứ kẻo ngã gãy chân tay, nghe em.
Ba Liên cho chạy máy. Liên định quay trở vào, mẹ Liên gọi giật lại :
- A này con. Những thức ăn trong tủ lạnh, tối thứ sáu con cho bà Tám hết, rồi con tắt điện xả cho hết đá. Mẹ đã đưa tiền cho bà Tám rồi con khỏi phải đưa nữa.
- Vâng, mẹ yên trí.
- "Bai bai" Liên, ông Bình nói.
- Bố mẹ đi mạnh giỏi, thứ bảy con lên.
Liên giơ tay vẫy cho đến lúc chiếc xe chạy khuất con đường rồi mới trở vào.
Liên không cùng đi với bố mẹ vì ngày mai phải thi nốt mấy môn trong chứng chỉ văn chương cử nhân văn khoa. Sở dĩ ba mẹ nàng không chờ là vì ngày hôm sau là ngày giỗ ông ngoại, bác Đính là anh trưởng của mẹ nàng ở Đà Lạt làm giỗ. Ông Bình xin nghỉ một tuần lễ đưa mẹ nàng và Nam lên nghỉ hè luôn thể. Liên thi xong thì lên bằng máy bay rồi ở lại nghỉ với mẹ và em một tháng.
***
Liên thẫn thờ như người mất hồn khi đặt điện thoại xuống. Tiếng nói trong máy đã làm tim nàng ngừng lại, chân tay rụng rời cơ hồ không còn đứng vững và giữ nổi máy nói :
- A lô ! có phải nhà ông Trung tá Bình đấy không ?
- Dạ thưa phải nhưng ba má tôi không có nhà. Xin ông cho biết quý danh.
- Cô là con gái ông Trung tá Bình à ? ông Trần Trọng Bình ở Bộ Tổng Tham Mưu phải không ?
- Dạ thưa phải.
- Tôi là Đại uý Tiến, Trưởng ty cảnh sát Lâm Đồng. Tôi có tin rất buồn cho cô. Ba má cô bị tử nạn xe hơi trên đường Sài-gòn Đà-Lạt. Người em cô bị thương nhẹ hiện nằm ở nhà thương Lâm Đồng. Cô lên ngay lãnh tử thi ba má cô về chôn cất.
Một luồng giá lạnh băng chạy dài khắp xương sống Liên. Đầu Liên lảo đảo. Liên phải nắm chặt lấy thành bàn để khỏi ngã. Liên muốn nói mà óc như tê liệt, môi răng run lập cập, nàng lắp bắp thều thào không nên lời.
Trong máy nói, ông đại uý Tiến lo ngại, dồn dập gọi "A lô ! A lô !" và cả phút đồng hồ sau Liên mới yếu ớt lí nhí những gì không mạch lạc mà chắc ông đại úy Tiến không hiểu gì. Rồi Liên thẫn thờ đặt ống nói xuống giá máy, ngã vật xuống chiếc đi-văng cạnh đó. Lúc bấy giờ nước mắt nàng mới giàn giụa và nàng đau đớn nức nở nghẹn ngào, kêu liên tiếp : "Bố ơi ! Mẹ ơi ! Bố ơi ! Mẹ ơi !". Một cái gì nhẹ hẫng trong tâm hồn nàng, cơ thể nàng như bay bổng không còn trọng lượng, khối óc nàng như tan vụn thành những mảnh nhỏ vi ti, mọi cử chỉ, mọi suy nghĩ, mọi ý tưởng đều tê liệt. Như những dòng suối nhỏ, nước mắt nàng tuôn rơi không ngừng, ướt đầm chiếc nệm và miệng nàng không dứt kêu trời, kêu bố, kêu mẹ. Rồi nàng thiếp đi.
Tiếng chuông điện thoại làm cho Liên giật bắn người và ngồi nhỏm dậy. Liên đã thiếp đi không biết bao nhiêu lâu và trong giây lát nàng đã tưởng rằng những điều gì xảy ra cho cha mẹ nàng chỉ là cơn ác mộng.
Liên mệt mỏi nhấc ống nói. Chú ruột nàng ở đầu dây, ông Yên, một bác sĩ quân y ở gần nhà nàng :
- Liên đấy à ? Chú đây. Bố mẹ cháu tới Đà Lạt chưa ? "phôn" về chưa ?
Liên oà lên khóc nghẹn ngào kể lại cho ông Yên những lời mà ông Trưởng ty Cảnh sát Lâm Đồng nói với nàng hồi nãy.
Ông Yên hoảng hốt kêu : Trời ơi ! không thể thế được ! Để chú điện thoại lên Lâm Đồng hỏi lại cho rõ. Cháu cứ ở nhà, có gì chú báo tin cho biết. Cháu báo tin cho chú Hoà, cậu Bích và bác Đính. Rồi ông cúp máy không đợi Liên trả lời.
Liên gọi cho chú Hoà là em thứ hai của cha nàng, cho cậu Bích là em của mẹ nàng và cho bác Đính ở Đà Lat là anh lớn của mẹ nàng để mọi người biết hung tín.
Nửa giờ sau, ông bà Hoà và ông bà Bích đã đến, người nào mặt cũng lo buồn hoảng hốt và chờ đợi dây nói của ông Yên.
Tiếng chuông điện thoại vừa nhớm kêu, ông Hoà đã nhảy xổ đến nhấc ống nghe và giục giã dồn dập :
- Alô ! Alô ! Anh Yên đấy hả ? Làm sao ? làm sao ?
Đầu dây kia, ông Yên xúc động, ngập ngừng nói :
- Chú Hoà đấy à ! Đúng thật rồi, anh Bình và chị Bình tử nạn rồi, thằng Nam thì bị thương nhẹ thôi và hiện tất cả đang ở nhà thương Lâm Đồng. Trời ơi, đau đớn quá ! Chú chờ anh xin phép Đại tá nghỉ việc mấy ngày rồi cùng lên Lâm Đồng với anh. A chú nói với thím Hoà liên lạc với Bắc Việt Nghĩa Trang mua chỗ chôn cất chứ ở nghĩa trang quân đội thì hơi xa không tiện thăm viếng.
Ông Hoà đáp "Vâng ạ !" rồi gác máy, nói lại cho Liên, bà Hoà và vợ chồng ông Bích biết.
***
Khi Liên và ông Yên, ông Hoà tới nhà thương Lâm Đồng thì được biết bà Bình không chết. Lúc tai nạn xảy ra đầu bà Bình bị đập vào thành cửa xe nên bà bất tỉnh. Thêm vào đó mặt mày bà dính đầy máu của ông Bình bắn sang làm cảnh sát viên tưởng bà chết nên báo cáo về ty như vậy. Lúc Liên tới nơi thì bà đã khoẻ sau khi nhân viên bệnh viện Lâm Đồng đưa vào phòng hồi sinh ngửi dưỡng khí và chích thuốc trợ tim. Nam bị sây sát xoàng ở mặt và tay chân. Còn ông Bình thì ngực đập mạnh vào tay lái, đầu hất mạnh về phía trước đập vỡ tan kính chắn gió, máu bắn tung toé khắp chung quanh, ông đã chết ngay tức khắc trên tay lái.
Tai nạn xẩy ra trái với sự dằn vặt nội tâm của Liên. Liên đã tưởng ông Bình gây nên tai nạn vì đã say rượu trong khi lái xe, sự dằn vặt đã làm Liên khổ sở từ lúc nghe tin có tai nạn, Liên hối hận đã không ngăn cản bà Bình để chai rượu huých-ky vào trong giỏ. Nguyên nhân tai nạn hoàn toàn do kẻ khác gây nên. Chiếc xe be chở cây từ Di Linh xuống đã lấn sang phía trái quệt mạnh vào phía sau xe ông Bình làm xe ông mất thăng bằng, loạng choạng đâm mạnh vào cây lớn bên đường.
***
Được biết bà Bình còn sống, một nỗi vui mừng mãnh liệt xâm chiếm tâm hồn Liên, làm giảm bớt nỗi đau khổ của nàng, mà suốt trong quãng đường từ Sài-gòn tới Lâm Đồng, bao nhiêu tư tưởng đen tối đã dồn dập trong trí óc. Sự trống rỗng hiện tại trong tâm hồn và sự trống rỗng trong đời sống hàng ngày vì cha mẹ nàng không còn ở trên trái đất nữa làm cho Liên có những ý tưởng tuyệt vọng, muốn tự hủy hoại thân thể để theo cha mẹ. Sự thương yêu của cha mẹ nàng cũng như sự thương yêu của nàng đối với cha mẹ bao la bát ngát vô cùng tận nên sự mất mát hai người thương yêu nhất đời làm nàng không thể chịu đựng được. Những ý tưởng bất mãn đối với những đấng thiêng liêng đã bất công bắt cha mẹ nàng là những người không đáng chết tức tưởi đau đớn, trong khi chung quanh nàng, trong xã hội mà nàng đang sống, biết bao nhiêu kẻ ác đức bất nhân vẫn phây phây sống trên nhung lụa, hưởng những sự giàu sang sung sướng.
Liên chỉ nói được tiếng "Mẹ" rồi nghẹn ngào không nói nên lời gì nữa, cổ nàng như có một cục lớn làm nàng mắc nghẹn. Liên ôm lấy mẹ nước mắt giàn giụa. Bà Bình cũng yên lặng ôm con, nước mắt chảy ròng ròng. Hồi lâu Liên mới rời mẹ ra để sang khu bên cạnh thăm em nàng. Nam đang ngủ trên giường, chân tay mặt mũi sây sát, chỗ thì bôi thuốc đỏ sát trùng, chỗ thì dán băng keo, chỗ thì băng bó. Nam mới lên mười, người nhỏ nhắn mảnh khảnh, tuy nằm ngủ mà nét sợ hãi vẫn hiện lên trên mặt. Liên tiến lại gần giường, nhìn em thương hại, nước mắt chảy ròng. Tiếng động nhẹ do Liên chạm vào thành giường làm Nam giật mình mở mắt. Nhìn thấy Liên, Nam oà lên khóc , dồn dập hỏi : "Bố mẹ đâu hả chị Liên ? Trời ơi ! sợ quá chị Liên ơi."
Liên chưa kịp trả lời Nam đã hỏi liên tiếp : "Mẹ đâu rồi? Bao giờ về hả chị ? Sợ quá, em sợ quá chị ơi."
Liên ngồi xuống cạnh giường, ôm lấy đầu Nam vỗ về : "Hết sợ rồi, em. Mẹ nằm ở khu cấp cứu bên kia, còn bố thì... nàng nghẹn ngào nức nở... bố thì chết rồi em ơi !" Thế rồi nước mắt nàng lại chảy ra đầm đìa mặc dầu nàng cố gắng bình tĩnh để em nàng đỡ sợ. "Chú Hoà và chú Yên cùng lên với chị để đón mẹ và em về. Sáng mai thì có thể về được. Em cứ nằm yên ở đây".
Ông Hoà tới tìm Liên để xuống nhà xác khâm liệm cho ông Bình, ông Yên cũng đã đưa bà Bình xuống. Hai ông bà Đính đáp xe đò Minh Trung ở Đà Lạt cũng đã tới. Nhờ bác sĩ giám đốc bệnh viện Lâm Đồng là bạn học của ông Yên giúp nên ông Hoà đã mua được cỗ áo quan tốt và mượn được chiếc xe Hồng thập tự để chở xác ông Bình về Sài-gòn.
Mặt ông Bình đã được lau chùi sạch sẽ không còn dấu vết máu. Một vết thương lớn ở trán, máu đã khô, dài chừng năm phân. Bộ com-lê màu sẫm, áo sơ mi trắng tinh, chiếc cà vạt có sọc đỏ, đôi giày đen, mà ông Hoà mang từ Sài-gòn lên đã được thay cho bộ quần áo đẫm máu mà ông Bình mặc lúc xảy ra tai nạn.
Liên nhìn thấy da mặt cha nàng tái bệch nhưng nét mặt bình thản lạ lùng, nàng tưởng như bố nàng đang ngủ. Qua màn nước mắt, nàng còn tưởng như cha nàng nhếch mép mỉm cười. Liên đau đớn đến gần giường, hôn lên trán bố nàng rồi lặng yên đứng cạnh nước mắt giàn giụa.
Bà Bình cầm tay ông, phía tay có đeo nhẫn, bà đứng yên lặng như bức tượng gỗ, nước mắt chảy đầm đìa, thỉnh thoảng đau đớn kêu se sẽ "Anh ! Anh !" Nam đứng bên mẹ khóc thổn thức. Ông Yên, ông Hoà cũng không cầm được giọt lệ.
Quá trưa hôm sau, chiếc xe Hồng Thập Tự chở xác ông Bỉnh ngừng lại trước cửa nhà ông ở đường Trương Minh Giảng nối dài mấy phút rồi đi thẳng đến nghiã trang Bắc Việt ở An Nhơn. Ngoại trừ họ hàng bà con, chỉ có một số bạn cùng sở với ông Bình đến tiễn đưa ông. Đám tang thật đơn giản, có tính cách gia đình, đúng với ý muốn của bà Bình và Liên.
Suốt cả ngày mệt thế mà Liên cũng không sao ngủ được. Từ Lâm Đồng về đến nghĩa trang, chôn cất xong lại làm lễ cầu siêu ở trên chùa rồi rước linh về nhà cúng, mãi đến 10 giờ đêm mới xong. Liên ngồi vào bàn ăn mà bụng cứ thót lại, không cảm thấy đói, cổ nghẹn ngào như no đầy, ăn cơm vào mà không muốn nuốt. Liên bỏ dở chén cơm, uống một ly sữa nóng rồi lên phòng nằm ngủ. Phòng nàng ở trên lầu. Lên đầu cầu thang, phía bên trái là phòng của ông bà Bình, một phòng lớn trông ra cổng nhà, phía bên phải chia ra làm hai phòng, một của Liên và một của Nam, ở giữa là buồng tắm và nhà cầu. Cưả sổ phòng của Liên và của Nam trông ra vườn sau. Dưới nhà là phòng khách, phòng ăn và bếp. Chung quanh có vườn, chỗ thì trồng hoa, chỗ thì trồng rau. Một cây soài khá lớn, cành lá sum sê che lấp cả ánh sáng vào cửa sổ phòng Liên.
***
Liên thiếp đi một chút, khoảng chừng một giờ đồng hồ, rồi chợt tỉnh dậy. Liên nằm yên bất động, nghĩ đến cha nàng, nước mắt lại chảy ròng. Liên đau đớn, nức nở khóc, se sẽ kêu "Bố ! Bố !"
Bỗng Liên có một cảm giác như một luồng gió mát thật nhẹ chạm vào chán rồi một giọng trong trẻo gọi tên nàng, giọng nói thật nhỏ, thật xa xăm chứ không phải một giọng nói nhỏ thì thầm bên tai của người ở gần cạnh. Liên cho rằng mình mơ ngủ hay đang ở trong trạng thái chập chờn nửa tỉnh nửa mê.
Nhưng mấy phút sau, cảm giác nhẹ nhàng mát dịu lại chạm phớt vào tay và tiếng gọi "Liên ! Liên !" trong trẻo, thật nhỏ, thật xa xăm như rót vào tai nàng. Lần này Liên nghe thấy thật rõ, không còn nghi ngờ gì nữa, và Liên tỉnh hẳn dậy. Tiếng gọi lại tiếp "Liên ! Liên ! bố đây !" Liên giật thót mình vươn tay tìm núm bấm ở đầu giường để định bật đèn, tiếng nói nhỏ bé lại nói lên "Đừng bật đèn ! đừng con !" Lần này thì Liên đã hiểu, tiếng nói nhỏ bé đó là tiếng cuả ba nàng mà Liên đã nhận ra giọng. Liên mở mắt ngồi nhỏm dậy. Khuôn mặt của ông Bình hiện ra mờ mờ ở phía chân giường.
Liên sợ hãi, bụng thót quặn lại, răng run chạm lập cập với nhau. Nghĩ đến chuyện ma quỷ, Liên chỉ muốn bật đèn sáng nhưng Liên đã nhanh chóng lấy lại được bình tĩnh. Liên càng nhìn thấy rõ mặt cha nàng, khuôn mặt đúng như là buổi sáng hôm ông Bình đi Đà Lạt, không có vết tích gì về tai nạn. Ông Bình đi về phía đầu giường, ông vẫn mặc bộ quần áo hôm đó, áo sơ mi cụt tay, quần dài mầu nâu và đi đôi dép da.
Khó mà tả được rõ rệt hình dáng của ông Bình lúc bấy giờ như thế nào. Có thể ví như một người bằng thủy tinh trong suốt, đầu và tay nổi lên trong đêm tối do một ánh sáng lờ mờ như ánh sáng lân tinh, trông thấy mặt mũi mồm tai, nhưng không sắc nét, như một tấm ảnh chụp bị mờ.
Với một giọng cố hết sức tự nhiên, Liên nói :
- Bố, bố đấy à ?
- Ừ bố đây, con đừng sợ, ông Bình đáp.
Bây giờ thì Liên không còn nghi ngờ gì nữa, đúng cái "hồn ma" đứng ở cạnh giường là ông Bình, cha của nàng. Liên quên cả sợ hãi, vui mừng hỏi :
- Bố về từ hồi nào ?
- Bố về từ lâu. Bố luôn luôn ở cạnh mẹ và gia đình.
- Sao mà không ai thấy bố ?
- Vì một chút ánh sáng cũng làm át mất hình ảnh của bố. Vì thế bố mới nói con đừng bật đèn lên.
- Tai nạn xảy ra như thế nào ? bố có đau không ?
- Tai nạn xảy ra nhanh quá. Khi chiếc xe be chở cây chạy ngược chiều quệt vào phía sau xe thì xe mất thăng bằng, chiếc xe chạy loạng choạng bố không điều khiển nổi và cũng không thắng được, nên xe đâm thẳng vào cây lớn bên vệ đường. Đầu bố bị hất mạnh về phía trước làm vỡ tan kính chắn gió, ngực bị đập mạnh vào tay lái. Bố không thấy đau đớn gì, chỉ thấy tối sầm một lúc khoảng hai ba phút, đến lúc bố ngó sang phía mẹ ngồi thấy mẹ bị bất tỉnh không động đậy gì được, mặt mày đầy máu. Nhìn về phía sau thấy Nam chân tay cũng đầy máu, kêu bố mẹ om sòm. Bố muốn mở cửa xe nhưng nặng chĩu không sao mở được. Phải khoảng mươi phút sau khi cảnh sát công lộ tới khiêng bố và mẹ xuống, lúc bấy giờ bố mới biết rằng bố với cái xác nắm gục trên tay lái đầu đâm vào kiếng gió không còn là một nữa. Bố nghe rõ hai người cảnh sát nói với nhau :
"Hai vợ chồng người này chết rồi, thằng nhỏ chắc không sao, bị thương nhẹ thôi." Một người cảnh sát đọc giấy tờ của bố và nói :
"Ông này là Trung tá Trần Trọng Bình ở Bộ Tổng Tham Mưu" rồi gọi ra-đi-ô về ty cảnh sát Lâm Đồng.
- A lô ! báo cáo ông Trưởng Ty, tai nạn lưu thông. Xe Bờ-rô số NB 784 chạy hướng Sàigòn - Đàlạt, đụng vào cây tại cây số 245. Người lái xe là Trung Tá Trần Trọng Bình làm tại Bộ Tổng Tham Mưu Sàigòn, nhà ở số 112/481 Trương Minh Giảng nối dài, Gia Định, điện thoại số 24.356. Hai ông bà đều chết, con trai khoảng 10 tuổi bị thương nhẹ. Báo cáo ông Trưởng Ty em chở đứa nhỏ và xác hai người về nhà thương Lâm Đồng.
Ở nhà thương khi mẹ con tỉnh dậy, bố đứng bên cạnh mà mẹ không biết, bố nói với mẹ mà mẹ không nghe thấy. Lúc cả nhà lên bố cũng đứng cạnh chú Yên.
- Bố nói vậy là bố hiện ngay hình lên được à ?
- Đúng đấy, con à.
- Bây giờ bố thấy trong người làm sao ?
- Bây giờ thì bố thấy nhẹ nhàng dễ chịu hơn trước, không còn bị cái xác phàm nặng nề ràng buộc nữa.
- Bố ơi ! bố chết đi làm cả nhà đau đớn, mẹ con và chúng con thương bố vô cùng. Trên đường từ Sàigòn đi Lâm Đồng con chẳng còn thiết sống nữa, và bây giờ bố hiện về càng làm tăng thêm nỗi đau đớn của con.
- Bố biết mẹ con và con thương bố lắm. Ngược lại bố cũng thương yêu mẹ con và các con lắm, nhưng số mệnh bắt như vậy, biết làm sao tránh thoát được !
- Bố đã nói chuyện với mẹ và em Nam chưa ?
- Chưa. Mẹ con và Nam ngủ say quá, bố gọi mãi mà không được. Thôi bây giờ con ngủ đi, tối mai khoảng 11 giờ đêm bố sẽ về gặp lại.
Liên phải tự dằn mình lắm mới không sang đánh thức mẹ dậy để kể cho mẹ biết việc ba nàng mới hiện hình về. Liên nghĩ nên để cho mẹ ngủ lấy sức đừng để mẹ thương cảm nhiều quá sinh bệnh thì phiền lắm, sáng mai kể cho mẹ cũng không muộn gì. Trằn trọc mãi, Liên phải uống một viên thuốc ngủ mới chìm vào trong giấc ngủ nặng nề được.
***
Khi nàng tỉnh dậy thì đã 9 giờ sáng. Sang phòng mẹ không thấy mẹ đâu, Liên xuống dưới nhà. Trước cái bàn viết trải khăn trắng biến thành bàn thờ kê sát một phía tường trong phòng khách, bà Bình bận đồ tang đang sụt sịt khóc trước ảnh chồng. Đó là một tấm hình khổ 9x12 phân, hình ông Bình lúc còn trẻ ngoài 20 tuổi. Liên đoán rằng tấm hình này có nhiều kỷ niệm với mẹ nàng, có thể là tấm hình ba nàng tặng mẹ nàng lúc hai người mới yêu nhau, chứ ba nàng thiếu gì những hình mầu, đẹp, mới chụp gần đây. Liên lặng lẽ lại gần bàn thờ, đốt ba nén hương cắm vào bình, ngồi xuống chiếu trải dưới đất, lạy mấy lạy rồi thút thít khóc.
Tiếng chim sẻ non chiêm chiếp gọi mẹ ở ngoài vườn. Tiếng mấy con gà mái cột cột gọi đàn con, làm tăng thêm sự yên tĩnh của căn nhà ở xa nơi xe cộ đi lại mà cái chết của chủ nhân càng làm thêm vắng vẻ và tâm hồn hai mẹ con bà Bình càng thêm trống trải.
Nam đã tỉnh dậy xuống nhà kêu đói ầm ỹ. Bà Tám bầy thức ăn điểm tâm lên bàn và mời bà Bình cùng Liên lại ăn.
Liên vừa uống sữa vừa kín đáo đưa mắt ngắm mẹ. Mới có ba ngày mà bà Bình trông khác hẳn. Khuôn mặt hốc hác, cặp mắt lờ đờ, mí mắt xưng húp, mọi cử động bơ phờ chậm chạp. Liên thương hại quá chừng.
Chẳng thể so sánh giữa cha và mẹ, Liên thương ai hơn, nhưng gần gũi thì Liên gần mẹ hơn. Những lần mẹ con ngồi lâu thủ thỉ với nhau, những sự chỉ bảo của mẹ về đời người con gái, bổn phận người đàn bà với chồng, với con, với gia đình nhà chồng, những buổi tối mẹ giảng bài lúc còn ở trung và tiểu học, những vui buồn ở trường Liên kể cho mẹ, những lo âu của mẹ mỗi khi ông Bình đi bay, tất cả những cái đó làm Liên quyến luyến mẹ hơn bố.
Liên ngập ngừng nói với mẹ :
- Đêm qua con thấy bố, mẹ ạ.
- Ừ, mẹ cũng vậy, bà Bình đáp.
- Mẹ thấy bố làm sao ?
- Mẹ thấy bố mình mẩy đầy máu, nhìn mẹ mà không nói gì. Mẹ hỏi bố có đau đớn không thì bố chỉ gật đầu ứa nước mắt. Mẹ hỏi có cần gì không thì bố bảo lạnh lắm gửi cho bố quần áo. Bố nói bố thương mẹ và các con lắm.
- Mẹ ơi, không phải con nắm mê đâu, mà con thấy bố thật. Bố chẳng khác gì lúc sống, bố nói bố không đau đớn gì mà còn nhẹ nhàng dễ chịu lắm. Mẹ đừng lo cho bố.
Bà Bình nhìn con hồi lâu nghi ngờ rồi bà cất tiếng hỏi :
- Con không ăn không ngủ được phải không ? Trông con hốc hác phờ phạc quá. Để mẹ điện thoại cho chú Yên hỏi thuốc cho con nhé ?
Liên nghĩ rằng mẹ nàng đã hiểu lầm cho rằng nàng bị xúc động thương cảm quá về cái chết của cha rồi mất ăn mất ngủ, sinh bệnh, tưởng tượng nói xàm nói bậy. Liên đáp :
- Mẹ ơi ! con nói thiệt đấy mẹ ạ.
Rồi Liên vắn tắt kể lại những sự việc xảy ra tối qua, nhấn mạnh vào lời hẹn của cha nàng để cho mẹ tin.
Bà Bình yên lặng ngồi nghe, thoáng lộ một vẻ vui mừng trên khuôn mặt buồn bã mệt mỏi, bà nói :
- Thiệt hả Liên ? Con không nói dối mẹ đấy chứ ?
- Thiệt mà mẹ, con không bịa đặt ra đâu. Vả chăng tối nay mẹ có thể thấy bố mà. Con nghĩ nên mời các chú thím và cậu mợ lại, mẹ có đồng ý không ?
- Ừ con nghĩ phải. Lát nữa con điện thoại cho chú Yên, chú Hoà và cậu Bích.
- Thưa mẹ vâng.
***
Suốt ngày chuông điện thoại réo tới tấp, bạn của Liên thì hỏi sao Liên không đi thi, họ hàng xa gần thì trách móc bà Bình sao không cho biết để đưa đám, bạn hữu thì ngỏ lời chia buồn...
Tối đến, cơm nước xong thì ông Yên đến đầu tiên, rồi vợ chồng ông Hoà, ông bà Bích. Liên phải kể đi kể lại câu chuyện ông Bình hiện hình về và những lời ông nói. Mọi người đều chăm chú nghe, ai cũng tin là Liên nói thực, nhưng không cất hết nỗi hoài nghi vì sự lạ lùng khó có thể xảy ra được, hoài nghi vì cho rằng trong khi thương cảm quá độ, óc tưởng tượng của Liên có thể không phân biệt được đâu là thực đâu là mộng. Tuy chẳng ai nói ra nhưng Liên cũng cảm thấy qua những cái nhìn đồng loã, qua những cái lắc đầu kín đáo, rằng mọi người không tin hoàn toàn.
Nam sợ lắm. Tội nghiệp thằng bé mới 10 tuổi, rồi sau này suốt đời nó sẽ bị ám ảnh về cái chết thương tâm của bố nó. Hình ảnh ghê rợn của bố nó nằm gục trên tay lái, đầu đâm vỡ kính chắn gió thành những mảnh vụn, mẹ nó nằm bất tỉnh, máu mê đầy mặt mũi, còn nó thì bị thương tích máu chảy đỏ lòm khắp nơi trên dầu, trên mặt, trên quần áo, trên nệm ghế trắng tinh. Những hình ảnh đó in sâu vào óc rồi sẽ ảnh hưởng nặng nề tới tính tình và tương lai của nó. Nam nghe Liên kể chuyện ba nó hiện hình về, nó rờn rợn sợ. Ba nó thì nó thương yêu thật, nhưng bây giờ ba nó chết không còn là ba mọi ngày nữa mà là "con ma" hiện về, nó sợ lắm. Những chuyện ma quỷ mà nó nghe bà Tám kể vẫn làm nó ghê rợn. Đêm đêm nhìn ra vườn tối om là nó không dám bước chân ra. Trong nhà phòng nào tối không bật đèn sáng là nó cũng không dám vào.
Tội nghiệp thằng bé, nó nhớ ba nó lắm, nó ngồi nghe mà khóc thút thít. Ba nó cưng nó lắm nên lúc nào nó cũng quấn quýt lấy ba nó. Nó gần ba nó nhiều hơn gần má. Ba nó kể những chuyện máy bay, những chuyện chiến tranh, làm nó mê say và coi ba nó như một thần tượng, một Superman, một Zorro. Ba nó chết đi nó cảm thấy đau đớn buồn bã, thiếu thốn, nhưng nó chưa hiểu được những sự thiệt thòi mất mát cho tương lai nó, cho đời nó.
Buổi tối đi qua rất nhanh. Chuông đồng hồ thong thả điểm 11 tiếng. Nam buồn ngủ ngáp lên ngáp xuống. Bà Bình giục nó đi ngủ, nhưng nó không chịu, muốn thức để chờ gặp ba nó. Vả lại nó cũng sợ, lên lầu tối thui một mình, nó chẳng dám. Tối nay thế nào nó củng phải chui vào phòng má hay phòng chị Liên chứ ngủ một mình nó chẳng có can đảm.
Mọi người đều kích thích, đứng ngồi không yên, nhất là giờ hẹn đã tới. Bà Bình là người trầm tĩnh cũng thấp thỏm nhìn ra phía cửa. Bà Hoà, bà Bích ngồi trước bàn thờ tụng kinh Cầu Siêu và kinh Bát Nhã. Mùi hương Vĩnh Thịnh thơm ngát toả khắp nhà, hai ngọn nến trắng thỉnh thoảng lung linh có lúc như muốn tắt. Tiếng tụng kinh lúc to lúc nhỏ, có lúc lại lên cao: "Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị..." nhắc nhở đến nghĩa lý của những sự vật trên cõi đời, bà Bình và Liên không cầm được nước mắt.
Ông Yên đi đi lại lại trong phòng. Trong đời sinh viên y khoa của ông và từ lúc ra trường đến giờ, ông đã đụng chạm với bao nhiêu xác chết. Óc khoa học của ông chỉ chấp nhận một sự thực khi chính mắt ông trông thấy và chỉ công nhận khi giải thích và chứng minh được. Ông không nghi ngờ những lời Liên kể và ông cũng không kết luận là sự đó có thể xảy ra. Xác chết đối với ông chỉ là một vật vô tri vô giác. Khi còn đi học ông đã mổ xẻ cưa cắt kìm kẹp bao nhiêu lần những cái xác vô thừa nhận. Khi ra trường tùng sự tại các bệnh viện ông đã nhiều phen chứng kiến bệnh nhân chết, chết trên giường bệnh, chết trên giường mổ, chết trong khi chiến đấu ở chiến trường, ông không mảy may bao giờ nghĩ đến ma quỷ. Những chuyện ma hiện hình quấy phá, làm người này ốm đau, người kia bệnh tật, phải cầu cúng van vái, lập đàn thuê thầy pháp, thầy phù thủy về trừ tà bắt ma, những chuyện mà thời thơ ấu ông được nghe kể, những chuyện đó đã lâu rồi không thấy xảy ra nữa hoặc không thấy ai kể đến nữa. Có lẽ chỉ là bịa đặt. Có lẽ từ khi văn minh khoa học phổ biến rộng rãi, từ ngày mà điện khí được quảng bá tại các thị thành thì những chuyện mê tín dị đoan không còn đất sống nữa, hoặc những ma quỷ, nếu ma quỷ có thực, đã bị điện lực và cơ khí đuổi khỏi nhiều nơi, nhất là ở các thị thành. Ông cũng nghi ngờ rằng Liên bị cảm xúc nhiều quá nên đã lấy mộng làm thực, ông nghĩ sẽ bắt Liên phải dùng thuốc và hỏi một ông bạn đồng sự chuyên khoa tâm lý xem có đúng không.
Mải mê trong suy tưởng, ông ngồi xuống trầm ngâm nghĩ ngợi. Từ lúc gia đình đời khỏi Bắc Việt năm 1954 di cư vào Nam, ba anh em đùm bọc lấy nhau. Lúc đi học, lúc đi làm, bao giờ ông cũng yêu thương quý trọng ông Bình và ông Hoà. Ông quan niệm rằng ngoài cha mẹ ra thì anh em ruột là những liên hệ thiêng liêng nhất. Ông nghĩ rằng một người lập gia đình có thể ly dị với người phối hợp, hoặc một cặp vợ chồng mà có một người chết người còn lại có thể tái hợp với người khác, hoặc như một người cha hay một người mẹ có thể có nhiều con với người phối hợp này hay với người phối hợp nọ, nhưng anh chị em ruột chỉ có thể do cha mẹ sinh ra không thể thay thế bằng ai khác được, đó là một sự thực hiển nhiên, bất di bất dịch không thể chối cãi được. Vì lý luận như vậy mà ông Yên cho rằng tình anh em là tình thiêng liêng, đằm thắm nhất, hơn cả tình vợ chồng, hơn cả tình cha mẹ đối với con.
Liên nhìn tôi suy nghĩ và tôi cũng nhìn kỹ Liên, thấy có nét hao hao quen thuộc. Bỗng Liên nói :
- Bố cháu là Trần Trọng Bình, nhà cháu trước ở đường Trương Minh Giảng nối dài. Không biết bố cháu có phải là bạn của bác không ?
- Đúng rồi ! ông Trần Trọng Bình là bạn cũ của tôi. Thế ra cô là con ông Bình. Thảo nào tôi nhìn cô có những nét quen quen mà không nhớ ra. Ông bà bây giờ ở đâu, có ở Pháp không ?
- A` bây giờ cháu nhớ ra rồi, Liên nói. Bác là bác Vũ. Hồi 71, 72 bác có đến chơi với bố cháu mấy lần, cháu có gặp bác. Hồi đó cháu đang học Văn khoa. Bố cháu mất rồi, bác ạ, mất hồi 74, bị tai nạn xe hơi. Mẹ cháu bây giờ cũng ở Toulouse gần chỗ cháu ở.
- Trời ! Ông Bình chết vì tai nạn xe hơi, lạ quá nhỉ ! Lái máy bay chiến đấu, vào sinh ra tử nguy hiểm thế mà không sao lại bị chết vì tai nạn xe hơi ! Đầu đuôi thế nào hở cô ?
- Đầu năm 73 bố cháu bị thương vì trúng mảnh đạn phòng không của Việt cộng, nên không còn bay nữa. Bố cháu được thăng chức Trung Tá và được chuyển về bộ Tổng Tham mưu làm việc bàn giấy, ngày đi về hai buổi như một công chức. Một hôm vào tháng 7 năm 74, bố cháu lái xe đưa mẹ cháu và em cháu lên Đà Lạt thì bị tai nạn tử thương ở Lâm Đồng. Mẹ cháu và em cháu bị thương nhưng không nguy hiểm đến tính mạng.
- Tội nghiệp quá ! Hồi đó tôi ở ngoại quốc nên không biết để chia buồn. Thế rồi sau đó, hồi tháng tư 75 gia đình cô có bị kẹt không ? Hình như ông Bình có mấy người em, có ông làm bác sĩ quân y phải không ?
- Dạ thưa phải. Chú Yên cháu là bác sĩ quân y, chú Hoà cháu làm giáo sư trung học. Còn cậu Bích là em mẹ cháu làm công chức ở bộ Quốc gia Giáo dục. Khi Việt cộng vào Sài-gòn thì mẹ cháu và em cháu đi được, cả chú Hoà nữa. Còn chú Yên, cậu mợ Bích và cháu bị kẹt lại. Rồi sau vượt biên đi được cả. Cháu và chồng cháu vượt biển tới Poulo Bidong rồi tới Pháp được bốn năm nay. Cái chết của bố cháu nó kỳ dị và lạ lùng lắm.
- Kỳ dị lạ lùng ra sao ? tôi hỏi.
- Chuyện khó tin lắm. Cháu chẳng kể cho ai nghe bao giờ vì sợ họ không tin bảo là chuyện bịa đặt. Nhưng toàn thể gia đình cháu đều được biết và chứng kiến.
- Thế thì cô phải kể cho tôi nghe vì tôi là bạn của ba cô.
- Bác nói vậy thì cháu xin vâng. Vả chăng sự việc đã xảy ra lâu rồi, bây giờ cũng chẳng cần phải giữ kín nữa. Cháu sẽ gặp bác để kể cho bác nghe.
- Cô vừa nói là ngày mất Sài gòn, má cô và em cô đi được, sao cô không đi cùng mà lại bị kẹt để phải vượt biên ?
- Thưa bác tại số xui nên. Đúng ngày 25-4-75, cháu đi xe đạp bị xe hơi đụng té xuống bất tỉnh. Xe cấp cứu chở vào bệnh viện Đô thành, cháu bị gãy xương chân. May mà đầu cháu không việc gì. Mẹ cháu lo quá, nhưng lại càng lo hơn vì mẹ cháu đã chạy chọt cho ba mẹ con cháu đi máy bay qua Mỹ tị nạn. Thế mà cháu bị tai nạn ! Hai hôm sau thì mẹ cháu được người môi giới gọi để lên Tân sơn Nhất đáp máy bay đi Guam. Mẹ cháu dùng dằng không muốn đi vì sợ phải bỏ cháu ở lại một mình. Cháu vừa mổ xong, chân bó bột không đi được, cháu phải hết sức năn nỉ mẹ cháu đi trước rồi cháu sẽ tìm cách đi sau. Vả chăng có cậu mợ Bích cháu ở lại không đi, cậu mợ Bích săn sóc cho cháu nên mẹ cháu mới an lòng đi cùng với em Nam cháu và gia đình chú Hoà. Còn chú Yên đang công tác ở ngoài Trung nên về không kịp, cũng bị kẹt lại. Bác thấy có phải tại số cháu không ?
Hôm sau tôi mời vợ chồng Minh và Liên lại nhà tôi dùng cơm, và Liên đã kể cho tôi nghe câu chuyện ly kỳ lạ lùng như sau.
***
Ông Bình mang mấy cái va-li đặt vào thùng sau xe, chiếc xe Peugeot 404 màu đen, hai hàng ghế bọc vải trắng. Ông nhanh nhẹn trở vào nhà mang nốt ra cái giỏ mây đựng những thức ăn mà bà Bình đã làm sẵn để đi đường ăn. Ông bơi bới trong giỏ tìm tòi và hỏi bà Bình :
- Em mang những cái gì đi thế này ?
- Bánh mì, ba-tê, dăm-bông. Anh muốn mang gì thêm không ?
- Bỏ thêm cho anh chai huých-ky Black and White.
- Trên Đà Lạt thiếu gì mà phải mang đi hả anh ?
- Để đi đường uống, em à.
- Thôi anh ơi, anh lái xe mà. Uống rượu lái xe nguy hiểm lắm.
- Không sao đâu em. Mạng anh lớn lắm. Đại liên và phòng không cộng sản bắn như mưa mà anh chẳng sao. Lấy cái chai dở trong tủ lạnh bỏ vào cho anh.
- Anh kỳ quá à, lái xe đường trường mà cũng nghĩ đến rượu chè be bét, bà Bình cự nự, thôi uống la-de đi anh. Để em bỏ vào giỏ cho anh mấy chai 33 anh nhé ?
- Thôi mà em, ông Bình dịu dọng có vẻ nài nỉ. Uống la-de thì cứ mấy cây số lại phải xuống xe vào bụi cây phiền lắm.
Liên mỉm cười. Bố nàng thì lúc nào cũng "tếu", đúng tác phong một ông pi-lốt già. Cao lớn, khoẻ mạnh, khuôn mặt hao hao giống tài tử điện ảnh Gregory Peck, 42 tuổi, ông Bình đã là một trong những pi-lốt đầu tiên của Việt Nam Cộng hoà. Xuất thân trường quân sự Nam Định, gia nhập không quân, ông Bình được cử đi học Marrakech và trở về nước lái những chiếc máy bay đầu tiên của Việt Nam. Mười mấy năm chiến đấu, mấy lần máy bay trúng đạn phòng không địch, lần nào ông cũng may mắn thoát nạn. Cuối cùng vì một mảnh đạn ở ngực làm ông không bay được nữa, ông được chuyển về bộ Tham Mưu trông coi phòng vật liệu "ngồi chơi xơi nước".
Đại bàng gẫy cánh, nhưng cũng không làm cho ông buồn. Ngày ngày hai buổi đi làm, "sáng vác ô đi tối vác về" như một công chức, ông đã dành những thời giờ còn lại để sống cuộc sống gia đình, chăm lo săn sóc vợ con, lấy rượu làm thú giải phiền, cái phiền mà ông vẫn gọi là "vạn cổ sầu". Liên chẳng hiểu "vạn cổ sầu" là cái sầu gì mà nó bền vững cả vạn năm, bằng cả 100 đời người nếu tính mỗi đời người là 100 tuổi. Liên nghĩ rằng mấy ông "bợm" nhậu, ông nào cũng phải lấy một cái cớ để biện hộ cho cái bệnh ghiền của mình.
Thế rồi đâu cũng vào đấy. Chai huých-ky cũng được xếp vào giỏ và Chúa ôi ! lại còn thêm gói thịt bò khô, lọ củ kiệu, để đưa cay nữa ! Liên lại mỉm cười. Nàng biết tính mẹ nàng lắm. Lúc nào cũng thương yêu chồng con dứt mực, chăm nom chồng con từng ly từng tý, hiền hậu dịu dàng, không bao giờ cáu gắt, mỗi khi không vừa ý điều gì thì từ tốn khuyên bảo con, nài nỉ chồng. Liên vừa kính phục vừa yêu mến mẹ nàng vô cùng, nhất là từ lúc biết rằng mẹ nàng đã từng là nữ sinh hoa khôi trường Trưng Vương Hà Nội những năm trước ngày gia đình di cư vào Sài-gòn. Với một nền giáo dục mới mà bà vẫn giữ được nền nếp và đức tính cổ truyền, quả thực là hiếm có.
- Thôi bố mẹ đi, con ! ông Bình nói. Bây giờ 6 giờ, chắc khoảng 4 giờ chiều tới nơi, nếu cái xe nó không giở chứng gì. Thứ bảy này bố đón con ở phi trường Liên Khàng. Trước khi ra Air Việt Nam, con "phôn" lên trên bác Đính cho bố mẹ biết. Tối nay ngủ sớm, mai vào thi cho bình tĩnh.
- Vâng. Bố mẹ đi mạnh giỏi. Con thi xong thứ bảy này con sẽ lên, Liên trả lời.
- "Bai bai" chị Liên. Nam, em Liên, vẫy tay chào.
- "Bai bai" em, lên trên đó gặp bồ chạy nhảy vừa chứ kẻo ngã gãy chân tay, nghe em.
Ba Liên cho chạy máy. Liên định quay trở vào, mẹ Liên gọi giật lại :
- A này con. Những thức ăn trong tủ lạnh, tối thứ sáu con cho bà Tám hết, rồi con tắt điện xả cho hết đá. Mẹ đã đưa tiền cho bà Tám rồi con khỏi phải đưa nữa.
- Vâng, mẹ yên trí.
- "Bai bai" Liên, ông Bình nói.
- Bố mẹ đi mạnh giỏi, thứ bảy con lên.
Liên giơ tay vẫy cho đến lúc chiếc xe chạy khuất con đường rồi mới trở vào.
Liên không cùng đi với bố mẹ vì ngày mai phải thi nốt mấy môn trong chứng chỉ văn chương cử nhân văn khoa. Sở dĩ ba mẹ nàng không chờ là vì ngày hôm sau là ngày giỗ ông ngoại, bác Đính là anh trưởng của mẹ nàng ở Đà Lạt làm giỗ. Ông Bình xin nghỉ một tuần lễ đưa mẹ nàng và Nam lên nghỉ hè luôn thể. Liên thi xong thì lên bằng máy bay rồi ở lại nghỉ với mẹ và em một tháng.
***
Liên thẫn thờ như người mất hồn khi đặt điện thoại xuống. Tiếng nói trong máy đã làm tim nàng ngừng lại, chân tay rụng rời cơ hồ không còn đứng vững và giữ nổi máy nói :
- A lô ! có phải nhà ông Trung tá Bình đấy không ?
- Dạ thưa phải nhưng ba má tôi không có nhà. Xin ông cho biết quý danh.
- Cô là con gái ông Trung tá Bình à ? ông Trần Trọng Bình ở Bộ Tổng Tham Mưu phải không ?
- Dạ thưa phải.
- Tôi là Đại uý Tiến, Trưởng ty cảnh sát Lâm Đồng. Tôi có tin rất buồn cho cô. Ba má cô bị tử nạn xe hơi trên đường Sài-gòn Đà-Lạt. Người em cô bị thương nhẹ hiện nằm ở nhà thương Lâm Đồng. Cô lên ngay lãnh tử thi ba má cô về chôn cất.
Một luồng giá lạnh băng chạy dài khắp xương sống Liên. Đầu Liên lảo đảo. Liên phải nắm chặt lấy thành bàn để khỏi ngã. Liên muốn nói mà óc như tê liệt, môi răng run lập cập, nàng lắp bắp thều thào không nên lời.
Trong máy nói, ông đại uý Tiến lo ngại, dồn dập gọi "A lô ! A lô !" và cả phút đồng hồ sau Liên mới yếu ớt lí nhí những gì không mạch lạc mà chắc ông đại úy Tiến không hiểu gì. Rồi Liên thẫn thờ đặt ống nói xuống giá máy, ngã vật xuống chiếc đi-văng cạnh đó. Lúc bấy giờ nước mắt nàng mới giàn giụa và nàng đau đớn nức nở nghẹn ngào, kêu liên tiếp : "Bố ơi ! Mẹ ơi ! Bố ơi ! Mẹ ơi !". Một cái gì nhẹ hẫng trong tâm hồn nàng, cơ thể nàng như bay bổng không còn trọng lượng, khối óc nàng như tan vụn thành những mảnh nhỏ vi ti, mọi cử chỉ, mọi suy nghĩ, mọi ý tưởng đều tê liệt. Như những dòng suối nhỏ, nước mắt nàng tuôn rơi không ngừng, ướt đầm chiếc nệm và miệng nàng không dứt kêu trời, kêu bố, kêu mẹ. Rồi nàng thiếp đi.
Tiếng chuông điện thoại làm cho Liên giật bắn người và ngồi nhỏm dậy. Liên đã thiếp đi không biết bao nhiêu lâu và trong giây lát nàng đã tưởng rằng những điều gì xảy ra cho cha mẹ nàng chỉ là cơn ác mộng.
Liên mệt mỏi nhấc ống nói. Chú ruột nàng ở đầu dây, ông Yên, một bác sĩ quân y ở gần nhà nàng :
- Liên đấy à ? Chú đây. Bố mẹ cháu tới Đà Lạt chưa ? "phôn" về chưa ?
Liên oà lên khóc nghẹn ngào kể lại cho ông Yên những lời mà ông Trưởng ty Cảnh sát Lâm Đồng nói với nàng hồi nãy.
Ông Yên hoảng hốt kêu : Trời ơi ! không thể thế được ! Để chú điện thoại lên Lâm Đồng hỏi lại cho rõ. Cháu cứ ở nhà, có gì chú báo tin cho biết. Cháu báo tin cho chú Hoà, cậu Bích và bác Đính. Rồi ông cúp máy không đợi Liên trả lời.
Liên gọi cho chú Hoà là em thứ hai của cha nàng, cho cậu Bích là em của mẹ nàng và cho bác Đính ở Đà Lat là anh lớn của mẹ nàng để mọi người biết hung tín.
Nửa giờ sau, ông bà Hoà và ông bà Bích đã đến, người nào mặt cũng lo buồn hoảng hốt và chờ đợi dây nói của ông Yên.
Tiếng chuông điện thoại vừa nhớm kêu, ông Hoà đã nhảy xổ đến nhấc ống nghe và giục giã dồn dập :
- Alô ! Alô ! Anh Yên đấy hả ? Làm sao ? làm sao ?
Đầu dây kia, ông Yên xúc động, ngập ngừng nói :
- Chú Hoà đấy à ! Đúng thật rồi, anh Bình và chị Bình tử nạn rồi, thằng Nam thì bị thương nhẹ thôi và hiện tất cả đang ở nhà thương Lâm Đồng. Trời ơi, đau đớn quá ! Chú chờ anh xin phép Đại tá nghỉ việc mấy ngày rồi cùng lên Lâm Đồng với anh. A chú nói với thím Hoà liên lạc với Bắc Việt Nghĩa Trang mua chỗ chôn cất chứ ở nghĩa trang quân đội thì hơi xa không tiện thăm viếng.
Ông Hoà đáp "Vâng ạ !" rồi gác máy, nói lại cho Liên, bà Hoà và vợ chồng ông Bích biết.
***
Khi Liên và ông Yên, ông Hoà tới nhà thương Lâm Đồng thì được biết bà Bình không chết. Lúc tai nạn xảy ra đầu bà Bình bị đập vào thành cửa xe nên bà bất tỉnh. Thêm vào đó mặt mày bà dính đầy máu của ông Bình bắn sang làm cảnh sát viên tưởng bà chết nên báo cáo về ty như vậy. Lúc Liên tới nơi thì bà đã khoẻ sau khi nhân viên bệnh viện Lâm Đồng đưa vào phòng hồi sinh ngửi dưỡng khí và chích thuốc trợ tim. Nam bị sây sát xoàng ở mặt và tay chân. Còn ông Bình thì ngực đập mạnh vào tay lái, đầu hất mạnh về phía trước đập vỡ tan kính chắn gió, máu bắn tung toé khắp chung quanh, ông đã chết ngay tức khắc trên tay lái.
Tai nạn xẩy ra trái với sự dằn vặt nội tâm của Liên. Liên đã tưởng ông Bình gây nên tai nạn vì đã say rượu trong khi lái xe, sự dằn vặt đã làm Liên khổ sở từ lúc nghe tin có tai nạn, Liên hối hận đã không ngăn cản bà Bình để chai rượu huých-ky vào trong giỏ. Nguyên nhân tai nạn hoàn toàn do kẻ khác gây nên. Chiếc xe be chở cây từ Di Linh xuống đã lấn sang phía trái quệt mạnh vào phía sau xe ông Bình làm xe ông mất thăng bằng, loạng choạng đâm mạnh vào cây lớn bên đường.
***
Được biết bà Bình còn sống, một nỗi vui mừng mãnh liệt xâm chiếm tâm hồn Liên, làm giảm bớt nỗi đau khổ của nàng, mà suốt trong quãng đường từ Sài-gòn tới Lâm Đồng, bao nhiêu tư tưởng đen tối đã dồn dập trong trí óc. Sự trống rỗng hiện tại trong tâm hồn và sự trống rỗng trong đời sống hàng ngày vì cha mẹ nàng không còn ở trên trái đất nữa làm cho Liên có những ý tưởng tuyệt vọng, muốn tự hủy hoại thân thể để theo cha mẹ. Sự thương yêu của cha mẹ nàng cũng như sự thương yêu của nàng đối với cha mẹ bao la bát ngát vô cùng tận nên sự mất mát hai người thương yêu nhất đời làm nàng không thể chịu đựng được. Những ý tưởng bất mãn đối với những đấng thiêng liêng đã bất công bắt cha mẹ nàng là những người không đáng chết tức tưởi đau đớn, trong khi chung quanh nàng, trong xã hội mà nàng đang sống, biết bao nhiêu kẻ ác đức bất nhân vẫn phây phây sống trên nhung lụa, hưởng những sự giàu sang sung sướng.
Liên chỉ nói được tiếng "Mẹ" rồi nghẹn ngào không nói nên lời gì nữa, cổ nàng như có một cục lớn làm nàng mắc nghẹn. Liên ôm lấy mẹ nước mắt giàn giụa. Bà Bình cũng yên lặng ôm con, nước mắt chảy ròng ròng. Hồi lâu Liên mới rời mẹ ra để sang khu bên cạnh thăm em nàng. Nam đang ngủ trên giường, chân tay mặt mũi sây sát, chỗ thì bôi thuốc đỏ sát trùng, chỗ thì dán băng keo, chỗ thì băng bó. Nam mới lên mười, người nhỏ nhắn mảnh khảnh, tuy nằm ngủ mà nét sợ hãi vẫn hiện lên trên mặt. Liên tiến lại gần giường, nhìn em thương hại, nước mắt chảy ròng. Tiếng động nhẹ do Liên chạm vào thành giường làm Nam giật mình mở mắt. Nhìn thấy Liên, Nam oà lên khóc , dồn dập hỏi : "Bố mẹ đâu hả chị Liên ? Trời ơi ! sợ quá chị Liên ơi."
Liên chưa kịp trả lời Nam đã hỏi liên tiếp : "Mẹ đâu rồi? Bao giờ về hả chị ? Sợ quá, em sợ quá chị ơi."
Liên ngồi xuống cạnh giường, ôm lấy đầu Nam vỗ về : "Hết sợ rồi, em. Mẹ nằm ở khu cấp cứu bên kia, còn bố thì... nàng nghẹn ngào nức nở... bố thì chết rồi em ơi !" Thế rồi nước mắt nàng lại chảy ra đầm đìa mặc dầu nàng cố gắng bình tĩnh để em nàng đỡ sợ. "Chú Hoà và chú Yên cùng lên với chị để đón mẹ và em về. Sáng mai thì có thể về được. Em cứ nằm yên ở đây".
Ông Hoà tới tìm Liên để xuống nhà xác khâm liệm cho ông Bình, ông Yên cũng đã đưa bà Bình xuống. Hai ông bà Đính đáp xe đò Minh Trung ở Đà Lạt cũng đã tới. Nhờ bác sĩ giám đốc bệnh viện Lâm Đồng là bạn học của ông Yên giúp nên ông Hoà đã mua được cỗ áo quan tốt và mượn được chiếc xe Hồng thập tự để chở xác ông Bình về Sài-gòn.
Mặt ông Bình đã được lau chùi sạch sẽ không còn dấu vết máu. Một vết thương lớn ở trán, máu đã khô, dài chừng năm phân. Bộ com-lê màu sẫm, áo sơ mi trắng tinh, chiếc cà vạt có sọc đỏ, đôi giày đen, mà ông Hoà mang từ Sài-gòn lên đã được thay cho bộ quần áo đẫm máu mà ông Bình mặc lúc xảy ra tai nạn.
Liên nhìn thấy da mặt cha nàng tái bệch nhưng nét mặt bình thản lạ lùng, nàng tưởng như bố nàng đang ngủ. Qua màn nước mắt, nàng còn tưởng như cha nàng nhếch mép mỉm cười. Liên đau đớn đến gần giường, hôn lên trán bố nàng rồi lặng yên đứng cạnh nước mắt giàn giụa.
Bà Bình cầm tay ông, phía tay có đeo nhẫn, bà đứng yên lặng như bức tượng gỗ, nước mắt chảy đầm đìa, thỉnh thoảng đau đớn kêu se sẽ "Anh ! Anh !" Nam đứng bên mẹ khóc thổn thức. Ông Yên, ông Hoà cũng không cầm được giọt lệ.
Quá trưa hôm sau, chiếc xe Hồng Thập Tự chở xác ông Bỉnh ngừng lại trước cửa nhà ông ở đường Trương Minh Giảng nối dài mấy phút rồi đi thẳng đến nghiã trang Bắc Việt ở An Nhơn. Ngoại trừ họ hàng bà con, chỉ có một số bạn cùng sở với ông Bình đến tiễn đưa ông. Đám tang thật đơn giản, có tính cách gia đình, đúng với ý muốn của bà Bình và Liên.
Suốt cả ngày mệt thế mà Liên cũng không sao ngủ được. Từ Lâm Đồng về đến nghĩa trang, chôn cất xong lại làm lễ cầu siêu ở trên chùa rồi rước linh về nhà cúng, mãi đến 10 giờ đêm mới xong. Liên ngồi vào bàn ăn mà bụng cứ thót lại, không cảm thấy đói, cổ nghẹn ngào như no đầy, ăn cơm vào mà không muốn nuốt. Liên bỏ dở chén cơm, uống một ly sữa nóng rồi lên phòng nằm ngủ. Phòng nàng ở trên lầu. Lên đầu cầu thang, phía bên trái là phòng của ông bà Bình, một phòng lớn trông ra cổng nhà, phía bên phải chia ra làm hai phòng, một của Liên và một của Nam, ở giữa là buồng tắm và nhà cầu. Cưả sổ phòng của Liên và của Nam trông ra vườn sau. Dưới nhà là phòng khách, phòng ăn và bếp. Chung quanh có vườn, chỗ thì trồng hoa, chỗ thì trồng rau. Một cây soài khá lớn, cành lá sum sê che lấp cả ánh sáng vào cửa sổ phòng Liên.
***
Liên thiếp đi một chút, khoảng chừng một giờ đồng hồ, rồi chợt tỉnh dậy. Liên nằm yên bất động, nghĩ đến cha nàng, nước mắt lại chảy ròng. Liên đau đớn, nức nở khóc, se sẽ kêu "Bố ! Bố !"
Bỗng Liên có một cảm giác như một luồng gió mát thật nhẹ chạm vào chán rồi một giọng trong trẻo gọi tên nàng, giọng nói thật nhỏ, thật xa xăm chứ không phải một giọng nói nhỏ thì thầm bên tai của người ở gần cạnh. Liên cho rằng mình mơ ngủ hay đang ở trong trạng thái chập chờn nửa tỉnh nửa mê.
Nhưng mấy phút sau, cảm giác nhẹ nhàng mát dịu lại chạm phớt vào tay và tiếng gọi "Liên ! Liên !" trong trẻo, thật nhỏ, thật xa xăm như rót vào tai nàng. Lần này Liên nghe thấy thật rõ, không còn nghi ngờ gì nữa, và Liên tỉnh hẳn dậy. Tiếng gọi lại tiếp "Liên ! Liên ! bố đây !" Liên giật thót mình vươn tay tìm núm bấm ở đầu giường để định bật đèn, tiếng nói nhỏ bé lại nói lên "Đừng bật đèn ! đừng con !" Lần này thì Liên đã hiểu, tiếng nói nhỏ bé đó là tiếng cuả ba nàng mà Liên đã nhận ra giọng. Liên mở mắt ngồi nhỏm dậy. Khuôn mặt của ông Bình hiện ra mờ mờ ở phía chân giường.
Liên sợ hãi, bụng thót quặn lại, răng run chạm lập cập với nhau. Nghĩ đến chuyện ma quỷ, Liên chỉ muốn bật đèn sáng nhưng Liên đã nhanh chóng lấy lại được bình tĩnh. Liên càng nhìn thấy rõ mặt cha nàng, khuôn mặt đúng như là buổi sáng hôm ông Bình đi Đà Lạt, không có vết tích gì về tai nạn. Ông Bình đi về phía đầu giường, ông vẫn mặc bộ quần áo hôm đó, áo sơ mi cụt tay, quần dài mầu nâu và đi đôi dép da.
Khó mà tả được rõ rệt hình dáng của ông Bình lúc bấy giờ như thế nào. Có thể ví như một người bằng thủy tinh trong suốt, đầu và tay nổi lên trong đêm tối do một ánh sáng lờ mờ như ánh sáng lân tinh, trông thấy mặt mũi mồm tai, nhưng không sắc nét, như một tấm ảnh chụp bị mờ.
Với một giọng cố hết sức tự nhiên, Liên nói :
- Bố, bố đấy à ?
- Ừ bố đây, con đừng sợ, ông Bình đáp.
Bây giờ thì Liên không còn nghi ngờ gì nữa, đúng cái "hồn ma" đứng ở cạnh giường là ông Bình, cha của nàng. Liên quên cả sợ hãi, vui mừng hỏi :
- Bố về từ hồi nào ?
- Bố về từ lâu. Bố luôn luôn ở cạnh mẹ và gia đình.
- Sao mà không ai thấy bố ?
- Vì một chút ánh sáng cũng làm át mất hình ảnh của bố. Vì thế bố mới nói con đừng bật đèn lên.
- Tai nạn xảy ra như thế nào ? bố có đau không ?
- Tai nạn xảy ra nhanh quá. Khi chiếc xe be chở cây chạy ngược chiều quệt vào phía sau xe thì xe mất thăng bằng, chiếc xe chạy loạng choạng bố không điều khiển nổi và cũng không thắng được, nên xe đâm thẳng vào cây lớn bên vệ đường. Đầu bố bị hất mạnh về phía trước làm vỡ tan kính chắn gió, ngực bị đập mạnh vào tay lái. Bố không thấy đau đớn gì, chỉ thấy tối sầm một lúc khoảng hai ba phút, đến lúc bố ngó sang phía mẹ ngồi thấy mẹ bị bất tỉnh không động đậy gì được, mặt mày đầy máu. Nhìn về phía sau thấy Nam chân tay cũng đầy máu, kêu bố mẹ om sòm. Bố muốn mở cửa xe nhưng nặng chĩu không sao mở được. Phải khoảng mươi phút sau khi cảnh sát công lộ tới khiêng bố và mẹ xuống, lúc bấy giờ bố mới biết rằng bố với cái xác nắm gục trên tay lái đầu đâm vào kiếng gió không còn là một nữa. Bố nghe rõ hai người cảnh sát nói với nhau :
"Hai vợ chồng người này chết rồi, thằng nhỏ chắc không sao, bị thương nhẹ thôi." Một người cảnh sát đọc giấy tờ của bố và nói :
"Ông này là Trung tá Trần Trọng Bình ở Bộ Tổng Tham Mưu" rồi gọi ra-đi-ô về ty cảnh sát Lâm Đồng.
- A lô ! báo cáo ông Trưởng Ty, tai nạn lưu thông. Xe Bờ-rô số NB 784 chạy hướng Sàigòn - Đàlạt, đụng vào cây tại cây số 245. Người lái xe là Trung Tá Trần Trọng Bình làm tại Bộ Tổng Tham Mưu Sàigòn, nhà ở số 112/481 Trương Minh Giảng nối dài, Gia Định, điện thoại số 24.356. Hai ông bà đều chết, con trai khoảng 10 tuổi bị thương nhẹ. Báo cáo ông Trưởng Ty em chở đứa nhỏ và xác hai người về nhà thương Lâm Đồng.
Ở nhà thương khi mẹ con tỉnh dậy, bố đứng bên cạnh mà mẹ không biết, bố nói với mẹ mà mẹ không nghe thấy. Lúc cả nhà lên bố cũng đứng cạnh chú Yên.
- Bố nói vậy là bố hiện ngay hình lên được à ?
- Đúng đấy, con à.
- Bây giờ bố thấy trong người làm sao ?
- Bây giờ thì bố thấy nhẹ nhàng dễ chịu hơn trước, không còn bị cái xác phàm nặng nề ràng buộc nữa.
- Bố ơi ! bố chết đi làm cả nhà đau đớn, mẹ con và chúng con thương bố vô cùng. Trên đường từ Sàigòn đi Lâm Đồng con chẳng còn thiết sống nữa, và bây giờ bố hiện về càng làm tăng thêm nỗi đau đớn của con.
- Bố biết mẹ con và con thương bố lắm. Ngược lại bố cũng thương yêu mẹ con và các con lắm, nhưng số mệnh bắt như vậy, biết làm sao tránh thoát được !
- Bố đã nói chuyện với mẹ và em Nam chưa ?
- Chưa. Mẹ con và Nam ngủ say quá, bố gọi mãi mà không được. Thôi bây giờ con ngủ đi, tối mai khoảng 11 giờ đêm bố sẽ về gặp lại.
Liên phải tự dằn mình lắm mới không sang đánh thức mẹ dậy để kể cho mẹ biết việc ba nàng mới hiện hình về. Liên nghĩ nên để cho mẹ ngủ lấy sức đừng để mẹ thương cảm nhiều quá sinh bệnh thì phiền lắm, sáng mai kể cho mẹ cũng không muộn gì. Trằn trọc mãi, Liên phải uống một viên thuốc ngủ mới chìm vào trong giấc ngủ nặng nề được.
***
Khi nàng tỉnh dậy thì đã 9 giờ sáng. Sang phòng mẹ không thấy mẹ đâu, Liên xuống dưới nhà. Trước cái bàn viết trải khăn trắng biến thành bàn thờ kê sát một phía tường trong phòng khách, bà Bình bận đồ tang đang sụt sịt khóc trước ảnh chồng. Đó là một tấm hình khổ 9x12 phân, hình ông Bình lúc còn trẻ ngoài 20 tuổi. Liên đoán rằng tấm hình này có nhiều kỷ niệm với mẹ nàng, có thể là tấm hình ba nàng tặng mẹ nàng lúc hai người mới yêu nhau, chứ ba nàng thiếu gì những hình mầu, đẹp, mới chụp gần đây. Liên lặng lẽ lại gần bàn thờ, đốt ba nén hương cắm vào bình, ngồi xuống chiếu trải dưới đất, lạy mấy lạy rồi thút thít khóc.
Tiếng chim sẻ non chiêm chiếp gọi mẹ ở ngoài vườn. Tiếng mấy con gà mái cột cột gọi đàn con, làm tăng thêm sự yên tĩnh của căn nhà ở xa nơi xe cộ đi lại mà cái chết của chủ nhân càng làm thêm vắng vẻ và tâm hồn hai mẹ con bà Bình càng thêm trống trải.
Nam đã tỉnh dậy xuống nhà kêu đói ầm ỹ. Bà Tám bầy thức ăn điểm tâm lên bàn và mời bà Bình cùng Liên lại ăn.
Liên vừa uống sữa vừa kín đáo đưa mắt ngắm mẹ. Mới có ba ngày mà bà Bình trông khác hẳn. Khuôn mặt hốc hác, cặp mắt lờ đờ, mí mắt xưng húp, mọi cử động bơ phờ chậm chạp. Liên thương hại quá chừng.
Chẳng thể so sánh giữa cha và mẹ, Liên thương ai hơn, nhưng gần gũi thì Liên gần mẹ hơn. Những lần mẹ con ngồi lâu thủ thỉ với nhau, những sự chỉ bảo của mẹ về đời người con gái, bổn phận người đàn bà với chồng, với con, với gia đình nhà chồng, những buổi tối mẹ giảng bài lúc còn ở trung và tiểu học, những vui buồn ở trường Liên kể cho mẹ, những lo âu của mẹ mỗi khi ông Bình đi bay, tất cả những cái đó làm Liên quyến luyến mẹ hơn bố.
Liên ngập ngừng nói với mẹ :
- Đêm qua con thấy bố, mẹ ạ.
- Ừ, mẹ cũng vậy, bà Bình đáp.
- Mẹ thấy bố làm sao ?
- Mẹ thấy bố mình mẩy đầy máu, nhìn mẹ mà không nói gì. Mẹ hỏi bố có đau đớn không thì bố chỉ gật đầu ứa nước mắt. Mẹ hỏi có cần gì không thì bố bảo lạnh lắm gửi cho bố quần áo. Bố nói bố thương mẹ và các con lắm.
- Mẹ ơi, không phải con nắm mê đâu, mà con thấy bố thật. Bố chẳng khác gì lúc sống, bố nói bố không đau đớn gì mà còn nhẹ nhàng dễ chịu lắm. Mẹ đừng lo cho bố.
Bà Bình nhìn con hồi lâu nghi ngờ rồi bà cất tiếng hỏi :
- Con không ăn không ngủ được phải không ? Trông con hốc hác phờ phạc quá. Để mẹ điện thoại cho chú Yên hỏi thuốc cho con nhé ?
Liên nghĩ rằng mẹ nàng đã hiểu lầm cho rằng nàng bị xúc động thương cảm quá về cái chết của cha rồi mất ăn mất ngủ, sinh bệnh, tưởng tượng nói xàm nói bậy. Liên đáp :
- Mẹ ơi ! con nói thiệt đấy mẹ ạ.
Rồi Liên vắn tắt kể lại những sự việc xảy ra tối qua, nhấn mạnh vào lời hẹn của cha nàng để cho mẹ tin.
Bà Bình yên lặng ngồi nghe, thoáng lộ một vẻ vui mừng trên khuôn mặt buồn bã mệt mỏi, bà nói :
- Thiệt hả Liên ? Con không nói dối mẹ đấy chứ ?
- Thiệt mà mẹ, con không bịa đặt ra đâu. Vả chăng tối nay mẹ có thể thấy bố mà. Con nghĩ nên mời các chú thím và cậu mợ lại, mẹ có đồng ý không ?
- Ừ con nghĩ phải. Lát nữa con điện thoại cho chú Yên, chú Hoà và cậu Bích.
- Thưa mẹ vâng.
***
Suốt ngày chuông điện thoại réo tới tấp, bạn của Liên thì hỏi sao Liên không đi thi, họ hàng xa gần thì trách móc bà Bình sao không cho biết để đưa đám, bạn hữu thì ngỏ lời chia buồn...
Tối đến, cơm nước xong thì ông Yên đến đầu tiên, rồi vợ chồng ông Hoà, ông bà Bích. Liên phải kể đi kể lại câu chuyện ông Bình hiện hình về và những lời ông nói. Mọi người đều chăm chú nghe, ai cũng tin là Liên nói thực, nhưng không cất hết nỗi hoài nghi vì sự lạ lùng khó có thể xảy ra được, hoài nghi vì cho rằng trong khi thương cảm quá độ, óc tưởng tượng của Liên có thể không phân biệt được đâu là thực đâu là mộng. Tuy chẳng ai nói ra nhưng Liên cũng cảm thấy qua những cái nhìn đồng loã, qua những cái lắc đầu kín đáo, rằng mọi người không tin hoàn toàn.
Nam sợ lắm. Tội nghiệp thằng bé mới 10 tuổi, rồi sau này suốt đời nó sẽ bị ám ảnh về cái chết thương tâm của bố nó. Hình ảnh ghê rợn của bố nó nằm gục trên tay lái, đầu đâm vỡ kính chắn gió thành những mảnh vụn, mẹ nó nằm bất tỉnh, máu mê đầy mặt mũi, còn nó thì bị thương tích máu chảy đỏ lòm khắp nơi trên dầu, trên mặt, trên quần áo, trên nệm ghế trắng tinh. Những hình ảnh đó in sâu vào óc rồi sẽ ảnh hưởng nặng nề tới tính tình và tương lai của nó. Nam nghe Liên kể chuyện ba nó hiện hình về, nó rờn rợn sợ. Ba nó thì nó thương yêu thật, nhưng bây giờ ba nó chết không còn là ba mọi ngày nữa mà là "con ma" hiện về, nó sợ lắm. Những chuyện ma quỷ mà nó nghe bà Tám kể vẫn làm nó ghê rợn. Đêm đêm nhìn ra vườn tối om là nó không dám bước chân ra. Trong nhà phòng nào tối không bật đèn sáng là nó cũng không dám vào.
Tội nghiệp thằng bé, nó nhớ ba nó lắm, nó ngồi nghe mà khóc thút thít. Ba nó cưng nó lắm nên lúc nào nó cũng quấn quýt lấy ba nó. Nó gần ba nó nhiều hơn gần má. Ba nó kể những chuyện máy bay, những chuyện chiến tranh, làm nó mê say và coi ba nó như một thần tượng, một Superman, một Zorro. Ba nó chết đi nó cảm thấy đau đớn buồn bã, thiếu thốn, nhưng nó chưa hiểu được những sự thiệt thòi mất mát cho tương lai nó, cho đời nó.
Buổi tối đi qua rất nhanh. Chuông đồng hồ thong thả điểm 11 tiếng. Nam buồn ngủ ngáp lên ngáp xuống. Bà Bình giục nó đi ngủ, nhưng nó không chịu, muốn thức để chờ gặp ba nó. Vả lại nó cũng sợ, lên lầu tối thui một mình, nó chẳng dám. Tối nay thế nào nó củng phải chui vào phòng má hay phòng chị Liên chứ ngủ một mình nó chẳng có can đảm.
Mọi người đều kích thích, đứng ngồi không yên, nhất là giờ hẹn đã tới. Bà Bình là người trầm tĩnh cũng thấp thỏm nhìn ra phía cửa. Bà Hoà, bà Bích ngồi trước bàn thờ tụng kinh Cầu Siêu và kinh Bát Nhã. Mùi hương Vĩnh Thịnh thơm ngát toả khắp nhà, hai ngọn nến trắng thỉnh thoảng lung linh có lúc như muốn tắt. Tiếng tụng kinh lúc to lúc nhỏ, có lúc lại lên cao: "Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị..." nhắc nhở đến nghĩa lý của những sự vật trên cõi đời, bà Bình và Liên không cầm được nước mắt.
Ông Yên đi đi lại lại trong phòng. Trong đời sinh viên y khoa của ông và từ lúc ra trường đến giờ, ông đã đụng chạm với bao nhiêu xác chết. Óc khoa học của ông chỉ chấp nhận một sự thực khi chính mắt ông trông thấy và chỉ công nhận khi giải thích và chứng minh được. Ông không nghi ngờ những lời Liên kể và ông cũng không kết luận là sự đó có thể xảy ra. Xác chết đối với ông chỉ là một vật vô tri vô giác. Khi còn đi học ông đã mổ xẻ cưa cắt kìm kẹp bao nhiêu lần những cái xác vô thừa nhận. Khi ra trường tùng sự tại các bệnh viện ông đã nhiều phen chứng kiến bệnh nhân chết, chết trên giường bệnh, chết trên giường mổ, chết trong khi chiến đấu ở chiến trường, ông không mảy may bao giờ nghĩ đến ma quỷ. Những chuyện ma hiện hình quấy phá, làm người này ốm đau, người kia bệnh tật, phải cầu cúng van vái, lập đàn thuê thầy pháp, thầy phù thủy về trừ tà bắt ma, những chuyện mà thời thơ ấu ông được nghe kể, những chuyện đó đã lâu rồi không thấy xảy ra nữa hoặc không thấy ai kể đến nữa. Có lẽ chỉ là bịa đặt. Có lẽ từ khi văn minh khoa học phổ biến rộng rãi, từ ngày mà điện khí được quảng bá tại các thị thành thì những chuyện mê tín dị đoan không còn đất sống nữa, hoặc những ma quỷ, nếu ma quỷ có thực, đã bị điện lực và cơ khí đuổi khỏi nhiều nơi, nhất là ở các thị thành. Ông cũng nghi ngờ rằng Liên bị cảm xúc nhiều quá nên đã lấy mộng làm thực, ông nghĩ sẽ bắt Liên phải dùng thuốc và hỏi một ông bạn đồng sự chuyên khoa tâm lý xem có đúng không.
Mải mê trong suy tưởng, ông ngồi xuống trầm ngâm nghĩ ngợi. Từ lúc gia đình đời khỏi Bắc Việt năm 1954 di cư vào Nam, ba anh em đùm bọc lấy nhau. Lúc đi học, lúc đi làm, bao giờ ông cũng yêu thương quý trọng ông Bình và ông Hoà. Ông quan niệm rằng ngoài cha mẹ ra thì anh em ruột là những liên hệ thiêng liêng nhất. Ông nghĩ rằng một người lập gia đình có thể ly dị với người phối hợp, hoặc một cặp vợ chồng mà có một người chết người còn lại có thể tái hợp với người khác, hoặc như một người cha hay một người mẹ có thể có nhiều con với người phối hợp này hay với người phối hợp nọ, nhưng anh chị em ruột chỉ có thể do cha mẹ sinh ra không thể thay thế bằng ai khác được, đó là một sự thực hiển nhiên, bất di bất dịch không thể chối cãi được. Vì lý luận như vậy mà ông Yên cho rằng tình anh em là tình thiêng liêng, đằm thắm nhất, hơn cả tình vợ chồng, hơn cả tình cha mẹ đối với con.
Bà Hoà và bà Bích đã tụng xong kinh Đại Bi. Mấy tiếng chuông dồn dập báo hiệu chấm dứt. Sự im lặng trở lại căn nhà đè nặng lên ưu tư và tang tóc của mọi người. Mùi nhang thơm nồng càng làm ngột ngạt thêm không khí nóng bức cuả đêm hè trong căn nhà mà cửa ngõ đã đóng chặt. Tiếng côn trùng rỉ rả ngoài vườn, tiếng chó sủa xa xa làm tăng thêm cảnh tịch mịch của khu nhà mà tuy ở gần thành thị những tiếng động của phố phường cũng không dội tới, nhất là vào giờ khuya khoắt này.
Chợt Liên giật mình, nàng vừa nghe rõ tiếng ba nàng. Liên hỏi mẹ :
- Mẹ có nghe thấy không ? các chú có nghe thấy gì không ?
- Không, mẹ không nghe thấy, con thấy gì ?
- Con nghe thấy tiếng bố gọi. Đấy bố lại đang gọi mẹ và chú. Mẹ và các chú không nghe thấy gì à ?
Mọi người đều lắng tai nghe. Một hồi lâu ai nấy đều lắc đầu nhìn Liên ngầm hỏi.
Liên vẵn nghe tiếng ông Bình gọi rõ ràng, mồn một như rót vào tai. Liên không hiểu tại sao mà mọi người không ai nghe thấy.
Trong một thoáng qua Liên chợt nghi ngờ hay nàng mộng du, hay nàng đang mơ, hay nàng đang điên ? Nếu không thì sao mọi người không ai nghe thấy tiếng gọi của cha nàng mà chỉ riêng nàng nghe thấy ? Tiếng nói của ông Bình tiếp tục : "Liên ! Liên ! con có nghe thấy tiếng bố không ?" và chẳng còn ngần ngại nữa, Liên trả lời : "Có, con có nghe thấy tiếng của bố".
Câu trả lời của Liên, trả lời vào khoảng trống im lặng, trả lời với người đối thoại vô hình, làm mọi người vừa rùng mình ghê rợn, bán tín bán nghi, vừa tò mò muốn biết, vừa nôn nóng muốn hỏi.
Liên tiếp tục nói : Mẹ và các chú thím, cậu mợ Bích, không nghe thấy tiếng bố. Ngược lại, bố có nghe thấy tiếng của ai không ?
(Im lặng một lúc)
Liên : Bố có nghe thấy tiếng tất cả mọi người à ?
(Im lặng một lúc)
Liên : Như vậy cũng được. Ai hỏi bố thì cứ hỏi, con sẽ nhắc lại những lời bố trả lời.
(Im lặng một chút)
Liên : A` con quên không nghĩ tới.
Rồi Liên đứng dậy, qua chỗ bàn thờ thổi tắt hai ngọn nến và đi tắt tất cả những ngọn đèn trong phòng khách và phòng bên cạnh. Trong nhà tối thui.
Mọi người đều ồ lên một tiếng. Hình ông Bình từ từ hiện rõ, đứng sau bà Bình, tay để lên vai bà. Bà Bình không nhìn thấy ngay, chỉ những người ngồi đối diện mới thấy rõ. Mặc dầu ông Bình đặt tay lên vai bà, bà Bình không cảm thấy một sức nặng nào, nên bà không biết. Có lẽ ông Bình đứng như thế đã lâu, từ lúc ông trở về.
Vẫn như lúc còn sống buổi sáng hôm ông ở nhà bước lên xe đi Đà Lạt, cái áo sơ mi cụt tay, cái quần mầu nâu sẫm, chân đi đôi dép, nét mặt ông bình thản không tỏ vẻ gì đau đớn âu sầu.
Bà Bình quay đầu lại nhìn thấy ông, oà lên khóc. Nam sợ quá, nép vào lòng mẹ và cũng nức nở khóc theo. Ông bà Hoà, ông bà Bích niệm Phật Di Đà. Chỉ có ông Yên là bình tĩnh lặng nhìn. Liên thì không bị bất ngờ nên không có phản ứng gì mà lại còn cảm thấy một chút thoải mái về sự xuất hiện của ông Bình đánh tan những ngờ vực mà mấy phút trước nàng còn thắc mắc.
Bà Bình nghẹn ngào cất tiếng : Anh Bình ơi, anh có đau đớn không ? Tội nghiệp anh quá !
Ông Bình (qua lời nói của Liên) : Không em à, anh không bị đau đớn gì cả. Khi xe đụng vào cây, đầu anh đập mạnh vào kính chắn gió, anh không có một cảm giác gì, thấy tối sầm một lúc chừng một hai phút, rồi anh lại nhìn thấy em và Nam ngay. Chỉ lúc hai người lính cảnh sát tới, họ nói chuyện với nhau và khiêng anh và em xuống, anh mới biết là hồn đã lìa khỏi xác. Như vậy cái chết không làm anh đau đớn gì, và bây giờ thì anh không bị thể xác ràng buộc nên anh nhẹ nhàng và dễ chịu lắm.
Bà Bình : Anh chết đột ngột như vậy để thương để nhớ cho em và cho con cái, cho người thân ruột thịt, tội nghiệp cho em quá anh ơi. Em không còn thiết sống nữa đâu, thiếu anh chắc em không thể sống được.
Ông Bình : Em ơi ! Em nói thế không được. Anh hiểu biết sự đau đớn của em lắm, nhưng cái chết là do số mạng, có ai muốn chết đâu. Còn cái sống là một ơn huệ Trời ban cho, mạng sống là điều quý báu nhất trên đời không có lý do gì mà hủy bỏ. Vả chăng còn một điều quan trọng nữa, đó là bổn phận, bổn phận đối với gia đình, với xã hội. Cuộc đời cuả anh đang sống hạnh phúc bên em và các con những tưởng mãi mãi bền vững, ai ngờ đột nhiên bị chấm dứt, sao anh không thương tiếc, không bất mãn. Nhưng số mệnh đã an bài như vậy, chẳng ai thoát khỏi, dù có muốn đến đâu cũng không cưỡng lại được. Bây giờ anh đã chết, em cần phải can đảm sống, thay anh trông coi các con, bổn phận đó nặng nề lắm, em thấy không ?
Bà Bình : Vâng, anh nói vậy thì em cũng biết vậy, nhưng em không thể chịu đựng nổi.
Nói rồi bà Bình lại thổn thức khóc, và hồi lâu bà hỏi tiếp :
- Anh có gặp cha mẹ anh và cha mẹ em không ?
- Không em à. Anh cố tìm mà không sao gặp được.
- Hay tại ở ngoài Bắc xa quá ?
- Không, không phải thế ! Không có chỗ nào là xa đối với anh. Anh chỉ cần muốn tới chỗ nào là trong khoảng khắc anh có thể tới nơi đó.
Ông Hoà : Anh có gặp những bạn đồng ngũ tử trận không ?
Ông Bình : Không, không gặp ai cả. Có thấy một số quân nhân mà anh không quen biết. A` anh có gặp ông Văn.
- Ông Văn ở bộ Kinh tế chết tuần trước ấy à ?
- Đúng đấy.
- Ông có nhận ra anh không ?
- Có
- Ông có về nhà ông ta không ?
- Có, ông có về. Ông kể chuyện cho anh biết là lần đầu bà vợ thấy ông, bà sợ quá cho là ma, bà van lạy, hứa cúng bái, đốt vàng đốt mã v.v... Sau đó ông xuất hiện một vài lần nữa, nhưng khi ông nói cả nhà không ai nghe được, nên ông thất vọng không về thăm nhà nữa. May nhà ta có cháu Liên nghe được nếu không thì chắc anh cũng chẳng về mãi làm gì.
Ông Hoà : Bây giờ anh "sống" như thế nào ?
Ông Bình : Bây giờ anh lìa khỏi thể xác nên anh thấy nhẹ nhàng hơn trước. Anh có thể muốn tới đâu cũng được, chỉ cần tập trung ý vào nơi đó là tới, không phải khó nhọc gì. Anh không cần phải ăn uống như người sống vì không có nhu cầu và cũng không có cảm giác nóng lạnh gì cả. Chỉ những nơi nào náo nhiệt, những nơi có ánh sáng và sức nóng là anh không chịu được vì vậy anh cần phải xuất hiện về đêm khuya, ở những nơi yên tĩnh. Anh có thể hiện hình như bây giờ để người ta thấy hay là giữ vô hình.
Bà Bích và bà Hoà từ lúc thấy ông Bình hiện lên đều sợ hãi, miệng lâm râm niệm Phật. Đến khi thấy ông Bình không có vẻ gì là "ma ác" hai bà bạo dạn tới gần, chắp tay xá ông Bình và cầu xin ông phù hộ cho toàn thể gia đình được bình yên, khoẻ mạnh, trẻ con học hành tấn tới, hai bà buôn may bán đắt, "nhất bản vạn lợi".
Ông Bình nở một nụ cười tinh nghịch rồi ông nói : Được rồi anh sẽ cố gắng giúp thím và mợ làm ăn phát tài, nhưng anh không hứa chắc.
Ông Yên : Bây giờ anh ở nơi nào và chỗ anh ở như thế nào ?
Ông Bình : Anh không có nơi ở nhất định và không cần thiết phải có nhà cửa như ở trên dương trần. Nơi anh tới khác hẳn với dương thế, nó man mác tựa như một cánh đồng rộng bao la bát ngát, cỏ cây hoa lá thơm ngát, mọi người gặp nhau trong cảnh hoan lạc, không ai bị những tình cảm hay đam mê chi phối, không có những nhu cầu như lúc sống, thể xác không bị bệnh tật, đau yếu hành hạ, khí hậu hiền hoà, ánh sáng dịu dàng, màu sắc thật cân đối, phong cảnh đẹp đẽ như trong một bức tranh, như trong một giấc mơ.
Ông Yên : Có đông người không và người giống nào.
Ông Bình : Không đông lắm và toàn người Việt, đủ các hạng tuổi.
Ông Yên : Anh có gặp ai quen không ?
Ông Bình : Ngoài ông Văn ở Bộ Kinh Tế thì không gặp ai quen.
Ông Yên: Như vậy chắc còn nhiều nơi khác nữa ?
Ông Bình : Anh không biết. Có lẽ chỗ anh ở là một cái trạm nhỏ, một cái làng nhỏ chăng. Anh cũng chưa hiểu biết về cách tổ chức như thế nào, có lẽ phải đợi ít lâu mới biết hơn nữa. Nhưng thôi, để lần khác lại nói chuyện tiếp. Anh không đủ sức để xuất hiện lâu và nói nhiều được. Vả chăng bây giờ đã một hai giờ sáng rồi, mọi người nên đi ngủ, tối mai vào khoảng 11 giờ đêm anh lại về.
Nói rồi ông đặt tay lên vai bà Bình và Liên, Nam rồi ông giơ tay vẫy mọi người, hình ông từ từ mờ dần, mờ dần cho đến lúc biến hẳn.
Liên đứng dậy bật đèn. Nam đang ngủ gà ngủ gật, thấy ánh sáng vội choàng dậy mắt nhắm mắt mở. Bà Bình thẫn thờ, các ông Hoà, Yên, Bích thì đăm chiêu. Rồi mọi người cáo từ bà Bình, hẹn tối sau trở lại.
Căn nhà trở nên trống trải lặng ngắt. Bà Bình sụt sùi khóc, chậm chạp bước lên cầu thang. Nam chạy theo mẹ. Liên đăm chiêu suy nghĩ. Những lời giải thích của cha nàng chẳng làm giảm được nỗi đau buồn của sự chia ly đột ngột, sự bình tĩnh của cha nàng chẳng mang lại cho mẹ con nàng sự bình thản tương tự. Giữa người sống và người chết, giữa mẹ và cha nàng, dù có chấp nhận thuyết định mệnh, hoặc thuyết sinh ký tử quy, thì chỉ mẹ con nàng là đau đớn khổ sở thôi.
Suốt ngày bà Bình bận tiếp đãi họ hàng, bạn bè đến thăm hỏi chia buồn, cũng có người thật tình thương tiếc, cũng có người vì xã giao, vì tò mò. Bà Bình chẳng hở cho ai biết việc ông Bình hiện về, bà cũng dặn Liên và Nam phải giữ kín không nói với ai, ngay cả với bà Tám là người giúp việc nhà. Cũng may bà Tám cứ độ 9 giờ tối là về ngủ nhà con bà ấy thành ra nếu không ai nói thì không thể nào bà Tám biết được. Bà Bình điện thoại ngay từ sáng sớm cho ông Yên, ông bà Hoà, ông bà Bích dặn phải giữ kín vì rằng bà sợ hở chuyện ra thì những người hiếu kỳ hay những người mê tín đến cầu cúng van vái có thể biến nhà bà thành một cái chợ, thì rất phiền toái có thể làm cho ông Bình không trở về nữa. Dầu sao thì bà cũng chỉ muốn việc ông Bình hiện về chỉ là một việc riêng của gia đình bà mà thôi. Vả lại bà cần phải hỏi ông về nhiều vấn đề gia đình, tương lai con cái, cần phải yên tĩnh và lâu dần mới có thể hỏi hết được.
Liên thì nghĩ hiện tượng ông Bình trở về từ cõi chết là một hiện tượng lạ lùng mà các nhà bác học trên thế giới sẽ sung sướng nếu được chứng kiến để nghiên cứu và học hỏi về nhiều vấn đề siêu hình từ xưa tới nay chưa giải thích được. Nếu giới truyền thanh, truyền hình, báo chí biết được, chắc chắn họ sẽ khai thác triệt để, không bỏ cơ hội đến điều tra, phóng sự, phỏng vấn, thí nghiệm làm rùm beng mang không ít phiền phức đến. Chẳng kể đến công an, cảnh sát nghi ngờ điều tra vì sợ có điều gì ám muội. Nhất là các cơ quan gián điệp các nước sẽ tìm cách bắt hợp tác để tìm tòi những bí mật quân sự, các cơ quan công lý nhờ điều tra những vụ án để tím thủ phạm, v.v... làm khổ nhiều đến mẹ con nàng và ông Bình.
Liên định bụng sẽ bàn với ông Yên về những hậu quả này và nêu vấn đề đó với cả nhà để yêu cầu phải hết sức giữ kín, nhất là bà Hoà và bà Bích hay trống miệng.
Liên nhớ có đọc trong một tờ báo ngoại quốc việc hải quân một cường quốc thí nghiệm viễn cảm truyền ý. Họ tổ chức hai toán người, một toán vào trong một chiếc tầu ngầm rồi tầu đó lặn sâu xuống biển. Toán thứ hai ở trên bờ. Đúng đến giờ đã hẹn trước hai toán sẽ viễn cảm truyền ý đầu tiên về một vấn đề đã định trước và về một vấn đề mà hai bên không định trước, một bên truyền đi, một bên nhận. Bên truyền đi ghi vào giấy những ý kiến phát ra, phát từ trong trí người phụ trách, bên nhận cũng ghi trên giấy những gì người phụ trách nhận thấy ở trong trí óc vào giờ phút đó. Sau đó hai bên sẽ gửi kết quả về trung ương, ở đó người ta so sánh lời ghi của hai bên xem có phù hợp không, nếu phù hợp thì việc thí nghiệm coi là thành công, trái lại thì coi là thất bại. Nếu Liên không nhớ nhầm thì kết quả những cuộc thí nghiệm đó không lấy gì làm khích lệ.
Bây giờ thì Liên đã hiểu tại sao các cuộc thí nghiệm đó thất bại. Phải có khả năng bẩm sinh về viễn cảm truyền ý thì mới có thể làm được chứ không phải bất cứ người nào cũng làm được. Nếu họ biết Liên có khả năng đó, chắc chắn họ chẳng bỏ cơ hội mời nàng cộng tác.
Bà Bích và bà Hoà tới cùng với một vị sư chùa Bắc Việt để tụng kinh cầu siêu cho ông Bình. Bà Tám đặt cơm cúng lên bàn thờ. Ông Yên, ông Hoà và ông Bích tan sở ra cũng kéo đến. Mọi người đều ngồi trước bàn thờ tụng niệm.
Cúng kiến xong, vị sư chùa Bắc Việt ra về. Bà Tám giúp việc, sau khi dọn xong bếp nước rồi cũng về nhà con bà ấy. Trong nhà chẳng còn ai ngoài những người trong gia đình. Liên khoá chặt cửa ngõ.
Trận mưa lớn lúc ban chiều đã làm dịu sức nóng bức và giảm bớt không khí ngột ngạt của mùi hương nến trong căn phòng. Buổi tối xuống dần dần. Từng đàn dơi bay đi kiếm ăn, loạng choạng bay cao trên các nóc nhà tiếng kêu chít chít. Mấy con chim én bay nhanh như lao mình vào không trung, lũ chim sẻ ríu rít gọi nhau tìm chỗ ngủ trong các tàn cây rậm rạp.
Liên mang nước trà mời mọi người uống. Bà Bình nhắc lại lời bà điện thoại lúc sáng và yêu cầu giữ kín việc hiện hình của ông Bình. Liên nhấn mạnh vào sự phiền toái mà gia đình có thể bị các giới khoa học, truyền thông hay chính quyền các nơi gây ra nếu họ biết tin mà xen lấn vào.
Bà Bích và bà Hoà thì lại nghĩ khác. Theo hai bà thì chẳng việc gì mà phải dấu kín. Nếu ông Bình thiêng liêng có thể chữa bệnh giúp người ta thì cứ nên làm vì vừa là một việc phúc đức vừa kiếm được tiền nuôi sống gia đình, sao lại bỏ lỡ cơ hội. Nếu chính phủ hay các cơ quan, các tổ chức khoa học cần dùng đến thì cứ hợp tác rồi đòi công lao xứng đáng, chẳng nên bỏ lỡ dịp may.
Ông Hoà và ông Bích thì "ba phải". Hai ông đều là công chức, hiền lành, "chân chỉ hạt bột". Công việc hàng ngày đúng giờ và đều đều như một cái máy, đời sống thanh thản không lo nghĩ, đã biến hai ông thành người vô lo lự, không có ý chí tranh đấu tiến thủ. Lương tháng "ba cọc ba đồng", trong thời buổi gạo châu củi quế, sự chi tiêu trong gia đình phải nhờ đến các bà vợ buôn bán thêm mới đủ chi dùng. Trong lúc mà các tay tham nhũng, những tay chợ đen, những bọn ăn cắp lớn nhỏ, những bọn xôi thịt làm giàu như hái ra tiền như in ra bạc, trong lúc mà sức mạnh của đồng đô la như vũ như bão mua dễ dàng nhân tâm nhân phẩm, đảo lộn nền luân lý cổ truyền thì có những người sống ngoài những cái nhộn nhịp lố lăng đó, khư khư với nếp sống thanh bạch để giữ những cái hay cái đẹp của nền văn hóa dân tộc, để khỏi bị vấy bùn nhơ, để giữ trọn tiết tháo của kẻ sĩ, những người đó phải nhờ vào bàn tay tần tảo của các bà vợ, các bà "Tú Xương" muôn thuở của Việt Nam,
Bà Bích, bà Hoà thuộc vào hạng các bà "Tú Xương" của Việt Nam, nhưng sự hám lợi của các bà không quá giới hạn kiếm thêm tiền chi dùng phụ vào số lương ít ỏi hàng tháng của các ông chồng, cho nên những mối lợi nào không bất chính thì các bà tán thành ngay, không suy nghĩ xa xôi, không cân nhắc giữa cái lợi gần và cái hại xa, có thể cũng vì vượt qua tầm hiểu biết của hai bà.
Trái lại ông Yên hoàn toàn đồng ý ngay với bà Bình và Liên. Những lý lẽ nêu ra ông đều tán thành ngay tức khắc vì hợp với quan điểm của ông.
Ông Yên là một người khoáng đạt. Bốn mươi tuổi mà vẫn chưa chịu lập gia đình, chẳng phải ông muốn sống độc thân để được tự do mà vì ông muốn dành thì giờ và cuộc đời cho những sự nghiên cứu tìm tòi về khoa học. Sau khi ra trường Quân Y, ông được cử vào binh chủng Nhảy Dù. Ông đã tham dự vào nhiều cuộc hành quân của đơn vị ông, trên 10 năm trời lăn lóc khắp đó đây, cuối cùng trong trận An Lộc, với nửa tá mảnh đạn ghim trong người, ông được thăng cấp Trung Tá và được chuyển về bệnh viện Cộng Hoà trông coi phòng hồi sinh. Ngoài giờ làm việc ở bệnh viện, ông khám bệnh ở phòng mạch riêng của ông để kiếm tiền thêm vào số lương không đủ sống. Ông dự định sẽ xin đi học ngoại quốc học về môn đánh thuốc mê và môn hồi sinh lấy cấp bằng thạc sĩ về giảng dạy ở trường Đại Học Y khoa Sài-gòn.
Hình như lúc trước khi ra trường một hai năm ông có yêu một cô sinh viên trường dược. Hai người hẹn biển thề non thắm thiết lắm, nhưng đến khi ra trường ông phải đi hành quân liên miên, gia đình cô nọ cho rằng lấy chồng nhà binh thời chiến thì "phiền" lắm, "cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi, xưa nay đánh giặc có mấy người trở về", nên gia đình cô đã phản đối cuộc nhân duyên và cô dược sĩ nọ cũng kiếm ngay được một ông bác sĩ dân y trẻ tuổi, đẹp trai, nên cô vui vẻ bỏ rơi ông Yên "cái rụp". Ông Yên đau lắm vì mối tình của ông là mối tình đầu, mối tình thật, "một mối tình lớn", cho nên vết thương lòng của ông chẳng bao giờ hàn gắn được, có lẽ cũng vì vậy mà ông không muốn lập gia đình nữa. Ông chẳng bao giờ nói chuyện với ai về mối tình dang dở đó cả, kể cả với ông bà Bình.
Liên phong thanh biết chuyện đó do mấy cô sinh viên kể lại, thỉnh thoảng Liên vẫn hát mấy câu trong bài "Mầu tím hoa sim" để trêu ông :
Lấy chồng thời chiến chinh mấy người đi trở lại
Lỡ mình không về thì thương người vợ bé bỏng chiều quê
Nhưng không chết chàng trai khói lửa
Mà "mất" người em gái nhỏ hậu phương
Bà Bình đưa mắt nhìn Liên có ý mắng con. Còn ông Yên chỉ mỉm cười, nhìn Liên giơ tay lên xoa xoa vào gáy mình, ý muốn nói "thử sờ lên gáy xem xa hay gần", ám chỉ anh chàng Trung úy phi công đàn em của ông Bình vẫn thường đến nhà theo đuổi Liên. Anh chàng trạc 27, 28 tuổi, du học Mỹ về, lái máy bay phản lực, hào hoa phong nhã và bẻm mép như phần lớn các anh phi công trẻ chưa vợ. Liên không có tình ý gì với anh cả. Liên chỉ coi anh như một người đồng sự đàn em của cha nàng đến thăm cha nàng mà thôi. Vả chăng bản chất nàng không ưa thích đùa cợt lém lỉnh, không thích những thái độ tỏ ra ăn chơi sành sỏi lịch duyệt, mà anh chàng pi-lốt trẻ này lại có đủ các tật đó dưới mắt Liên. Cho nên chẳng cần suy nghĩ, Liên đã gạt anh chàng đó ra khỏi trí óc nàng rồi, đừng nói đến trái tim, không phải vì "lấy chồng thời chiến chinh mấy người đi trở lại !"
***
Đêm đã khuya. Trong nhà nhìn ra vườn tối thui chẳng còn thấy rõ gì. Ánh đèn, đường lờ mờ ngoài đầu hẻm không thể soi tỏ quá 10 thước. Các biệt thự hàng xóm đã tắt đèn đi ngủ. Liên đứng dậy đóng các cửa, tắt hết đèn, còn lại ánh sáng bập bùng của hai ngọn nến trắng trên bàn thờ.
Mọi người đều chờ đợi trong yên lặng. Nam ngồi bên cạnh ông Yên thấp thỏm hồi hộp. Tối hôm qua nó muốn hỏi ba nó một vài câu nhưng nó vẫn còn sợ, chưa đủ can đảm. Từ hôm đi Đà Lạt hụt về nó buồn lắm. Một mối buồn man mác vì nhớ bố mà lúc sống hai cha con tương đắc với nhau, những ngày nghỉ học lúc nào nó cũng quấn lấy bố không rời ra. Nỗi buồn vì cuộc đi chơi hụt Đà Lạt mà nó đã đặt bao nhiêu hy vọng từ mấy tháng nay, lên chơi với con ông bà Đính, nay suốt ngày thơ thẩn ngoài vườn một mình, lúc nào buồn quá vào bếp một chút là bị bà Tám đuổi ra, ngồi bên cạnh mẹ thì bà ôm vào lòng một chút rồi bà khóc, tìm chị Liên thì chị cũng ôm vào lòng rầu rĩ chẳng nói năng gì. Cả ngày chẳng có gì vui, nó thấy ngày dài quá, ba tháng hè liền như thế này thì chán chết. Giá nó lớn thì thế nào nó cũng đi lính biệt kích tìm thằng cha tài xế gây tai nạn làm bố nó chết để trả thù, nhưng bây giờ nó còn nhỏ quá, nó tức lắm không biết phải làm cách nào, thế nào cũng phải hỏi bố nó mới được.
*
Liên bỗng nghe tiếng ông Bình gọi : Liên ! Liên ! Bố đã về đây !
Liên trả lời bằng viễn cảm truyền ý trong óc, không nói ra lời : Con đây ! Bố có nghe rõ con không ?
- Bố nghe rõ lắm.
Liên mãn nguyện vì lần đầu tiên thử viễn cảm truyền ý có hiệu quả, Liên tiếp tục hỏi ông Bình :
- Bố mới về đấy à ? Cả nhà chờ bố đấy.
- Ừ, bố biết
- Con nói cho mẹ và cả nhà biết bố đã về nhé.
- Ừ, con nói đi.
- Nhưng mà khoan đã, con muốn hỏi bố điều này. Bố có đọc được tư tưởng của mọi người không, nghĩa là bố có biết trước được một người nghĩ cái gì, định làm cái gì và chứa những gì trong ký ức không ?
- Không, con à. Cũng như người sống, linh hồn chỉ hiểu được tư tưởng của người khác khi được phát biểu ra hoặc bằng lời nói, hoặc bằng viễn cảm truyền ý chứ không thể biết trong trí não một người nghĩ gì, định gì và chứa những gì. Có thể một bậc siêu việt như Phật, Thánh biết được, chứ bố thì không.
- Ngoài những lúc bố về con muốn gọi bố có được không ?
- Bố không biết sức mạnh viễn cảm truyền ý của con mạnh đến đâu, và cũng không biết khả năng tiếp nhận của bố tới đâu, mai con thử làm xem có được không. Dầu sao thì mỗi tối cứ vào khoảng 11 giờ khuya là có mặt bố ở nhà.
- Để mai con thử. Bây giờ con nói cho mẹ biết bố đã về.
Mọi người hồi hộp quay đầu về phía Liên. Ông Bình chẳng để cho mọi người phải chờ đợi lâu, hiện lên mờ mờ, đến lúc bà Bích thổi tắt hai ngọn nến, trong nhà tối om thì thấy hình ông rõ tỏ.
Ông Bình nói qua giọng của Liên : Chào cả nhà.
Mọi người đều đáp lời chào.
Bà Bình : Anh có gặp trở ngại gì không mà về chậm thế?
Ông Bình : Không em à. Anh về đã lâu mà anh nói chuyện với Liên.
Bà Bình : Sao không ai thấy. Thế thì anh muốn hiện hình lên hay không cũng được à ?
Ông Bình : Đúng thế. Anh có thể hiện hình lên cho người ta thấy hay không hiện lên. Còn nói thì chỉ bằng viễn cảm truyền ý chứ không nói ra lời được. Nhưng anh có thể nghe thấy tiếng nói và trông thấy hình ảnh của mọi nguời.
Ông Yên : Anh di chuyển ra sao ?
Ông Bình : Muốn đến nơi nào là anh có thể tới đó tức khắc. Thí dụ anh muốn về Hà Nội tìm cha mẹ, anh chỉ cần tập trung vào ý định đó một chút là tức khắc anh tới. Không phải bay, chạy, nhảy, mà tự nhiên ngấm thấu vào cái bầu khí quyển nơi đó, thấy mình ở cái nơi mà mình muốn tới, thành ra không gian xa cách không phải là một cản trở đối với anh. Thời gian cũng vậy. Không có phân chia ngày, đêm, năm, tháng như người sống. Đối với anh đêm ngày như nhau không có khác biệt.
Chú thử nghĩ xem, một người ra khỏi thời gian, ra khỏi không gian, vượt khỏi sức hút của trái đất, một người không bị một ràng buộc vật chất kể cả thân xác, không phải lo ăn, lo mặc, lo bệnh tật, thoát vòng sinh lão bệnh tử không một thèm muốn, đam mê, lo âu, không bị thất tình chi phối, chú thử nghĩ xem người đó có sung sướng không? Hiển nhiên rồi, còn gì nữa !
Bà Bình : Đã đành là sung sướng rồi. Nhưng còn những người sống, còn bổn phận làm chồng làm cha, anh nghĩ sao ?
Ông Bình : Em nói đúng. Người chết đã lỗi đạo vợ chồng, thiếu bổn phận cha con, nhưng em phải nghĩ rằng người chết có muốn chết đâu ? Anh chỉ nói về cái sự biến chuyển sau khi chết để em và mọi người biết mà thôi, chứ anh cũng như mọi người tham sống sợ chết, bất cứ ở trong trường hợp nào hay ở trong tình trạng nào. Những người nghèo khổ cùng cực, những người bệnh hoạn đau đớn cũng vẫn bám lấy sự sống, trừ một thiểu số nhỏ bé tự huỷ hoại trong lúc quá tuyệt vọng mà thôi. Ngay cả những vị quan niệm rằng đời là bể khổ, mọi sự trên đời là vô nghĩa, thế mà chẳng có vị nào muốn từ bỏ cái sống khổ ải của kiếp này mà cón cố sống lành mạnh để gieo cái nhân lành cho kiếp sau.
Ông Yên : Anh ở trong tình trạng này bao lâu ?
Ông Bình : Anh cũng không biết. Anh không biết sẽ tồn tại như thế này mãi hay sẽ bị biến thể, hay là theo thuyết Nhà Phật thì sẽ đầu thai vào kiếp khác. Nhưng ngay từ bây giờ anh đã có một nhận xét là mấy hôm nay anh không gặp được linh hồn nào chết từ lâu, như thầy mẹ chúng ta, các chú bác họ hàng, hay những thân hữu. Anh cho rằng họ không còn ở cõi vô hình này nữa, họ tới một cõi nào khác, thiên đường hay địa ngục, hoặc họ đã tái sinh hay bị tiêu diệt vĩnh viễn.
Ông Yên : Sao anh không tới những cõi đó mà tìm ?
Ông Bình : Đã hai lần cố tập trung hết ý nghĩ vào thiên đường hay địa ngục nhưng anh vẫn ở nguyên chỗ không nhúc nhích. Có thể rằng những nơi đó không ai được tự do ra vào, hoặc chỉ được vào sau khi được phân loại chăng ? Cũng có thể là không có hai nơi đó, mà chỉ do óc tưởng tượng của người ta truyền ra cốt để răn đời làm điều thiện mà thôi.
Ông Bích : Hay là họ đã đầu sinh vào kiếp khác ?
Ông Bình : Có thể lắm. Anh chưa biết chắc. Nếu việc đó xảy ra với anh thì anh cũng không thể nói ra được vì khi tái sinh vào một kiếp khác rồi thì làm sao có thể trở lại để nói cho chú biết được. Vì vậy, ngoại trừ một số truyện cổ tích như truyện Từ Đạo Hạnh, thì chưa ai chứng minh được, chúng ta chỉ có thể căn cứ vào lời Phật dạy là có thuyết luân hồi tái sinh mà thôi.
Ông Hoà : Em rất tán thành triết lý của đạo Phật mà em cho là một nhân sinh quan tuyệt hảo ráng phải theo trong lúc sống. Nhưng em không tin có thiên đường hay địa ngục, em nghĩ rằng thiên đường và địa ngục chỉ là cái gậy và củ cà-rốt mà thôi.
Ông Bình : Dù chứng minh đuợc hay không thì từ mấy ngàn năm nay các tín đồ Phật giáo vẫn tin tưởng như vậy, các thày vẫn theo kinh điển giảng như vậy ở trên chùa, chúng ta chẳng nên bàn cãi vào vấn đề đó.
Ông Hoà : Em nghĩ rằng với đà tiến hoá của nhân loại, mọi giáo lý cần phải thích hợp với trình độ văn hóa của tín đồ. Ở cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, thanh thiếu niên hấp thụ văn hoá âu mỹ và có nếp sống âu mỹ càng ngày càng nhiều, làm sao để cho họ tin tưởng nếu các thày không nghĩ tới sự truyền giáo hợp thời hợp lý. Số tín đồ tin vào thần quyền, thần lực sẽ giảm bớt đi, thế hệ mới không có những đức tin giống như thế hệ cũ. Cần phải cải tiến, phải có cái gì khác hơn, nếu không thì sẽ gặp những sự nghi hoặc, hờ hững, nhất là của những ấu niên khi chúng lớn lên.
Ông Bích : Anh nói đúng đấy. Ngay bây giờ em đã thấy đông người lên chùa chỉ vào những dịp lễ lạc như lễ Giao thừa, lễ Phật đản hay là dự vào lễ cầu siêu của thân bằng cố hữu, còn thì ít người lên chùa để nghe giảng kinh. Dần dần nhưng người già mất đi, bọn trẻ lớn lên không thấy những dịp lễ bái đó hấp dẫn, hoặc không tin vào các giáo lý, hoạt động của các chùa có thể bị thuyên giảm.
Bà Hoà và bà Bích : Mấy ông báng bổ như vậy không được. Nam Mô A Di Đà Phật, lạy Phật vạn lạy xin Ngài xá âm xá dương cho.
*
Nam từ lâu vẫn nhấp nhỏm định chen vào một câu hỏi bố nó mà chẳng có lúc nào thuận tiện, thì dịp may bà Hoà và bà Bích ngắt câu chuyện, nó liền vội vàng gọi : "Bố ! Bố !"
Ông Bình hướng đầu về phía nó. Nam đang ngồi trong lòng mẹ, nó lấy hết can đảm để nói điều mà nó suy nghĩ, nhưng nhìn ông Bình nó vẫn sợ nên chỉ gọi được "Bố! Bố!" rồi ngập ngừng không dám nói tiếp. Ông Bình tưởng nó nhớ ông nên nó gọi. Ông đi về hướng nó và giơ tay định làm một cử chỉ âu yếm, vuốt má nó. Nam sợ quá, trước khi tay ông Bình chạm vào người, nó đã bật mạnh ra được : "Bố ! Con muốn đi lính biệt kích !" làm ông Bình đứng sững ngay lại và làm mọi người vừa ngạc nhiên vừa buồn cười vì câu nói của nó lạc lõng chẳng hợp tình hợp cảnh chút nào, nhất là lại do miệng một đứa trẻ lên mười tuổi.
Ông Bình : Sao ? Con muốn đi lính à ? Mà con còn nhỏ tuổi quá không được đâu. Chờ bao giờ lớn hãy hay.
Nam: Con không chờ đâu, con muốn đi lính ngay.
Ông Bình : Làm gì mà con gấp thế ?
Bà Bình từ hồi lâu đến giờ vẫn ngồi yên, thấy Nam nói vậy tuởng nó bị cảm nóng nói nhảm nhí, giơ tay sờ chán nó, thấy đầu nó vẫn mát, bà hỏi :
- Ai bắt nạt con mà con tức vậy ? Thằng Bê hay thằng Tèo nó lấy đồ chơi của con phải không ? Để mai mẹ nhờ bà Tám sang đòi cho.
Nam : Không, không phải thế đâu. Mà con muốn đi lính biệt kích để trả thù cho bố.
Ông Bình : Uả ! Có ai làm gì bố đâu mà con phải trả thù ?
Nam : Con đi lính, con có súng, con bắn chết thằng cha tài xế xe be nó làm bố chết mà !
Ông Bình : A`ra thế ! Thiệt con giỏi quá. Nhưng mà con đi lính rồi mẹ ở nhà một mình mẹ buồn, thôi con ráng ở nhà với mẹ cho mẹ vui, bao giờ ngoài 20 tuổi mới đi lính. Còn anh tài xế xe be thì anh ấy sẽ phải ra toà án để toà xét xử. Nếu toà xét thấy anh ấy có lỗi thì anh ấy phải tội theo pháp luật, chứ con cầm súng bắn anh ta đâu có được. Thôi bây giờ con đi ngủ đi kẻo thức khuya quá mai không dậy sớm được.
Nam : Con nghỉ hè mà bố. Mai con dậy trưa được mà. Bố cho con lên Đà Lạt nghỉ hè nhà bác Đính nhớ bố, ở nhà chán quá.
Ông Bình : Ừ, con hỏi mẹ, nếu mẹ cho con đi thì con được đi. Từ giờ trở đi, bất cứ việc gì con cũng phải hỏi mẹ, nếu mẹ cho phép là bố cũng đồng ý.
Bà Bình : Thôi bây giờ Nam ngồi yên, để bố nói chuyện. Mai bác Đính xuống, hôm nào bác về mẹ cho con theo bác lên Đà Lạt chơi.
Ông Bích : Anh nói rằng anh không gặp thày mẹ và bà con quyến thuộc cũng như bạn hữu của gia đình, có thể rằng các vị đó đã đầu thai, hoặc sống ở một cõi khác hoặc bị tiêu diệt. Như vậy thì những ngày giỗ tết chúng ta cúng bái có phải là vô ích không ?
Ông Bình : Không phải như thế. Đạo Phật cho rằng người chết sẽ phải tái sinh vào một kiếp khác, cần cầu siêu để linh hồn đuợc siêu sinh tịnh độ, thoát vòng luân hồi, chóng tới cõi Niết Bàn. Phong tục cổ truyền của chúng ta bắt nguồn từ quan niệm hữu thần và quan niệm về chữ hiếu, tin tưởng linh hồn bất diệt, tồn tại vĩnh viễn.
Mỗi quan niệm tín ngưỡng có một sắc thái riêng biệt mà từ xưa đến nay vẫn hoà đồng trong dân chúng. Việc cúng bái tổ tiên hay tế lễ những vị thần linh anh hùng của đất nước là một phong tục tốt đẹp trong ý nghĩa, người sống nghĩ đến người chết để tỏ lòng thương nhớ, thành kính, biết ơn. Tục lệ này thể hiện bằng những nghi lễ cúng tế, bàn thờ, cỗ bàn, lễ nhạc, v.v... và nhất là cầu xin van vái để được phù hộ, che chở, bao bọc, ban ơn, giải quyết cho những việc khó khăn, không may, hoặc chữa cho khỏi đau ốm qua cơn bệnh hiểm nghèo. Những cỗ bàn, lễ vật chỉ là hình thức, người được cầu xin có hiện diện hay không, nghĩa là có về chứng dám hay không, là tùy óc tín ngưỡng của người cúng bái.
Bà Hoà : Xin lỗi anh, chúng em chỉ cầu sao cho buôn bán kiếm thêm được chút lời đủ nuôi các cháu ăn học. Đời sống leo thang mà đồng lương của nhà em thì không đủ chi dụng trong gia đình, anh có thể giúp cho chúng em cách nào được không ?
Bà Bích : Phải đấy. Chị Hoà nói đúng. Tối hôm qua anh đã hưá, anh có thể giúp chúng em được không ? Tương lai chúng em thấy mờ mịt quá chẳng thấy có một tia hy vọng nào.
Ông Bình : Có thể mà cũng không có thể được. Trước hết anh chỉ là một linh hồn yếu đuối như mọi linh hồn khác, không thể làm được một việc gì dùng đến sức lực, thí dụ anh không thể cầm được một cái bút, không thể di chuyển được một vật gì dù trọng lượng của nó nhỏ bé đến đâu như một mảnh giấy chẳng hạn. Anh chỉ có thể làm "con ma" hiện hình lên mà thôi. Như ngày xưa ma hiện lên chỗ cây đa đầu làng để những người nhát gan đi chợ bán hàng sớm sợ sệt phải van vái cầu xin giúp đỡ để buôn may bán đắt trong ngày phiên chợ huyện, chợ phủ, mà kết quả chỉ có thể ở trong trí tuởng tuợng của họ mà thôi. Còn anh thì không thể làm ơn cho ai một việc gì hoặc trừng phạt ai một cái gì. Thí dụ không thể làm cho ai bị đau ốm, bị chết như ngày xưa thường nói ma làm, ma ốp, ma hại, ma vật v.v... Anh không thể mang may mắn hoặc tiền bạc đến cho ai, thí dụ không thể làm cho ai trúng số độc đắc sổ số được. Nhưng cái mà anh có thể làm được là nhìn thấy tương lai từng người, nhìn thấy những nét đại cương thôi chứ không thấy chi tiết.
Ông Hoà : Thế cũng đủ quá rồi còn mong gì hơn nữa. Biết được tương lai mình tới đâu và kết cuộc đời mình đã là một việc phi thường rồi.
Ông Bích : Theo thuyết thiên mệnh thì mọi việc ở trên đời đều do số mệnh an bài. Đã có người xưa nói : "nhất ẩm nhất thực giai do tiền đînh" nghĩa là ngay cả một cái ăn một cái uống cũng đã được định trước. Như vậy thì mỗi người phải có một "thiên thư" ở trên Trời, một hồ sơ dày ghi đời sống người đó từ lúc sanh tới lúc chết không ?
Ông Bình : Không, không phải thế. Anh chẳng được xem "thiên thư" gì ráo trọi mà anh có khả năng khi nhìn kỹ và tập trung vào gáy một người thì anh thấy những hình ảnh trong tương lai của người đó hiện lên.
Đời người giống như một mũi tên do một cái cung bắn ra để bay tới một mục tiêu nào đó. Nếu vẽ đồ biểu thì khởi điểm là O và X là mục tiêu. Lấy một điểm D nào trên đường OX, thí dụ gọi điểm D là hiện tại, nếu nhìn từ D về hướng O thì biết trên quãng đường DO đã diễn tiến ra thế nào, có những cản trở, có những thuận lợi gì. Cũng vậy, nếu từ điểm D nhìn về diểm X thì thấy mũi tên đó sẽ tới đích như thế nào, trên quãng đường DX sẽ gặp những gì thuận, những gì nghịch, hoặc không tới đích vì bị cản trở, vì sức đẩy yếu quá, hoặc tới đích mau lẹ nhanh chóng vì có sức đẩy mạnh, thuận gió, không gặp cản trở v.v... Lẽ tất nhiên đường đời không như mũi tên bay thẳng, mà có những khúc quanh, những vận tốc, những cản trở hay những thuận tiện khác nhau trước khi tới đích.
Một người dù sống tới trăm tuổi, so với vũ trụ, so với "cái gì" không bị thời gian hay không gian chi phối, thì cũng chỉ là một khoảng khắc ngắn ngủi. Một đời người, trăm năm ba vạn sáu ngàn ngày có là bao, có nghĩa gì với bề dài của vũ trụ.
Chuông đồng hồ hàng xóm thong thả điểm hai tiếng. Tuy cách xa một quảng vườn hàng chục thước mà trong nhà bà Bình cũng nghe rõ mồn một. Vào giờ này thế nào con tắc-kè ở cây da đầu đường cũng kêu lên mấy tiếng mà khi còn sống ông Bình vẫn nhại là "Bắc Kỳ ! Bắc Kỳ !". Có hôm ông kể chuyện tếu là mấy người Bắc bị đưa vào Nam làm đồn điền cao-su, không trở về làng được, chết uất ức tức tưởi nên hoá kiếp làm con tắc-kè để tối tối cứ mỗi giờ hướng về phía làng mạc xa xôi ở phương Bắc mà kêu mấy tiếng "Bắc Kỳ ! Bắc Kỳ !" thảm thiết.
Tiếng chó xủa xa xa về hướng đường Trương Minh Giảng càng làm tăng vẻ tịch mịch. Trong nhà tối om chẳng ai nhìn rõ mặt ai. Từ lúc ông Bình về đến giờ, mải mê nghe ông nên không ai để ý đến thời giờ, bây giờ ngồi lâu bỗng nhiên thấy thiếu thốn ánh sáng. Nam đang ngủ gà ngủ gật trong lòng mẹ, mở mắt thấy tối om vội kêu : "Mẹ ơi ! Tối quá, mẹ bật đèn lên !"
Bà Bích ngồi lâu quá muốn đứng dậy cũng vội tán thành ý kiến của Nam, nhưng Liên đã cản ngay :
- Mợ bật đèn lên thì chẳng nhìn thấy bố cháu đâu.
Ông Hoà : Hãy nghỉ một chút để uống nước, anh Bình có đồng ý không ?
Ông Bình : Phải đấy. Mợ Bích cứ bật đèn lên. Bây giờ cũng khuya lắm rồi, mọi người đã buồn ngủ, thôi để tối mai tôi sẽ về nói chuyện tiếp. Chào cả nhà.
Nói rồi ông đưa tay một vòng chào mọi người. Hình ông mờ dần cho đến khi tắt hẳn.
Cũng như tối hôm trước, đông đủ cả nhà chờ đợi ông Bình từ chập tối. Đúng 11 giờ, Liên nghe thấy tiếng ông Bình gọi, Liên thầm viễn cảm truyền ý với bố.
- Tối hôm qua bố nói bố nhìn thấy tương lai của một người, tương lai này đã được vạch ra sẵn, con thấy có một cái gì không ổn lắm. Con nghĩ rằng tương lai của mình là do mình tạo nên và tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Bố có nhớ cuốn sách của Dale Carnegie mà bố đưa cho con đọc hồi hè năm ngoái không ?
Ông Bình : Nhớ.
Liên : Trong sách đó tác giả có dẫn ra một châm ngôn của Marc Aurèle mà con cho là đúng: "Đời ta là cái mà tư tưởng ta tạo nên". Như vậy không phải là thiên định mà là do nhân định chứ ?
Ông Bình : Đồng ý. Cụ Nguyễn Du cũng viết trong Truyện Kiều câu : "Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều". Bố thích những quan niệm và những hành động tích cực của những người tạo nên thời thế hơn là những người do thời thế tạo nên, hoặc những người cúi mình theo thời thế. Cái quan niệm "gặp thời thế thế thời phải thế" chỉ là một quan niệm tiêu cực, biện hộ cho một thái độ hưởng thụ, không phải là một thái độ tranh đấu, cầu tiến.
Liên : Nếu vậy thì sao lại có chuyện coi thấy tương lai được ?
Ông Bình : Thấy được là vì thế này. Cái tương lai của mỗi người đã thực hiện rồi mới thấy được, còn như lúc đang thực hiện thì có nhiều yếu tố có thể thay đổi đảo lộn cái tương lai ấy. Theo ông Dale Carnegie thì tư tưởng mình tạo nên tương lai mình, theo cụ Nguyễn Du thì nhân định có thể thắng thiên, theo quan niệm của nhà tu hành thì làm điều lành, làm điều thiện, tu nhân tích đức, gieo cái nhân lành để mang lại cái kết quả tốt, ảnh hưởng đến tương lai của mình.
Liên : Bố nói vậy con không hiểu. Cái gì mà tương lai mỗi người đã thực hiện xong rồi mới thấy được ?
Ông Bình : Nghĩa là thế này. Bố có thể nhìn thấy trước đời một người trong khoảng thời gian ngắn. Vì bố có khả năng sống trở lại trong quá khứ và sống vượt thời gian, nên có thể biết được quá khứ hay tương lai gần của một người. Nói rõ hơn, nếu một người có khả năng vượt thời gian, thí dụ như năm nay là 1974, nếu vượt được thời gian đến năm 1980, thì biết được những gì xảy ra trong khoảng thời gian 6 năm từ 1974 đến 1980. Khả năng của bố còn non lắm, chỉ biết gần, một hai năm trước sau thôi. Các bậc siêu phàm thì thấy xa lắm, xa cả đời một người.
Sốt ruột không thấy ông Bình về, bà Bích nhìn đồng hồ rồi nói với bà Hoà:
- Hơn 11 giờ rồi mà anh Bình chưa về nhỉ.
Liên nói xong chuyện với ông Bình rồi nên trả lời :
- Thưa mợ, bố cháu đã về rồi đó, để cháu đi tắt đèn.
Căn phòng trở nên tối om. Hình dáng ông Bình lại dần dần thấy rõ. Ông Bình vui vẻ chào cả nhà.
Bà Bích : Chào anh. Hôm nay anh coi dùm tương lai chúng em ra sao ?
Ông Bình : Được rồi. Để tôi xem cho cả nhà.
Mọi người kể cả Liên đứng dậy, yên lặng hồi hộp chờ đợi. Nam đứng cạnh bà Bình. Bà Bích và bà Hoà trống ngực đánh mạnh đến nỗi hai bà có cảm tưởng những người đứng bên cạnh cũng nghe thấy.
Ông Bình đứng sau mỗi người chừng mấy phút. Sau khi đi một luợt, ông lẩm bẩm "quái lạ ! quái lạ !" và như sợ xét đoán lầm ông lại đi một lượt nữa và đứng đằng sau mỗi người một chút lâu hơn. Và lần này chắc chắn không nhầm, ông lên tiếng :
- Có một sự lạ lùng khó hiểu. Anh thấy cả nhà biến đổi chỗ ở trong khoảng một hai năm nữa. Anh đã xem kỹ thì thấy chú thím Hoà ở tại một thành phố bên Hoa Kỳ, mẹ con thằng Nam thì ở trong một căn nhà kiểu ô-ten, tại một thành phố bên Pháp, chú Yên thì ở giữa rừng với mấy trăm người trong một cái trại như trại tù, trại giam, còn cháu Liên thì ở một cái hòn đảo nhỏ chen chúc rất nhiều người. Lạ thực ! Lạ thực !
Mọi người đều nghi ngờ lời nói của ông Bình và bà Hoà đã mau miệng nói :
- Em thì chẳng thế nào đi khỏi cái đất Sài gòn này, tiền đâu mà đi và đi để làm gì. Chuyện đó chắc không thể có được.
Bà Bích : Thế còn chúng em thì sao ?
Ông Bình : A`anh quên, cậu mợ Bích ở cùng với cháu Liên trên cái đảo nhỏ xíu đông đúc đó.
Ông Yên trầm ngâm nghĩ ngợi. Ông không cho rằng ông Bình nói láo. Ông tin rằng ông Bình đã nói những gì mà ông thấy mặc dầu nó có vẻ hoang đường, khó có thể tin được. Bây giờ là tháng 7 năm 1974, theo ông Bình thì sự việc này xảy ra trong khoảng một hai năm nữa. Nếu ông Bình nói đúng thì phải có một sự kiện gì to lớn xảy ra làm đảo lộn trật tự lớn như thế. Hay là thím Hoà trúng số độc đắc rồi đi du lịch Mỹ. Còn mình sao lại ở trong một cái trại giữa rừng ? Đi hành quân với mấy trăm binh sĩ cắm trại ở giữa rừng là thường, sao lại gọi là trại giam ? Cháu Liên và hai vợ chồng cậu Bích sao lại ở một cái đảo giữa biển. Chị Bình và cháu Nam nữa. Thật là khó hiểu, phải suy nghĩ cân nhắc, chưa hoàn toàn tin vội mà phải nói với anh Bình phối kiểm lại đã.
Liên cũng lấy làm lạ chẳng hiểu sao tương lai cả gia đình lại kỳ như vậy, nhưng Liên hoàn toàn không chút nghi ngờ, tin ở bố nàng nói sự thực. Liên cũng như ông Yên ráng tìm một lý do để giải thích lời tiên đoán đó.
Bà Bình hơi ngạc nhiên về lời nói của ông Bình tuy rằng bà chẳng chú ý đến điều gì cả, nhất là những lời tiên đoán về tương lai. Từ hôm ở nhà thương Lâm Đồng về, bà chán nản và buồn rầu hết sức nên ngay cả với hiện tại, những điều xảy ra trước mắt bà cũng không chú ý, nhiều lúc như không nhìn thấy ai ở chung quanh mình và không nghe thấy lời những người nói nữa.
Tội nghiệp bà Bình ! Bà thương yêu chồng quá nên mất ông Bình bà cho là mất tất cả. Bà chán nản đến độ không còn thiết sống nữa. Nếu không vì Liên và Nam thì bà cũng chết theo ông Bình rồi. Mấy ngày nay vì ông Bình hiện về bà tham dự với mọi người chứ thực sự thì nhìn thấy ông Bình bà đau đớn chết từng khúc ruột, nát từng cõi lòng. Bà thầm oán Trời Phật sao không để bà chết cùng với ông để hai linh hồn cùng bay bổng với nhau mãi mãi.
Ông Yên : Anh Bình à. Em không nghi ngờ lời anh nói, nhưng em khó chấp nhận vì vô lý quá. Tương lai là một vấn đề phức tạp do nhiều yếu tố tạo nên mà yếu tố chính là hậu quả tất yếu của hiện tại và quá khứ. Em thắc mắc về cái khiá cạnh hợp lý và bất hợp lý của lời tiên đoán của anh. Anh có cách gì phối kiểm được không ?
Liên : Phải đấy, bố à! Con cũng đồng ý với chú Yên. Bố có cách gì phối kiểm được không ?
Ông Bình : Có chứ, nhưng bây giờ thì không thể làm được, phải đợi đến mai. Tối mai bố sẽ cho biết. Thôi bây giờ khuya rồi, mọi người đi ngủ kẻo mệt.
Nói rồi ông giơ tay chào mọi người. Hình ông mờ dần, mờ dần rồi biến hẳn.
***
Đồng hồ đầu giường chỉ 4 giờ sáng mà Liên vẫn thao thức không ngủ được. Bao nhiêu ý nghĩ đảo lộn trong óc nàng, nhất là lời tiên đoán của ba nàng. Liên loay hoay suy nghĩ mà không làm sao tìm được một lời giải thích hợp lý thoả mãn. Làm sao mà nàng lại ở một cái đảo nhỏ xíu đông đúc những chục ngàn người. Thật là mâu thuẫn chỉ có thể xảy ra trong một ác mộng. Đã đảo nhỏ lại còn đông người. Thường thì những hòn đảo nhỏ là những nơi hoang vắng, có khi không có người nào ở, như những đảo san hô ở Thái Bình Dương. Thôi chết rồi ! đảo nhỏ mà đông người thì chỉ có Côn Đảo. Như vậy là một năm nữa mình bị tù giam ở Côn Đảo rồi. Mà làm sao lại bị tù giam ở đó ? Nếu không bị tù thì chẳng bao giờ lại đặt chân lên một hòn đảo được. Từ nhỏ đến lớn nhìn thấy sông biển là đã sợ chết đuối rồi, làm sao có gan dạ để đi biển, dù là đi tàu lớn. Mà bây giờ có đi đâu xa là đi bằng máy bay chứ đâu còn có tàu biển nữa. Thật là khó hiểu !
Lại còn chú Yên nữa, chú có bao giờ làm gì bậy bạ mà có thể bị giam giữ. Cả nhà ai chẳng biết tính tình của chú. Con người thẳng thắn đạo đức như chú không thể làm điều gì bậy bạ để đến nỗi bị giam giữ cả. Hay là chú chữa bệnh cho người ta rồi bệnh nhân chết, gia đình họ thưa kiện, chú bị phạt tù chăng ? Không, không thể thế được, không có luật lệ nào bỏ tù một bác sĩ chữa bệnh mà bệnh nhân chết cả, trừ phi bác sĩ đó vô ý, sơ suất hay cố ý. Thật vô lý !
Lại còn mẹ nàng và Nam nữa. Bỗng đâu mà lại tới Pháp ở trong một cái ô-ten nhỏ. Rồi chú thím Hoà, cậu mợ Bích nữa. Thật điên cái đầu !
Thế rồi chừng đến 5 giờ sáng, Liên thiếp ngủ lúc nào không biết.
Những tiếng nô đùa của trẻ con dưới sân nhà đánh thức Liên dậy. Rõ ràng tiếng thằng Nam. Liên lắng tai nghe. Nam đang chơi đá banh với đứa nào hình như con của bác Đính. Liên vùng dậy, nhìn ra vườn. Đúng rồi, bác Đính ở Đà Lạt đã xuống từ hồi nào. Liên nhìn đồng hồ. Chết chửa đã gần 12 giờ trưa !
Liên rửa mặt mũi rồi xuống dưới nhà chào ông bà Đính, ra vườn tìm Cường và Thịnh là hai con bác Đính, xong vào bếp phụ với bà Tám. Mùi bếp thơm phức. Bà Tám đã thịt con gà mái tơ nhà nuôi bỏ lò rô-ti. Nhà có đàn gà nuôi trong vườn nên lúc nào cũng đủ trứng tươi ăn và khi có khách là sẵn gà thịt không phải đi mua. Từ lúc gà bán chợ nuôi bằng hoá chất, thịt bở và nhạt, thì bà Tám đã gây nuôi một đàn gà. Lúc đầu có ba con mái và một con trống mà chỉ một năm sau đã thành một bầy mấy chục con, bà Tám phải đem bán bớt chỉ để chừng mươi con thôi.
Liên rửa những quả mận và rau tươi mà bà Đính mang xuống. Nhà ông bà Đính có cái vườn nhỏ, có mấy cây mận và một khoảng đất trồng rau, nên không năm nào bà không gửi xuống cho. Mận đỏ, mận vàng, quả nào cũng mọng to, ăn ngọt lừ không biết chán. Còn những cây sà-lát, súp-lơ, su-su, su-hào mới hái ở vườn buổi sáng vẫn còn xanh tươi chưa một chút héo. Bà Tám có lần đã trồng thử rau trên một khoảng đất nhỏ trong vườn, nhưng nó mọc èo uột, không biết tại khí hậu hay tại đất, với lại mấy con gà bới quá thành hư cả, nên bà Tám thôi không trồng nữa.
Liên vào phòng khách. Ông bà Đính đang nói chuyện với mẹ nàng, hai ông bà nét mặt đăm chiêu. Mọi khi gặp Liên là không bao giờ hai ông bà không đon đả thăm hỏi, lần này thì hai ông bà chỉ gật đầu đáp lại lời chào của Liên rồi tiếp tục nói chuyện. Có lẽ mẹ nàng đã kể cho hai ông bà biết chuyện ba nàng hiện hình về tiên đoán tương lai cho cả nhà nên hai ông bà lo nghĩ.
Cơm nước xong, ông bà Đính xuống Sài-gòn thăm ông bà Bích. Liên cùng đi xuống chợ Bến Thành mua đồ. Nam mải mê đùa nghịch với hai con ông bà Đính nên chẳng nghĩ đến đòi đi theo chị.
Nam, Cường, Thịnh lên lầu chơi. Nam khoái lắm vì có bạn nên không sợ nữa. Vả chăng nó cũng không thích ngồi dưới nhà nghe bố nó nói trong căn phòng tối om, đêm nào nó cũng ngủ gà ngủ gật, nó chẳng hiểu gì cả. Đùa nghịch suốt ngày nên giờ này cả ba đều ngủ, nhất là Cường và Thịnh quen ngủ sớm.
Cả nhà quây quần chờ ông Bình từ 10 giờ là đến 11 giờ hơn vẫn chưa thấy ông xuất hiện. Chờ mãi đến 12 giờ cũng không thấy. Bà Bích thắp nhang khấn vái, Liên dùng viễn cảm truyền ý để gọi ông, nhưng đều không có hiệu quả. Mọi người đều thất vọng, nhất là ông bà Đính từ Đà Lạt xuống cốt để gặp ông Bình. Thức đến một giờ sáng, mọi người đành phải chấp nhận là ông không về, cho rằng ông bị trở ngại, nên cả nhà đi ngủ hy vọng tối hôm sau ông sẽ về.
Nhưng chẳng bao giờ ông về nữa. Chỉ có một lần, sau đó mấy tuần, Liên nghe văng vẳng từ xa, với giọng thật yếu ớt, tiếng nói của ông Bình : "Liên ! Bố đây ! Vĩnh biệt con !" thế rồi thôi. Liên truyền ý gọi lại hồi lâu mà không được.
Liên chẳng hiểu tại sao ông không về nữa, có lẽ tại ông tiết lộ "thiên cơ" nên ông bị trừng phạt hay là ông đã đi đầu thai vào kiếp khác.
Liên nhớ mãi cái buổi tối cuối cùng ông hiện về để đoán tương lai cho cả gia đình, tối hôm đó là tối hôm 17 tháng 7 năm 1974. Mọi việc xảy ra đúng như ông Bình nói đêm hôm đó. Liên hiện đang sống gần bà Bình ở Toulouse, một thành phố miền nam nước Pháp. Liên đã lấy chồng, Minh học cùng lớp ở Văn Khoa và cùng vượt biển với nàng tới đảo Poulo Bidong. Nam đang học tú tài và hy vọng trở thành một chuyên viên điện toán. Bà Bình làm thư ký cho một hãng buôn. Trong nhà bà, trên cái nóc tủ sách bầy thành bàn thờ, bức ảnh của ông Bình chụp lúc ngoài 20 tuổi, bức ảnh kỷ niệm hai người trao đổi khi mới yêu nhau.
Ông Yên sau ba năm học tập cải tạo được thả về, ông đã vượt biên cùng ông bà Đính và ông bà Bích hiện ở tại thành phố Anaheim tiểu bang Cali bên Mỹ. Chỉ có gia đình ông bà Hoà và bà Bình, Nam là di tản bằng máy bay ngày 28 tháng tư 75. Bà Bình sang được Mỹ rồi xin sang Pháp ở.
Thỉnh thoảng Liên mơ thấy ông Bình nhưng chẳng bao giờ ông xuất hiện.
Chợt Liên giật mình, nàng vừa nghe rõ tiếng ba nàng. Liên hỏi mẹ :
- Mẹ có nghe thấy không ? các chú có nghe thấy gì không ?
- Không, mẹ không nghe thấy, con thấy gì ?
- Con nghe thấy tiếng bố gọi. Đấy bố lại đang gọi mẹ và chú. Mẹ và các chú không nghe thấy gì à ?
Mọi người đều lắng tai nghe. Một hồi lâu ai nấy đều lắc đầu nhìn Liên ngầm hỏi.
Liên vẵn nghe tiếng ông Bình gọi rõ ràng, mồn một như rót vào tai. Liên không hiểu tại sao mà mọi người không ai nghe thấy.
Trong một thoáng qua Liên chợt nghi ngờ hay nàng mộng du, hay nàng đang mơ, hay nàng đang điên ? Nếu không thì sao mọi người không ai nghe thấy tiếng gọi của cha nàng mà chỉ riêng nàng nghe thấy ? Tiếng nói của ông Bình tiếp tục : "Liên ! Liên ! con có nghe thấy tiếng bố không ?" và chẳng còn ngần ngại nữa, Liên trả lời : "Có, con có nghe thấy tiếng của bố".
Câu trả lời của Liên, trả lời vào khoảng trống im lặng, trả lời với người đối thoại vô hình, làm mọi người vừa rùng mình ghê rợn, bán tín bán nghi, vừa tò mò muốn biết, vừa nôn nóng muốn hỏi.
Liên tiếp tục nói : Mẹ và các chú thím, cậu mợ Bích, không nghe thấy tiếng bố. Ngược lại, bố có nghe thấy tiếng của ai không ?
(Im lặng một lúc)
Liên : Bố có nghe thấy tiếng tất cả mọi người à ?
(Im lặng một lúc)
Liên : Như vậy cũng được. Ai hỏi bố thì cứ hỏi, con sẽ nhắc lại những lời bố trả lời.
(Im lặng một chút)
Liên : A` con quên không nghĩ tới.
Rồi Liên đứng dậy, qua chỗ bàn thờ thổi tắt hai ngọn nến và đi tắt tất cả những ngọn đèn trong phòng khách và phòng bên cạnh. Trong nhà tối thui.
Mọi người đều ồ lên một tiếng. Hình ông Bình từ từ hiện rõ, đứng sau bà Bình, tay để lên vai bà. Bà Bình không nhìn thấy ngay, chỉ những người ngồi đối diện mới thấy rõ. Mặc dầu ông Bình đặt tay lên vai bà, bà Bình không cảm thấy một sức nặng nào, nên bà không biết. Có lẽ ông Bình đứng như thế đã lâu, từ lúc ông trở về.
Vẫn như lúc còn sống buổi sáng hôm ông ở nhà bước lên xe đi Đà Lạt, cái áo sơ mi cụt tay, cái quần mầu nâu sẫm, chân đi đôi dép, nét mặt ông bình thản không tỏ vẻ gì đau đớn âu sầu.
Bà Bình quay đầu lại nhìn thấy ông, oà lên khóc. Nam sợ quá, nép vào lòng mẹ và cũng nức nở khóc theo. Ông bà Hoà, ông bà Bích niệm Phật Di Đà. Chỉ có ông Yên là bình tĩnh lặng nhìn. Liên thì không bị bất ngờ nên không có phản ứng gì mà lại còn cảm thấy một chút thoải mái về sự xuất hiện của ông Bình đánh tan những ngờ vực mà mấy phút trước nàng còn thắc mắc.
Bà Bình nghẹn ngào cất tiếng : Anh Bình ơi, anh có đau đớn không ? Tội nghiệp anh quá !
Ông Bình (qua lời nói của Liên) : Không em à, anh không bị đau đớn gì cả. Khi xe đụng vào cây, đầu anh đập mạnh vào kính chắn gió, anh không có một cảm giác gì, thấy tối sầm một lúc chừng một hai phút, rồi anh lại nhìn thấy em và Nam ngay. Chỉ lúc hai người lính cảnh sát tới, họ nói chuyện với nhau và khiêng anh và em xuống, anh mới biết là hồn đã lìa khỏi xác. Như vậy cái chết không làm anh đau đớn gì, và bây giờ thì anh không bị thể xác ràng buộc nên anh nhẹ nhàng và dễ chịu lắm.
Bà Bình : Anh chết đột ngột như vậy để thương để nhớ cho em và cho con cái, cho người thân ruột thịt, tội nghiệp cho em quá anh ơi. Em không còn thiết sống nữa đâu, thiếu anh chắc em không thể sống được.
Ông Bình : Em ơi ! Em nói thế không được. Anh hiểu biết sự đau đớn của em lắm, nhưng cái chết là do số mạng, có ai muốn chết đâu. Còn cái sống là một ơn huệ Trời ban cho, mạng sống là điều quý báu nhất trên đời không có lý do gì mà hủy bỏ. Vả chăng còn một điều quan trọng nữa, đó là bổn phận, bổn phận đối với gia đình, với xã hội. Cuộc đời cuả anh đang sống hạnh phúc bên em và các con những tưởng mãi mãi bền vững, ai ngờ đột nhiên bị chấm dứt, sao anh không thương tiếc, không bất mãn. Nhưng số mệnh đã an bài như vậy, chẳng ai thoát khỏi, dù có muốn đến đâu cũng không cưỡng lại được. Bây giờ anh đã chết, em cần phải can đảm sống, thay anh trông coi các con, bổn phận đó nặng nề lắm, em thấy không ?
Bà Bình : Vâng, anh nói vậy thì em cũng biết vậy, nhưng em không thể chịu đựng nổi.
Nói rồi bà Bình lại thổn thức khóc, và hồi lâu bà hỏi tiếp :
- Anh có gặp cha mẹ anh và cha mẹ em không ?
- Không em à. Anh cố tìm mà không sao gặp được.
- Hay tại ở ngoài Bắc xa quá ?
- Không, không phải thế ! Không có chỗ nào là xa đối với anh. Anh chỉ cần muốn tới chỗ nào là trong khoảng khắc anh có thể tới nơi đó.
Ông Hoà : Anh có gặp những bạn đồng ngũ tử trận không ?
Ông Bình : Không, không gặp ai cả. Có thấy một số quân nhân mà anh không quen biết. A` anh có gặp ông Văn.
- Ông Văn ở bộ Kinh tế chết tuần trước ấy à ?
- Đúng đấy.
- Ông có nhận ra anh không ?
- Có
- Ông có về nhà ông ta không ?
- Có, ông có về. Ông kể chuyện cho anh biết là lần đầu bà vợ thấy ông, bà sợ quá cho là ma, bà van lạy, hứa cúng bái, đốt vàng đốt mã v.v... Sau đó ông xuất hiện một vài lần nữa, nhưng khi ông nói cả nhà không ai nghe được, nên ông thất vọng không về thăm nhà nữa. May nhà ta có cháu Liên nghe được nếu không thì chắc anh cũng chẳng về mãi làm gì.
Ông Hoà : Bây giờ anh "sống" như thế nào ?
Ông Bình : Bây giờ anh lìa khỏi thể xác nên anh thấy nhẹ nhàng hơn trước. Anh có thể muốn tới đâu cũng được, chỉ cần tập trung ý vào nơi đó là tới, không phải khó nhọc gì. Anh không cần phải ăn uống như người sống vì không có nhu cầu và cũng không có cảm giác nóng lạnh gì cả. Chỉ những nơi nào náo nhiệt, những nơi có ánh sáng và sức nóng là anh không chịu được vì vậy anh cần phải xuất hiện về đêm khuya, ở những nơi yên tĩnh. Anh có thể hiện hình như bây giờ để người ta thấy hay là giữ vô hình.
Bà Bích và bà Hoà từ lúc thấy ông Bình hiện lên đều sợ hãi, miệng lâm râm niệm Phật. Đến khi thấy ông Bình không có vẻ gì là "ma ác" hai bà bạo dạn tới gần, chắp tay xá ông Bình và cầu xin ông phù hộ cho toàn thể gia đình được bình yên, khoẻ mạnh, trẻ con học hành tấn tới, hai bà buôn may bán đắt, "nhất bản vạn lợi".
Ông Bình nở một nụ cười tinh nghịch rồi ông nói : Được rồi anh sẽ cố gắng giúp thím và mợ làm ăn phát tài, nhưng anh không hứa chắc.
Ông Yên : Bây giờ anh ở nơi nào và chỗ anh ở như thế nào ?
Ông Bình : Anh không có nơi ở nhất định và không cần thiết phải có nhà cửa như ở trên dương trần. Nơi anh tới khác hẳn với dương thế, nó man mác tựa như một cánh đồng rộng bao la bát ngát, cỏ cây hoa lá thơm ngát, mọi người gặp nhau trong cảnh hoan lạc, không ai bị những tình cảm hay đam mê chi phối, không có những nhu cầu như lúc sống, thể xác không bị bệnh tật, đau yếu hành hạ, khí hậu hiền hoà, ánh sáng dịu dàng, màu sắc thật cân đối, phong cảnh đẹp đẽ như trong một bức tranh, như trong một giấc mơ.
Ông Yên : Có đông người không và người giống nào.
Ông Bình : Không đông lắm và toàn người Việt, đủ các hạng tuổi.
Ông Yên : Anh có gặp ai quen không ?
Ông Bình : Ngoài ông Văn ở Bộ Kinh Tế thì không gặp ai quen.
Ông Yên: Như vậy chắc còn nhiều nơi khác nữa ?
Ông Bình : Anh không biết. Có lẽ chỗ anh ở là một cái trạm nhỏ, một cái làng nhỏ chăng. Anh cũng chưa hiểu biết về cách tổ chức như thế nào, có lẽ phải đợi ít lâu mới biết hơn nữa. Nhưng thôi, để lần khác lại nói chuyện tiếp. Anh không đủ sức để xuất hiện lâu và nói nhiều được. Vả chăng bây giờ đã một hai giờ sáng rồi, mọi người nên đi ngủ, tối mai vào khoảng 11 giờ đêm anh lại về.
Nói rồi ông đặt tay lên vai bà Bình và Liên, Nam rồi ông giơ tay vẫy mọi người, hình ông từ từ mờ dần, mờ dần cho đến lúc biến hẳn.
Liên đứng dậy bật đèn. Nam đang ngủ gà ngủ gật, thấy ánh sáng vội choàng dậy mắt nhắm mắt mở. Bà Bình thẫn thờ, các ông Hoà, Yên, Bích thì đăm chiêu. Rồi mọi người cáo từ bà Bình, hẹn tối sau trở lại.
Căn nhà trở nên trống trải lặng ngắt. Bà Bình sụt sùi khóc, chậm chạp bước lên cầu thang. Nam chạy theo mẹ. Liên đăm chiêu suy nghĩ. Những lời giải thích của cha nàng chẳng làm giảm được nỗi đau buồn của sự chia ly đột ngột, sự bình tĩnh của cha nàng chẳng mang lại cho mẹ con nàng sự bình thản tương tự. Giữa người sống và người chết, giữa mẹ và cha nàng, dù có chấp nhận thuyết định mệnh, hoặc thuyết sinh ký tử quy, thì chỉ mẹ con nàng là đau đớn khổ sở thôi.
Suốt ngày bà Bình bận tiếp đãi họ hàng, bạn bè đến thăm hỏi chia buồn, cũng có người thật tình thương tiếc, cũng có người vì xã giao, vì tò mò. Bà Bình chẳng hở cho ai biết việc ông Bình hiện về, bà cũng dặn Liên và Nam phải giữ kín không nói với ai, ngay cả với bà Tám là người giúp việc nhà. Cũng may bà Tám cứ độ 9 giờ tối là về ngủ nhà con bà ấy thành ra nếu không ai nói thì không thể nào bà Tám biết được. Bà Bình điện thoại ngay từ sáng sớm cho ông Yên, ông bà Hoà, ông bà Bích dặn phải giữ kín vì rằng bà sợ hở chuyện ra thì những người hiếu kỳ hay những người mê tín đến cầu cúng van vái có thể biến nhà bà thành một cái chợ, thì rất phiền toái có thể làm cho ông Bình không trở về nữa. Dầu sao thì bà cũng chỉ muốn việc ông Bình hiện về chỉ là một việc riêng của gia đình bà mà thôi. Vả lại bà cần phải hỏi ông về nhiều vấn đề gia đình, tương lai con cái, cần phải yên tĩnh và lâu dần mới có thể hỏi hết được.
Liên thì nghĩ hiện tượng ông Bình trở về từ cõi chết là một hiện tượng lạ lùng mà các nhà bác học trên thế giới sẽ sung sướng nếu được chứng kiến để nghiên cứu và học hỏi về nhiều vấn đề siêu hình từ xưa tới nay chưa giải thích được. Nếu giới truyền thanh, truyền hình, báo chí biết được, chắc chắn họ sẽ khai thác triệt để, không bỏ cơ hội đến điều tra, phóng sự, phỏng vấn, thí nghiệm làm rùm beng mang không ít phiền phức đến. Chẳng kể đến công an, cảnh sát nghi ngờ điều tra vì sợ có điều gì ám muội. Nhất là các cơ quan gián điệp các nước sẽ tìm cách bắt hợp tác để tìm tòi những bí mật quân sự, các cơ quan công lý nhờ điều tra những vụ án để tím thủ phạm, v.v... làm khổ nhiều đến mẹ con nàng và ông Bình.
Liên định bụng sẽ bàn với ông Yên về những hậu quả này và nêu vấn đề đó với cả nhà để yêu cầu phải hết sức giữ kín, nhất là bà Hoà và bà Bích hay trống miệng.
Liên nhớ có đọc trong một tờ báo ngoại quốc việc hải quân một cường quốc thí nghiệm viễn cảm truyền ý. Họ tổ chức hai toán người, một toán vào trong một chiếc tầu ngầm rồi tầu đó lặn sâu xuống biển. Toán thứ hai ở trên bờ. Đúng đến giờ đã hẹn trước hai toán sẽ viễn cảm truyền ý đầu tiên về một vấn đề đã định trước và về một vấn đề mà hai bên không định trước, một bên truyền đi, một bên nhận. Bên truyền đi ghi vào giấy những ý kiến phát ra, phát từ trong trí người phụ trách, bên nhận cũng ghi trên giấy những gì người phụ trách nhận thấy ở trong trí óc vào giờ phút đó. Sau đó hai bên sẽ gửi kết quả về trung ương, ở đó người ta so sánh lời ghi của hai bên xem có phù hợp không, nếu phù hợp thì việc thí nghiệm coi là thành công, trái lại thì coi là thất bại. Nếu Liên không nhớ nhầm thì kết quả những cuộc thí nghiệm đó không lấy gì làm khích lệ.
Bây giờ thì Liên đã hiểu tại sao các cuộc thí nghiệm đó thất bại. Phải có khả năng bẩm sinh về viễn cảm truyền ý thì mới có thể làm được chứ không phải bất cứ người nào cũng làm được. Nếu họ biết Liên có khả năng đó, chắc chắn họ chẳng bỏ cơ hội mời nàng cộng tác.
Bà Bích và bà Hoà tới cùng với một vị sư chùa Bắc Việt để tụng kinh cầu siêu cho ông Bình. Bà Tám đặt cơm cúng lên bàn thờ. Ông Yên, ông Hoà và ông Bích tan sở ra cũng kéo đến. Mọi người đều ngồi trước bàn thờ tụng niệm.
Cúng kiến xong, vị sư chùa Bắc Việt ra về. Bà Tám giúp việc, sau khi dọn xong bếp nước rồi cũng về nhà con bà ấy. Trong nhà chẳng còn ai ngoài những người trong gia đình. Liên khoá chặt cửa ngõ.
Trận mưa lớn lúc ban chiều đã làm dịu sức nóng bức và giảm bớt không khí ngột ngạt của mùi hương nến trong căn phòng. Buổi tối xuống dần dần. Từng đàn dơi bay đi kiếm ăn, loạng choạng bay cao trên các nóc nhà tiếng kêu chít chít. Mấy con chim én bay nhanh như lao mình vào không trung, lũ chim sẻ ríu rít gọi nhau tìm chỗ ngủ trong các tàn cây rậm rạp.
Liên mang nước trà mời mọi người uống. Bà Bình nhắc lại lời bà điện thoại lúc sáng và yêu cầu giữ kín việc hiện hình của ông Bình. Liên nhấn mạnh vào sự phiền toái mà gia đình có thể bị các giới khoa học, truyền thông hay chính quyền các nơi gây ra nếu họ biết tin mà xen lấn vào.
Bà Bích và bà Hoà thì lại nghĩ khác. Theo hai bà thì chẳng việc gì mà phải dấu kín. Nếu ông Bình thiêng liêng có thể chữa bệnh giúp người ta thì cứ nên làm vì vừa là một việc phúc đức vừa kiếm được tiền nuôi sống gia đình, sao lại bỏ lỡ cơ hội. Nếu chính phủ hay các cơ quan, các tổ chức khoa học cần dùng đến thì cứ hợp tác rồi đòi công lao xứng đáng, chẳng nên bỏ lỡ dịp may.
Ông Hoà và ông Bích thì "ba phải". Hai ông đều là công chức, hiền lành, "chân chỉ hạt bột". Công việc hàng ngày đúng giờ và đều đều như một cái máy, đời sống thanh thản không lo nghĩ, đã biến hai ông thành người vô lo lự, không có ý chí tranh đấu tiến thủ. Lương tháng "ba cọc ba đồng", trong thời buổi gạo châu củi quế, sự chi tiêu trong gia đình phải nhờ đến các bà vợ buôn bán thêm mới đủ chi dùng. Trong lúc mà các tay tham nhũng, những tay chợ đen, những bọn ăn cắp lớn nhỏ, những bọn xôi thịt làm giàu như hái ra tiền như in ra bạc, trong lúc mà sức mạnh của đồng đô la như vũ như bão mua dễ dàng nhân tâm nhân phẩm, đảo lộn nền luân lý cổ truyền thì có những người sống ngoài những cái nhộn nhịp lố lăng đó, khư khư với nếp sống thanh bạch để giữ những cái hay cái đẹp của nền văn hóa dân tộc, để khỏi bị vấy bùn nhơ, để giữ trọn tiết tháo của kẻ sĩ, những người đó phải nhờ vào bàn tay tần tảo của các bà vợ, các bà "Tú Xương" muôn thuở của Việt Nam,
Bà Bích, bà Hoà thuộc vào hạng các bà "Tú Xương" của Việt Nam, nhưng sự hám lợi của các bà không quá giới hạn kiếm thêm tiền chi dùng phụ vào số lương ít ỏi hàng tháng của các ông chồng, cho nên những mối lợi nào không bất chính thì các bà tán thành ngay, không suy nghĩ xa xôi, không cân nhắc giữa cái lợi gần và cái hại xa, có thể cũng vì vượt qua tầm hiểu biết của hai bà.
Trái lại ông Yên hoàn toàn đồng ý ngay với bà Bình và Liên. Những lý lẽ nêu ra ông đều tán thành ngay tức khắc vì hợp với quan điểm của ông.
Ông Yên là một người khoáng đạt. Bốn mươi tuổi mà vẫn chưa chịu lập gia đình, chẳng phải ông muốn sống độc thân để được tự do mà vì ông muốn dành thì giờ và cuộc đời cho những sự nghiên cứu tìm tòi về khoa học. Sau khi ra trường Quân Y, ông được cử vào binh chủng Nhảy Dù. Ông đã tham dự vào nhiều cuộc hành quân của đơn vị ông, trên 10 năm trời lăn lóc khắp đó đây, cuối cùng trong trận An Lộc, với nửa tá mảnh đạn ghim trong người, ông được thăng cấp Trung Tá và được chuyển về bệnh viện Cộng Hoà trông coi phòng hồi sinh. Ngoài giờ làm việc ở bệnh viện, ông khám bệnh ở phòng mạch riêng của ông để kiếm tiền thêm vào số lương không đủ sống. Ông dự định sẽ xin đi học ngoại quốc học về môn đánh thuốc mê và môn hồi sinh lấy cấp bằng thạc sĩ về giảng dạy ở trường Đại Học Y khoa Sài-gòn.
Hình như lúc trước khi ra trường một hai năm ông có yêu một cô sinh viên trường dược. Hai người hẹn biển thề non thắm thiết lắm, nhưng đến khi ra trường ông phải đi hành quân liên miên, gia đình cô nọ cho rằng lấy chồng nhà binh thời chiến thì "phiền" lắm, "cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi, xưa nay đánh giặc có mấy người trở về", nên gia đình cô đã phản đối cuộc nhân duyên và cô dược sĩ nọ cũng kiếm ngay được một ông bác sĩ dân y trẻ tuổi, đẹp trai, nên cô vui vẻ bỏ rơi ông Yên "cái rụp". Ông Yên đau lắm vì mối tình của ông là mối tình đầu, mối tình thật, "một mối tình lớn", cho nên vết thương lòng của ông chẳng bao giờ hàn gắn được, có lẽ cũng vì vậy mà ông không muốn lập gia đình nữa. Ông chẳng bao giờ nói chuyện với ai về mối tình dang dở đó cả, kể cả với ông bà Bình.
Liên phong thanh biết chuyện đó do mấy cô sinh viên kể lại, thỉnh thoảng Liên vẫn hát mấy câu trong bài "Mầu tím hoa sim" để trêu ông :
Lấy chồng thời chiến chinh mấy người đi trở lại
Lỡ mình không về thì thương người vợ bé bỏng chiều quê
Nhưng không chết chàng trai khói lửa
Mà "mất" người em gái nhỏ hậu phương
Bà Bình đưa mắt nhìn Liên có ý mắng con. Còn ông Yên chỉ mỉm cười, nhìn Liên giơ tay lên xoa xoa vào gáy mình, ý muốn nói "thử sờ lên gáy xem xa hay gần", ám chỉ anh chàng Trung úy phi công đàn em của ông Bình vẫn thường đến nhà theo đuổi Liên. Anh chàng trạc 27, 28 tuổi, du học Mỹ về, lái máy bay phản lực, hào hoa phong nhã và bẻm mép như phần lớn các anh phi công trẻ chưa vợ. Liên không có tình ý gì với anh cả. Liên chỉ coi anh như một người đồng sự đàn em của cha nàng đến thăm cha nàng mà thôi. Vả chăng bản chất nàng không ưa thích đùa cợt lém lỉnh, không thích những thái độ tỏ ra ăn chơi sành sỏi lịch duyệt, mà anh chàng pi-lốt trẻ này lại có đủ các tật đó dưới mắt Liên. Cho nên chẳng cần suy nghĩ, Liên đã gạt anh chàng đó ra khỏi trí óc nàng rồi, đừng nói đến trái tim, không phải vì "lấy chồng thời chiến chinh mấy người đi trở lại !"
***
Đêm đã khuya. Trong nhà nhìn ra vườn tối thui chẳng còn thấy rõ gì. Ánh đèn, đường lờ mờ ngoài đầu hẻm không thể soi tỏ quá 10 thước. Các biệt thự hàng xóm đã tắt đèn đi ngủ. Liên đứng dậy đóng các cửa, tắt hết đèn, còn lại ánh sáng bập bùng của hai ngọn nến trắng trên bàn thờ.
Mọi người đều chờ đợi trong yên lặng. Nam ngồi bên cạnh ông Yên thấp thỏm hồi hộp. Tối hôm qua nó muốn hỏi ba nó một vài câu nhưng nó vẫn còn sợ, chưa đủ can đảm. Từ hôm đi Đà Lạt hụt về nó buồn lắm. Một mối buồn man mác vì nhớ bố mà lúc sống hai cha con tương đắc với nhau, những ngày nghỉ học lúc nào nó cũng quấn lấy bố không rời ra. Nỗi buồn vì cuộc đi chơi hụt Đà Lạt mà nó đã đặt bao nhiêu hy vọng từ mấy tháng nay, lên chơi với con ông bà Đính, nay suốt ngày thơ thẩn ngoài vườn một mình, lúc nào buồn quá vào bếp một chút là bị bà Tám đuổi ra, ngồi bên cạnh mẹ thì bà ôm vào lòng một chút rồi bà khóc, tìm chị Liên thì chị cũng ôm vào lòng rầu rĩ chẳng nói năng gì. Cả ngày chẳng có gì vui, nó thấy ngày dài quá, ba tháng hè liền như thế này thì chán chết. Giá nó lớn thì thế nào nó cũng đi lính biệt kích tìm thằng cha tài xế gây tai nạn làm bố nó chết để trả thù, nhưng bây giờ nó còn nhỏ quá, nó tức lắm không biết phải làm cách nào, thế nào cũng phải hỏi bố nó mới được.
*
Liên bỗng nghe tiếng ông Bình gọi : Liên ! Liên ! Bố đã về đây !
Liên trả lời bằng viễn cảm truyền ý trong óc, không nói ra lời : Con đây ! Bố có nghe rõ con không ?
- Bố nghe rõ lắm.
Liên mãn nguyện vì lần đầu tiên thử viễn cảm truyền ý có hiệu quả, Liên tiếp tục hỏi ông Bình :
- Bố mới về đấy à ? Cả nhà chờ bố đấy.
- Ừ, bố biết
- Con nói cho mẹ và cả nhà biết bố đã về nhé.
- Ừ, con nói đi.
- Nhưng mà khoan đã, con muốn hỏi bố điều này. Bố có đọc được tư tưởng của mọi người không, nghĩa là bố có biết trước được một người nghĩ cái gì, định làm cái gì và chứa những gì trong ký ức không ?
- Không, con à. Cũng như người sống, linh hồn chỉ hiểu được tư tưởng của người khác khi được phát biểu ra hoặc bằng lời nói, hoặc bằng viễn cảm truyền ý chứ không thể biết trong trí não một người nghĩ gì, định gì và chứa những gì. Có thể một bậc siêu việt như Phật, Thánh biết được, chứ bố thì không.
- Ngoài những lúc bố về con muốn gọi bố có được không ?
- Bố không biết sức mạnh viễn cảm truyền ý của con mạnh đến đâu, và cũng không biết khả năng tiếp nhận của bố tới đâu, mai con thử làm xem có được không. Dầu sao thì mỗi tối cứ vào khoảng 11 giờ khuya là có mặt bố ở nhà.
- Để mai con thử. Bây giờ con nói cho mẹ biết bố đã về.
Mọi người hồi hộp quay đầu về phía Liên. Ông Bình chẳng để cho mọi người phải chờ đợi lâu, hiện lên mờ mờ, đến lúc bà Bích thổi tắt hai ngọn nến, trong nhà tối om thì thấy hình ông rõ tỏ.
Ông Bình nói qua giọng của Liên : Chào cả nhà.
Mọi người đều đáp lời chào.
Bà Bình : Anh có gặp trở ngại gì không mà về chậm thế?
Ông Bình : Không em à. Anh về đã lâu mà anh nói chuyện với Liên.
Bà Bình : Sao không ai thấy. Thế thì anh muốn hiện hình lên hay không cũng được à ?
Ông Bình : Đúng thế. Anh có thể hiện hình lên cho người ta thấy hay không hiện lên. Còn nói thì chỉ bằng viễn cảm truyền ý chứ không nói ra lời được. Nhưng anh có thể nghe thấy tiếng nói và trông thấy hình ảnh của mọi nguời.
Ông Yên : Anh di chuyển ra sao ?
Ông Bình : Muốn đến nơi nào là anh có thể tới đó tức khắc. Thí dụ anh muốn về Hà Nội tìm cha mẹ, anh chỉ cần tập trung vào ý định đó một chút là tức khắc anh tới. Không phải bay, chạy, nhảy, mà tự nhiên ngấm thấu vào cái bầu khí quyển nơi đó, thấy mình ở cái nơi mà mình muốn tới, thành ra không gian xa cách không phải là một cản trở đối với anh. Thời gian cũng vậy. Không có phân chia ngày, đêm, năm, tháng như người sống. Đối với anh đêm ngày như nhau không có khác biệt.
Chú thử nghĩ xem, một người ra khỏi thời gian, ra khỏi không gian, vượt khỏi sức hút của trái đất, một người không bị một ràng buộc vật chất kể cả thân xác, không phải lo ăn, lo mặc, lo bệnh tật, thoát vòng sinh lão bệnh tử không một thèm muốn, đam mê, lo âu, không bị thất tình chi phối, chú thử nghĩ xem người đó có sung sướng không? Hiển nhiên rồi, còn gì nữa !
Bà Bình : Đã đành là sung sướng rồi. Nhưng còn những người sống, còn bổn phận làm chồng làm cha, anh nghĩ sao ?
Ông Bình : Em nói đúng. Người chết đã lỗi đạo vợ chồng, thiếu bổn phận cha con, nhưng em phải nghĩ rằng người chết có muốn chết đâu ? Anh chỉ nói về cái sự biến chuyển sau khi chết để em và mọi người biết mà thôi, chứ anh cũng như mọi người tham sống sợ chết, bất cứ ở trong trường hợp nào hay ở trong tình trạng nào. Những người nghèo khổ cùng cực, những người bệnh hoạn đau đớn cũng vẫn bám lấy sự sống, trừ một thiểu số nhỏ bé tự huỷ hoại trong lúc quá tuyệt vọng mà thôi. Ngay cả những vị quan niệm rằng đời là bể khổ, mọi sự trên đời là vô nghĩa, thế mà chẳng có vị nào muốn từ bỏ cái sống khổ ải của kiếp này mà cón cố sống lành mạnh để gieo cái nhân lành cho kiếp sau.
Ông Yên : Anh ở trong tình trạng này bao lâu ?
Ông Bình : Anh cũng không biết. Anh không biết sẽ tồn tại như thế này mãi hay sẽ bị biến thể, hay là theo thuyết Nhà Phật thì sẽ đầu thai vào kiếp khác. Nhưng ngay từ bây giờ anh đã có một nhận xét là mấy hôm nay anh không gặp được linh hồn nào chết từ lâu, như thầy mẹ chúng ta, các chú bác họ hàng, hay những thân hữu. Anh cho rằng họ không còn ở cõi vô hình này nữa, họ tới một cõi nào khác, thiên đường hay địa ngục, hoặc họ đã tái sinh hay bị tiêu diệt vĩnh viễn.
Ông Yên : Sao anh không tới những cõi đó mà tìm ?
Ông Bình : Đã hai lần cố tập trung hết ý nghĩ vào thiên đường hay địa ngục nhưng anh vẫn ở nguyên chỗ không nhúc nhích. Có thể rằng những nơi đó không ai được tự do ra vào, hoặc chỉ được vào sau khi được phân loại chăng ? Cũng có thể là không có hai nơi đó, mà chỉ do óc tưởng tượng của người ta truyền ra cốt để răn đời làm điều thiện mà thôi.
Ông Bích : Hay là họ đã đầu sinh vào kiếp khác ?
Ông Bình : Có thể lắm. Anh chưa biết chắc. Nếu việc đó xảy ra với anh thì anh cũng không thể nói ra được vì khi tái sinh vào một kiếp khác rồi thì làm sao có thể trở lại để nói cho chú biết được. Vì vậy, ngoại trừ một số truyện cổ tích như truyện Từ Đạo Hạnh, thì chưa ai chứng minh được, chúng ta chỉ có thể căn cứ vào lời Phật dạy là có thuyết luân hồi tái sinh mà thôi.
Ông Hoà : Em rất tán thành triết lý của đạo Phật mà em cho là một nhân sinh quan tuyệt hảo ráng phải theo trong lúc sống. Nhưng em không tin có thiên đường hay địa ngục, em nghĩ rằng thiên đường và địa ngục chỉ là cái gậy và củ cà-rốt mà thôi.
Ông Bình : Dù chứng minh đuợc hay không thì từ mấy ngàn năm nay các tín đồ Phật giáo vẫn tin tưởng như vậy, các thày vẫn theo kinh điển giảng như vậy ở trên chùa, chúng ta chẳng nên bàn cãi vào vấn đề đó.
Ông Hoà : Em nghĩ rằng với đà tiến hoá của nhân loại, mọi giáo lý cần phải thích hợp với trình độ văn hóa của tín đồ. Ở cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, thanh thiếu niên hấp thụ văn hoá âu mỹ và có nếp sống âu mỹ càng ngày càng nhiều, làm sao để cho họ tin tưởng nếu các thày không nghĩ tới sự truyền giáo hợp thời hợp lý. Số tín đồ tin vào thần quyền, thần lực sẽ giảm bớt đi, thế hệ mới không có những đức tin giống như thế hệ cũ. Cần phải cải tiến, phải có cái gì khác hơn, nếu không thì sẽ gặp những sự nghi hoặc, hờ hững, nhất là của những ấu niên khi chúng lớn lên.
Ông Bích : Anh nói đúng đấy. Ngay bây giờ em đã thấy đông người lên chùa chỉ vào những dịp lễ lạc như lễ Giao thừa, lễ Phật đản hay là dự vào lễ cầu siêu của thân bằng cố hữu, còn thì ít người lên chùa để nghe giảng kinh. Dần dần nhưng người già mất đi, bọn trẻ lớn lên không thấy những dịp lễ bái đó hấp dẫn, hoặc không tin vào các giáo lý, hoạt động của các chùa có thể bị thuyên giảm.
Bà Hoà và bà Bích : Mấy ông báng bổ như vậy không được. Nam Mô A Di Đà Phật, lạy Phật vạn lạy xin Ngài xá âm xá dương cho.
*
Nam từ lâu vẫn nhấp nhỏm định chen vào một câu hỏi bố nó mà chẳng có lúc nào thuận tiện, thì dịp may bà Hoà và bà Bích ngắt câu chuyện, nó liền vội vàng gọi : "Bố ! Bố !"
Ông Bình hướng đầu về phía nó. Nam đang ngồi trong lòng mẹ, nó lấy hết can đảm để nói điều mà nó suy nghĩ, nhưng nhìn ông Bình nó vẫn sợ nên chỉ gọi được "Bố! Bố!" rồi ngập ngừng không dám nói tiếp. Ông Bình tưởng nó nhớ ông nên nó gọi. Ông đi về hướng nó và giơ tay định làm một cử chỉ âu yếm, vuốt má nó. Nam sợ quá, trước khi tay ông Bình chạm vào người, nó đã bật mạnh ra được : "Bố ! Con muốn đi lính biệt kích !" làm ông Bình đứng sững ngay lại và làm mọi người vừa ngạc nhiên vừa buồn cười vì câu nói của nó lạc lõng chẳng hợp tình hợp cảnh chút nào, nhất là lại do miệng một đứa trẻ lên mười tuổi.
Ông Bình : Sao ? Con muốn đi lính à ? Mà con còn nhỏ tuổi quá không được đâu. Chờ bao giờ lớn hãy hay.
Nam: Con không chờ đâu, con muốn đi lính ngay.
Ông Bình : Làm gì mà con gấp thế ?
Bà Bình từ hồi lâu đến giờ vẫn ngồi yên, thấy Nam nói vậy tuởng nó bị cảm nóng nói nhảm nhí, giơ tay sờ chán nó, thấy đầu nó vẫn mát, bà hỏi :
- Ai bắt nạt con mà con tức vậy ? Thằng Bê hay thằng Tèo nó lấy đồ chơi của con phải không ? Để mai mẹ nhờ bà Tám sang đòi cho.
Nam : Không, không phải thế đâu. Mà con muốn đi lính biệt kích để trả thù cho bố.
Ông Bình : Uả ! Có ai làm gì bố đâu mà con phải trả thù ?
Nam : Con đi lính, con có súng, con bắn chết thằng cha tài xế xe be nó làm bố chết mà !
Ông Bình : A`ra thế ! Thiệt con giỏi quá. Nhưng mà con đi lính rồi mẹ ở nhà một mình mẹ buồn, thôi con ráng ở nhà với mẹ cho mẹ vui, bao giờ ngoài 20 tuổi mới đi lính. Còn anh tài xế xe be thì anh ấy sẽ phải ra toà án để toà xét xử. Nếu toà xét thấy anh ấy có lỗi thì anh ấy phải tội theo pháp luật, chứ con cầm súng bắn anh ta đâu có được. Thôi bây giờ con đi ngủ đi kẻo thức khuya quá mai không dậy sớm được.
Nam : Con nghỉ hè mà bố. Mai con dậy trưa được mà. Bố cho con lên Đà Lạt nghỉ hè nhà bác Đính nhớ bố, ở nhà chán quá.
Ông Bình : Ừ, con hỏi mẹ, nếu mẹ cho con đi thì con được đi. Từ giờ trở đi, bất cứ việc gì con cũng phải hỏi mẹ, nếu mẹ cho phép là bố cũng đồng ý.
Bà Bình : Thôi bây giờ Nam ngồi yên, để bố nói chuyện. Mai bác Đính xuống, hôm nào bác về mẹ cho con theo bác lên Đà Lạt chơi.
Ông Bích : Anh nói rằng anh không gặp thày mẹ và bà con quyến thuộc cũng như bạn hữu của gia đình, có thể rằng các vị đó đã đầu thai, hoặc sống ở một cõi khác hoặc bị tiêu diệt. Như vậy thì những ngày giỗ tết chúng ta cúng bái có phải là vô ích không ?
Ông Bình : Không phải như thế. Đạo Phật cho rằng người chết sẽ phải tái sinh vào một kiếp khác, cần cầu siêu để linh hồn đuợc siêu sinh tịnh độ, thoát vòng luân hồi, chóng tới cõi Niết Bàn. Phong tục cổ truyền của chúng ta bắt nguồn từ quan niệm hữu thần và quan niệm về chữ hiếu, tin tưởng linh hồn bất diệt, tồn tại vĩnh viễn.
Mỗi quan niệm tín ngưỡng có một sắc thái riêng biệt mà từ xưa đến nay vẫn hoà đồng trong dân chúng. Việc cúng bái tổ tiên hay tế lễ những vị thần linh anh hùng của đất nước là một phong tục tốt đẹp trong ý nghĩa, người sống nghĩ đến người chết để tỏ lòng thương nhớ, thành kính, biết ơn. Tục lệ này thể hiện bằng những nghi lễ cúng tế, bàn thờ, cỗ bàn, lễ nhạc, v.v... và nhất là cầu xin van vái để được phù hộ, che chở, bao bọc, ban ơn, giải quyết cho những việc khó khăn, không may, hoặc chữa cho khỏi đau ốm qua cơn bệnh hiểm nghèo. Những cỗ bàn, lễ vật chỉ là hình thức, người được cầu xin có hiện diện hay không, nghĩa là có về chứng dám hay không, là tùy óc tín ngưỡng của người cúng bái.
Bà Hoà : Xin lỗi anh, chúng em chỉ cầu sao cho buôn bán kiếm thêm được chút lời đủ nuôi các cháu ăn học. Đời sống leo thang mà đồng lương của nhà em thì không đủ chi dụng trong gia đình, anh có thể giúp cho chúng em cách nào được không ?
Bà Bích : Phải đấy. Chị Hoà nói đúng. Tối hôm qua anh đã hưá, anh có thể giúp chúng em được không ? Tương lai chúng em thấy mờ mịt quá chẳng thấy có một tia hy vọng nào.
Ông Bình : Có thể mà cũng không có thể được. Trước hết anh chỉ là một linh hồn yếu đuối như mọi linh hồn khác, không thể làm được một việc gì dùng đến sức lực, thí dụ anh không thể cầm được một cái bút, không thể di chuyển được một vật gì dù trọng lượng của nó nhỏ bé đến đâu như một mảnh giấy chẳng hạn. Anh chỉ có thể làm "con ma" hiện hình lên mà thôi. Như ngày xưa ma hiện lên chỗ cây đa đầu làng để những người nhát gan đi chợ bán hàng sớm sợ sệt phải van vái cầu xin giúp đỡ để buôn may bán đắt trong ngày phiên chợ huyện, chợ phủ, mà kết quả chỉ có thể ở trong trí tuởng tuợng của họ mà thôi. Còn anh thì không thể làm ơn cho ai một việc gì hoặc trừng phạt ai một cái gì. Thí dụ không thể làm cho ai bị đau ốm, bị chết như ngày xưa thường nói ma làm, ma ốp, ma hại, ma vật v.v... Anh không thể mang may mắn hoặc tiền bạc đến cho ai, thí dụ không thể làm cho ai trúng số độc đắc sổ số được. Nhưng cái mà anh có thể làm được là nhìn thấy tương lai từng người, nhìn thấy những nét đại cương thôi chứ không thấy chi tiết.
Ông Hoà : Thế cũng đủ quá rồi còn mong gì hơn nữa. Biết được tương lai mình tới đâu và kết cuộc đời mình đã là một việc phi thường rồi.
Ông Bích : Theo thuyết thiên mệnh thì mọi việc ở trên đời đều do số mệnh an bài. Đã có người xưa nói : "nhất ẩm nhất thực giai do tiền đînh" nghĩa là ngay cả một cái ăn một cái uống cũng đã được định trước. Như vậy thì mỗi người phải có một "thiên thư" ở trên Trời, một hồ sơ dày ghi đời sống người đó từ lúc sanh tới lúc chết không ?
Ông Bình : Không, không phải thế. Anh chẳng được xem "thiên thư" gì ráo trọi mà anh có khả năng khi nhìn kỹ và tập trung vào gáy một người thì anh thấy những hình ảnh trong tương lai của người đó hiện lên.
Đời người giống như một mũi tên do một cái cung bắn ra để bay tới một mục tiêu nào đó. Nếu vẽ đồ biểu thì khởi điểm là O và X là mục tiêu. Lấy một điểm D nào trên đường OX, thí dụ gọi điểm D là hiện tại, nếu nhìn từ D về hướng O thì biết trên quãng đường DO đã diễn tiến ra thế nào, có những cản trở, có những thuận lợi gì. Cũng vậy, nếu từ điểm D nhìn về diểm X thì thấy mũi tên đó sẽ tới đích như thế nào, trên quãng đường DX sẽ gặp những gì thuận, những gì nghịch, hoặc không tới đích vì bị cản trở, vì sức đẩy yếu quá, hoặc tới đích mau lẹ nhanh chóng vì có sức đẩy mạnh, thuận gió, không gặp cản trở v.v... Lẽ tất nhiên đường đời không như mũi tên bay thẳng, mà có những khúc quanh, những vận tốc, những cản trở hay những thuận tiện khác nhau trước khi tới đích.
Một người dù sống tới trăm tuổi, so với vũ trụ, so với "cái gì" không bị thời gian hay không gian chi phối, thì cũng chỉ là một khoảng khắc ngắn ngủi. Một đời người, trăm năm ba vạn sáu ngàn ngày có là bao, có nghĩa gì với bề dài của vũ trụ.
Chuông đồng hồ hàng xóm thong thả điểm hai tiếng. Tuy cách xa một quảng vườn hàng chục thước mà trong nhà bà Bình cũng nghe rõ mồn một. Vào giờ này thế nào con tắc-kè ở cây da đầu đường cũng kêu lên mấy tiếng mà khi còn sống ông Bình vẫn nhại là "Bắc Kỳ ! Bắc Kỳ !". Có hôm ông kể chuyện tếu là mấy người Bắc bị đưa vào Nam làm đồn điền cao-su, không trở về làng được, chết uất ức tức tưởi nên hoá kiếp làm con tắc-kè để tối tối cứ mỗi giờ hướng về phía làng mạc xa xôi ở phương Bắc mà kêu mấy tiếng "Bắc Kỳ ! Bắc Kỳ !" thảm thiết.
Tiếng chó xủa xa xa về hướng đường Trương Minh Giảng càng làm tăng vẻ tịch mịch. Trong nhà tối om chẳng ai nhìn rõ mặt ai. Từ lúc ông Bình về đến giờ, mải mê nghe ông nên không ai để ý đến thời giờ, bây giờ ngồi lâu bỗng nhiên thấy thiếu thốn ánh sáng. Nam đang ngủ gà ngủ gật trong lòng mẹ, mở mắt thấy tối om vội kêu : "Mẹ ơi ! Tối quá, mẹ bật đèn lên !"
Bà Bích ngồi lâu quá muốn đứng dậy cũng vội tán thành ý kiến của Nam, nhưng Liên đã cản ngay :
- Mợ bật đèn lên thì chẳng nhìn thấy bố cháu đâu.
Ông Hoà : Hãy nghỉ một chút để uống nước, anh Bình có đồng ý không ?
Ông Bình : Phải đấy. Mợ Bích cứ bật đèn lên. Bây giờ cũng khuya lắm rồi, mọi người đã buồn ngủ, thôi để tối mai tôi sẽ về nói chuyện tiếp. Chào cả nhà.
Nói rồi ông đưa tay một vòng chào mọi người. Hình ông mờ dần cho đến khi tắt hẳn.
***
Cũng như tối hôm trước, đông đủ cả nhà chờ đợi ông Bình từ chập tối. Đúng 11 giờ, Liên nghe thấy tiếng ông Bình gọi, Liên thầm viễn cảm truyền ý với bố.
- Tối hôm qua bố nói bố nhìn thấy tương lai của một người, tương lai này đã được vạch ra sẵn, con thấy có một cái gì không ổn lắm. Con nghĩ rằng tương lai của mình là do mình tạo nên và tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Bố có nhớ cuốn sách của Dale Carnegie mà bố đưa cho con đọc hồi hè năm ngoái không ?
Ông Bình : Nhớ.
Liên : Trong sách đó tác giả có dẫn ra một châm ngôn của Marc Aurèle mà con cho là đúng: "Đời ta là cái mà tư tưởng ta tạo nên". Như vậy không phải là thiên định mà là do nhân định chứ ?
Ông Bình : Đồng ý. Cụ Nguyễn Du cũng viết trong Truyện Kiều câu : "Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều". Bố thích những quan niệm và những hành động tích cực của những người tạo nên thời thế hơn là những người do thời thế tạo nên, hoặc những người cúi mình theo thời thế. Cái quan niệm "gặp thời thế thế thời phải thế" chỉ là một quan niệm tiêu cực, biện hộ cho một thái độ hưởng thụ, không phải là một thái độ tranh đấu, cầu tiến.
Liên : Nếu vậy thì sao lại có chuyện coi thấy tương lai được ?
Ông Bình : Thấy được là vì thế này. Cái tương lai của mỗi người đã thực hiện rồi mới thấy được, còn như lúc đang thực hiện thì có nhiều yếu tố có thể thay đổi đảo lộn cái tương lai ấy. Theo ông Dale Carnegie thì tư tưởng mình tạo nên tương lai mình, theo cụ Nguyễn Du thì nhân định có thể thắng thiên, theo quan niệm của nhà tu hành thì làm điều lành, làm điều thiện, tu nhân tích đức, gieo cái nhân lành để mang lại cái kết quả tốt, ảnh hưởng đến tương lai của mình.
Liên : Bố nói vậy con không hiểu. Cái gì mà tương lai mỗi người đã thực hiện xong rồi mới thấy được ?
Ông Bình : Nghĩa là thế này. Bố có thể nhìn thấy trước đời một người trong khoảng thời gian ngắn. Vì bố có khả năng sống trở lại trong quá khứ và sống vượt thời gian, nên có thể biết được quá khứ hay tương lai gần của một người. Nói rõ hơn, nếu một người có khả năng vượt thời gian, thí dụ như năm nay là 1974, nếu vượt được thời gian đến năm 1980, thì biết được những gì xảy ra trong khoảng thời gian 6 năm từ 1974 đến 1980. Khả năng của bố còn non lắm, chỉ biết gần, một hai năm trước sau thôi. Các bậc siêu phàm thì thấy xa lắm, xa cả đời một người.
Sốt ruột không thấy ông Bình về, bà Bích nhìn đồng hồ rồi nói với bà Hoà:
- Hơn 11 giờ rồi mà anh Bình chưa về nhỉ.
Liên nói xong chuyện với ông Bình rồi nên trả lời :
- Thưa mợ, bố cháu đã về rồi đó, để cháu đi tắt đèn.
Căn phòng trở nên tối om. Hình dáng ông Bình lại dần dần thấy rõ. Ông Bình vui vẻ chào cả nhà.
Bà Bích : Chào anh. Hôm nay anh coi dùm tương lai chúng em ra sao ?
Ông Bình : Được rồi. Để tôi xem cho cả nhà.
Mọi người kể cả Liên đứng dậy, yên lặng hồi hộp chờ đợi. Nam đứng cạnh bà Bình. Bà Bích và bà Hoà trống ngực đánh mạnh đến nỗi hai bà có cảm tưởng những người đứng bên cạnh cũng nghe thấy.
Ông Bình đứng sau mỗi người chừng mấy phút. Sau khi đi một luợt, ông lẩm bẩm "quái lạ ! quái lạ !" và như sợ xét đoán lầm ông lại đi một lượt nữa và đứng đằng sau mỗi người một chút lâu hơn. Và lần này chắc chắn không nhầm, ông lên tiếng :
- Có một sự lạ lùng khó hiểu. Anh thấy cả nhà biến đổi chỗ ở trong khoảng một hai năm nữa. Anh đã xem kỹ thì thấy chú thím Hoà ở tại một thành phố bên Hoa Kỳ, mẹ con thằng Nam thì ở trong một căn nhà kiểu ô-ten, tại một thành phố bên Pháp, chú Yên thì ở giữa rừng với mấy trăm người trong một cái trại như trại tù, trại giam, còn cháu Liên thì ở một cái hòn đảo nhỏ chen chúc rất nhiều người. Lạ thực ! Lạ thực !
Mọi người đều nghi ngờ lời nói của ông Bình và bà Hoà đã mau miệng nói :
- Em thì chẳng thế nào đi khỏi cái đất Sài gòn này, tiền đâu mà đi và đi để làm gì. Chuyện đó chắc không thể có được.
Bà Bích : Thế còn chúng em thì sao ?
Ông Bình : A`anh quên, cậu mợ Bích ở cùng với cháu Liên trên cái đảo nhỏ xíu đông đúc đó.
Ông Yên trầm ngâm nghĩ ngợi. Ông không cho rằng ông Bình nói láo. Ông tin rằng ông Bình đã nói những gì mà ông thấy mặc dầu nó có vẻ hoang đường, khó có thể tin được. Bây giờ là tháng 7 năm 1974, theo ông Bình thì sự việc này xảy ra trong khoảng một hai năm nữa. Nếu ông Bình nói đúng thì phải có một sự kiện gì to lớn xảy ra làm đảo lộn trật tự lớn như thế. Hay là thím Hoà trúng số độc đắc rồi đi du lịch Mỹ. Còn mình sao lại ở trong một cái trại giữa rừng ? Đi hành quân với mấy trăm binh sĩ cắm trại ở giữa rừng là thường, sao lại gọi là trại giam ? Cháu Liên và hai vợ chồng cậu Bích sao lại ở một cái đảo giữa biển. Chị Bình và cháu Nam nữa. Thật là khó hiểu, phải suy nghĩ cân nhắc, chưa hoàn toàn tin vội mà phải nói với anh Bình phối kiểm lại đã.
Liên cũng lấy làm lạ chẳng hiểu sao tương lai cả gia đình lại kỳ như vậy, nhưng Liên hoàn toàn không chút nghi ngờ, tin ở bố nàng nói sự thực. Liên cũng như ông Yên ráng tìm một lý do để giải thích lời tiên đoán đó.
Bà Bình hơi ngạc nhiên về lời nói của ông Bình tuy rằng bà chẳng chú ý đến điều gì cả, nhất là những lời tiên đoán về tương lai. Từ hôm ở nhà thương Lâm Đồng về, bà chán nản và buồn rầu hết sức nên ngay cả với hiện tại, những điều xảy ra trước mắt bà cũng không chú ý, nhiều lúc như không nhìn thấy ai ở chung quanh mình và không nghe thấy lời những người nói nữa.
Tội nghiệp bà Bình ! Bà thương yêu chồng quá nên mất ông Bình bà cho là mất tất cả. Bà chán nản đến độ không còn thiết sống nữa. Nếu không vì Liên và Nam thì bà cũng chết theo ông Bình rồi. Mấy ngày nay vì ông Bình hiện về bà tham dự với mọi người chứ thực sự thì nhìn thấy ông Bình bà đau đớn chết từng khúc ruột, nát từng cõi lòng. Bà thầm oán Trời Phật sao không để bà chết cùng với ông để hai linh hồn cùng bay bổng với nhau mãi mãi.
Ông Yên : Anh Bình à. Em không nghi ngờ lời anh nói, nhưng em khó chấp nhận vì vô lý quá. Tương lai là một vấn đề phức tạp do nhiều yếu tố tạo nên mà yếu tố chính là hậu quả tất yếu của hiện tại và quá khứ. Em thắc mắc về cái khiá cạnh hợp lý và bất hợp lý của lời tiên đoán của anh. Anh có cách gì phối kiểm được không ?
Liên : Phải đấy, bố à! Con cũng đồng ý với chú Yên. Bố có cách gì phối kiểm được không ?
Ông Bình : Có chứ, nhưng bây giờ thì không thể làm được, phải đợi đến mai. Tối mai bố sẽ cho biết. Thôi bây giờ khuya rồi, mọi người đi ngủ kẻo mệt.
Nói rồi ông giơ tay chào mọi người. Hình ông mờ dần, mờ dần rồi biến hẳn.
***
Đồng hồ đầu giường chỉ 4 giờ sáng mà Liên vẫn thao thức không ngủ được. Bao nhiêu ý nghĩ đảo lộn trong óc nàng, nhất là lời tiên đoán của ba nàng. Liên loay hoay suy nghĩ mà không làm sao tìm được một lời giải thích hợp lý thoả mãn. Làm sao mà nàng lại ở một cái đảo nhỏ xíu đông đúc những chục ngàn người. Thật là mâu thuẫn chỉ có thể xảy ra trong một ác mộng. Đã đảo nhỏ lại còn đông người. Thường thì những hòn đảo nhỏ là những nơi hoang vắng, có khi không có người nào ở, như những đảo san hô ở Thái Bình Dương. Thôi chết rồi ! đảo nhỏ mà đông người thì chỉ có Côn Đảo. Như vậy là một năm nữa mình bị tù giam ở Côn Đảo rồi. Mà làm sao lại bị tù giam ở đó ? Nếu không bị tù thì chẳng bao giờ lại đặt chân lên một hòn đảo được. Từ nhỏ đến lớn nhìn thấy sông biển là đã sợ chết đuối rồi, làm sao có gan dạ để đi biển, dù là đi tàu lớn. Mà bây giờ có đi đâu xa là đi bằng máy bay chứ đâu còn có tàu biển nữa. Thật là khó hiểu !
Lại còn chú Yên nữa, chú có bao giờ làm gì bậy bạ mà có thể bị giam giữ. Cả nhà ai chẳng biết tính tình của chú. Con người thẳng thắn đạo đức như chú không thể làm điều gì bậy bạ để đến nỗi bị giam giữ cả. Hay là chú chữa bệnh cho người ta rồi bệnh nhân chết, gia đình họ thưa kiện, chú bị phạt tù chăng ? Không, không thể thế được, không có luật lệ nào bỏ tù một bác sĩ chữa bệnh mà bệnh nhân chết cả, trừ phi bác sĩ đó vô ý, sơ suất hay cố ý. Thật vô lý !
Lại còn mẹ nàng và Nam nữa. Bỗng đâu mà lại tới Pháp ở trong một cái ô-ten nhỏ. Rồi chú thím Hoà, cậu mợ Bích nữa. Thật điên cái đầu !
Thế rồi chừng đến 5 giờ sáng, Liên thiếp ngủ lúc nào không biết.
***
Những tiếng nô đùa của trẻ con dưới sân nhà đánh thức Liên dậy. Rõ ràng tiếng thằng Nam. Liên lắng tai nghe. Nam đang chơi đá banh với đứa nào hình như con của bác Đính. Liên vùng dậy, nhìn ra vườn. Đúng rồi, bác Đính ở Đà Lạt đã xuống từ hồi nào. Liên nhìn đồng hồ. Chết chửa đã gần 12 giờ trưa !
Liên rửa mặt mũi rồi xuống dưới nhà chào ông bà Đính, ra vườn tìm Cường và Thịnh là hai con bác Đính, xong vào bếp phụ với bà Tám. Mùi bếp thơm phức. Bà Tám đã thịt con gà mái tơ nhà nuôi bỏ lò rô-ti. Nhà có đàn gà nuôi trong vườn nên lúc nào cũng đủ trứng tươi ăn và khi có khách là sẵn gà thịt không phải đi mua. Từ lúc gà bán chợ nuôi bằng hoá chất, thịt bở và nhạt, thì bà Tám đã gây nuôi một đàn gà. Lúc đầu có ba con mái và một con trống mà chỉ một năm sau đã thành một bầy mấy chục con, bà Tám phải đem bán bớt chỉ để chừng mươi con thôi.
Liên rửa những quả mận và rau tươi mà bà Đính mang xuống. Nhà ông bà Đính có cái vườn nhỏ, có mấy cây mận và một khoảng đất trồng rau, nên không năm nào bà không gửi xuống cho. Mận đỏ, mận vàng, quả nào cũng mọng to, ăn ngọt lừ không biết chán. Còn những cây sà-lát, súp-lơ, su-su, su-hào mới hái ở vườn buổi sáng vẫn còn xanh tươi chưa một chút héo. Bà Tám có lần đã trồng thử rau trên một khoảng đất nhỏ trong vườn, nhưng nó mọc èo uột, không biết tại khí hậu hay tại đất, với lại mấy con gà bới quá thành hư cả, nên bà Tám thôi không trồng nữa.
Liên vào phòng khách. Ông bà Đính đang nói chuyện với mẹ nàng, hai ông bà nét mặt đăm chiêu. Mọi khi gặp Liên là không bao giờ hai ông bà không đon đả thăm hỏi, lần này thì hai ông bà chỉ gật đầu đáp lại lời chào của Liên rồi tiếp tục nói chuyện. Có lẽ mẹ nàng đã kể cho hai ông bà biết chuyện ba nàng hiện hình về tiên đoán tương lai cho cả nhà nên hai ông bà lo nghĩ.
Cơm nước xong, ông bà Đính xuống Sài-gòn thăm ông bà Bích. Liên cùng đi xuống chợ Bến Thành mua đồ. Nam mải mê đùa nghịch với hai con ông bà Đính nên chẳng nghĩ đến đòi đi theo chị.
Nam, Cường, Thịnh lên lầu chơi. Nam khoái lắm vì có bạn nên không sợ nữa. Vả chăng nó cũng không thích ngồi dưới nhà nghe bố nó nói trong căn phòng tối om, đêm nào nó cũng ngủ gà ngủ gật, nó chẳng hiểu gì cả. Đùa nghịch suốt ngày nên giờ này cả ba đều ngủ, nhất là Cường và Thịnh quen ngủ sớm.
Cả nhà quây quần chờ ông Bình từ 10 giờ là đến 11 giờ hơn vẫn chưa thấy ông xuất hiện. Chờ mãi đến 12 giờ cũng không thấy. Bà Bích thắp nhang khấn vái, Liên dùng viễn cảm truyền ý để gọi ông, nhưng đều không có hiệu quả. Mọi người đều thất vọng, nhất là ông bà Đính từ Đà Lạt xuống cốt để gặp ông Bình. Thức đến một giờ sáng, mọi người đành phải chấp nhận là ông không về, cho rằng ông bị trở ngại, nên cả nhà đi ngủ hy vọng tối hôm sau ông sẽ về.
Nhưng chẳng bao giờ ông về nữa. Chỉ có một lần, sau đó mấy tuần, Liên nghe văng vẳng từ xa, với giọng thật yếu ớt, tiếng nói của ông Bình : "Liên ! Bố đây ! Vĩnh biệt con !" thế rồi thôi. Liên truyền ý gọi lại hồi lâu mà không được.
Liên chẳng hiểu tại sao ông không về nữa, có lẽ tại ông tiết lộ "thiên cơ" nên ông bị trừng phạt hay là ông đã đi đầu thai vào kiếp khác.
Liên nhớ mãi cái buổi tối cuối cùng ông hiện về để đoán tương lai cho cả gia đình, tối hôm đó là tối hôm 17 tháng 7 năm 1974. Mọi việc xảy ra đúng như ông Bình nói đêm hôm đó. Liên hiện đang sống gần bà Bình ở Toulouse, một thành phố miền nam nước Pháp. Liên đã lấy chồng, Minh học cùng lớp ở Văn Khoa và cùng vượt biển với nàng tới đảo Poulo Bidong. Nam đang học tú tài và hy vọng trở thành một chuyên viên điện toán. Bà Bình làm thư ký cho một hãng buôn. Trong nhà bà, trên cái nóc tủ sách bầy thành bàn thờ, bức ảnh của ông Bình chụp lúc ngoài 20 tuổi, bức ảnh kỷ niệm hai người trao đổi khi mới yêu nhau.
Ông Yên sau ba năm học tập cải tạo được thả về, ông đã vượt biên cùng ông bà Đính và ông bà Bích hiện ở tại thành phố Anaheim tiểu bang Cali bên Mỹ. Chỉ có gia đình ông bà Hoà và bà Bình, Nam là di tản bằng máy bay ngày 28 tháng tư 75. Bà Bình sang được Mỹ rồi xin sang Pháp ở.
Thỉnh thoảng Liên mơ thấy ông Bình nhưng chẳng bao giờ ông xuất hiện.
Tô Vũ viết theo lời kể của Liên tại Ba Lê mùa thu năm 1981.
Tô Vũ